Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa ngƣời đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 48 - 50)

mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dƣợng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (khoản 4 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)

Theo hướng dẫn tại Mục 1 điểm c.4 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000, quy định khoản 4 Điều 10 được hiểu là cấm kết hôn:

- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

- Giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;

- Giữa những người đã từng là bố chồng với con dâu;

- Giữa những người đã từng là mẹ vợ với con rể;

- Giữa những người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ;

- Giữa những người đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng.

Để xác định những người kết hơn có những mối quan hệ trên cần dựa vào quyết định công nhận nuôi con nuôi hoặc giấy chứng nhận kết hơn do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Hai người chỉ coi là có quan hệ là cha mẹ nuôi với con nuôi khi đã có quyết định nhận ni con ni. Trong trường hợp xác định người có quan hệ giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng phải căn cứ vào giấy chứng nhận kết hôn. Một người đàn bà chỉ được coi là con dâu của một người đàn ơng khi họ có giấy chứng nhận kết hôn với con trai của người đàn ơng đó. Một người đàn ơng chỉ được coi là bố dượng của một cô gái khi người đó có giấy chứng nhận kết hơn với mẹ của cơ gái đó…

Trong trường hợp cấm kết hơn này, Luật HN&GĐ năm 1986 quy định có điểm khác với Luật HN&GĐ năm 2000. Luật HN&GĐ năm 1986 không đề cập đến việc kết hôn của những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng và cũng khơng có quy định cấm họ kết hơn với nhau. Xét về mặt thực tế thì những người này khơng có quan hệ huyết thống nhưng giữa họ đã từng có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng. Hơn nữa, trên thực tế dựa vào các quy tắc đạo đức và thuần phong mỹ tục thì khơng thể chấp nhận việc kết hôn giữa những người trước đây từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, mẹ kế với con riêng của chồng, bố vợ với con riêng của vợ. Do đó, Luật HN&GĐ năm 2000 đã bổ sung thêm quy định cấm kết hôn đối với những trường hợp này nhằm mục đích bảo đảm thuần phong mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội và truyền thống của gia đình Việt Nam, góp phần bảo vệ nền tảng đạo đức, sự trong sáng, lành mạnh và tôn ti trật tự trong quan hệ gia đình mang bản sắc luân lý đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Đó cũng là cơ sở chắc chắn để đảm bảo sự bền vững, hạnh phúc của gia đình. Ngồi ra, cịn nhằm ngăn chặn những trường hợp lợi dụng mối quan hệ phụ thuộc để ép buộc đối phương phải kết hơn với mình.

Ngay từ thời cổ, việc kết hơn trái với luân thường đạo lý đã được pháp luật quy định hết sức nghiêm khắc. Quốc triều hình luật quy định: "Người vơ lại lấy cơ, dì, chị em gái, kế nữ (con gái riêng của vợ), người thân thích, đều

phỏng theo luật gian dâm mà trị tội" [76, Điều 319], "là anh, là em, là học trò mà lấy vợ của em, của anh, của thầy học đã chết, đều xử tội lưu; người đàn bà bị xử giảm một bậc; đều phải ly dị" [76, Điều 324].

Pháp luật các nước trên thế giới cũng đặt ra quy định cấm đối với trường hợp này, tuy nhiên, trong một phạm vi nhất định nào đó, ví dụ như pháp luật Thái Lan: "Người nhận nuôi không được kết hôn với con nuôi" [3, Điều 1451].

Pháp luật Việt Nam, kế thừa phong tục tập quán, truyền thống gia đình người Việt, bảo đảm trật tự gia đình đã quy định phạm vi cấm kết hôn giữa những người nói trên. Đây vừa là quy định của pháp luật vừa là quy tắc đạo đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)