Bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ở Việt Nam (Trang 48 - 50)

Theo qui định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Chứng khốn năm 2006 thì "Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khốn". Có nghĩa là Luật Chứng khốn đã qui định mở rộng hình thức thị trường giao dịch chứng khốn, khơng chỉ giới hạn về mặt địa lý mà thừa nhận cả hình thức trao đổi thơng tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán cũng là hình thức của thị trường giao dịch chứng khoán. Đây là một điểm mới quan trọng của Luật Chứng khoán, tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc hình thành một thị trường giao dịch qua mạng (thị trường OTC) ở Việt Nam trong thời gian tới.

Quyền thực hiện các giao dịch mua, bán chứng khoán là một trong những quyền cơ bản của NĐT. Đó là một nội dung quan trọng của quyền sở hữu chứng khoán của NĐT. NĐT khi sở hữu một loại chứng khốn nào đó thì họ có tồn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và hưởng lợi do việc sở hữu chứng khoán mang lại.

Theo qui định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì "cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần đã được thanh toán đầu đủ và được ghi trong sổ cổ đông của công ty, trừ một số trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo qui định của pháp luật và điều lệ của công ty" [13].

Hiện nay, Luật Chứng khoán năm 2006 điều chỉnh có hệ thống về các điều kiện giao dịch, về hoạt động tổ chức, quản lý điều hành việc mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung còn giao dịch CKCNY chưa được điều chỉnh bằng các qui định trong Luật Chứng khoán và văn bản pháp luật liên quan, hoạt động giao dịch diễn ra một cách tự do tùy thuộc vào người mua bán cổ phiếu và chủ thể phát hành.

Có cơng ty ủy thác cho một cơng ty chứng khốn quản lý sổ cổ đông hoặc việc chuyển nhượng thông qua công ty chứng khốn. Mục đích đến

CTCK nhằm để xác định số lượng cổ phần chuyển nhượng có nằm trong phần bị khống chế chuyển nhượng không, mặt khác cũng xác định số lượng cổ phần có thuộc sở hữu của người bán khơng? Thủ tục bao gồm giấy đăng ký chuyển nhượng cổ phần, bản sao giấy chứng minh nhân dân, sổ cổ đông của người bán. CTCK này sẽ xác nhận đã làm thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu và hẹn ngày để người mua lên nhận sổ.

Trường hợp mua bán trực tiếp thì hai bên viết giấy tờ mua bán và có xác nhận của Hội đồng quản trị thì việc mua bán này mới hoàn tất.

Như vậy, việc chuyển nhượng trên thị trường CKCNY hiện nay được thực hiện theo qui định về quyền sở hữu tài sản, hợp đồng mua bán, nguyên tắc mua bán của Bộ luật dân sự 2005 về. Người nhận chuyển nhượng chỉ được coi là chủ sở hữu cổ phần sau khi đã việc sở hữu cổ phần đó được đăng kí vào sổ đăng ký cổ đơng của cơng ty. Luật Doanh nghiệp năm 2005 có qui định giao cho Chính phủ hướng dẫn việc chào bán cổ phần riêng lẻ, tuy nhiên mới ở hình thức Dự thảo nên chưa có qui định cụ thể về vấn đề này.

Tùy thuộc vào loại cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ mà pháp luật sẽ đảm bảo các quyền sau nằm trong quyền sở hữu của nhà đầu tư:

- Quyền tham dự và phát biểu trong các đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền.

- Quyền được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

- Quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.

- Ngồi ra, cịn có quyền kiểm tra thơng tin liên quan đến cổ đông trong danh sách cổ đông đủ tư cách tham gia đại hội đồng cổ đông và yêu cầu sửa đổi các thơng tin khơng chính xác, quyền được nhận một phần tài

sản cịn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào cơng ty trong trường hợp công ty giải thể…

Tuy nhiên, trên thực tế một số doanh nghiệp hoạt động dựa trên Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Chứng khốn năm 2006 thì cịn phải chịu điều chỉnh của Luật chuyên ngành. Ví dụ các tổ chức tín dụng, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, mỗi khi tổng mức chuyển nhượng cổ phần có ghi tên của một ngân hàng thương mại cổ phần quá 20% vốn điều lệ phải xin phép Ngân hàng nhà nước. Như vậy, vơ hình chung trong thời gian trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thì quyền chuyển nhượng của cổ đơng bị hạn chế vì ngân hàng thương mại đó chưa xác nhận thủ tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ở Việt Nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)