ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ở Việt Nam (Trang 55 - 58)

Ở nước ta, để phát triển một thị trường OTC có tổ chức, có trật tự và bảo đảm quyền lợi của NĐT thì điều vơ cùng quan trọng là trước tiên phải đưa ra được các định hướng, nguyên tắc cơ bản đúng đắn mang tính định hướng việc phát triển thị trường nếu không sẽ dẫn đến việc phát triển tự phát không đảm bảo một thị trường hiệu quả và không đáp ứng được mục tiêu thị trường đặt ra. Trong điều kiện hiện nay ở nước ra, việc xây dựng và phát triển thị trường OTC cần phải dựa trên các định hướng sau:

Thứ nhất: Thị trường OTC được tổ chức với mục đích thu hẹp thị

trường giao dịch chứng khoán tự do - nơi những giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư gặp rủi ro lớn do không được cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về loại chứng khốn mà mình giao dịch và khả năng giả mạo chứng khoán, việc thanh toán chậm trễ thậm chí khơng hồn tất được thanh toán giao dịch do lừa đảo là khá lớn.

Đây là một trong những mục tiêu cũng như yêu cầu lớn nhất khi tổ chức thị trường OTC. Thực tiễn thời gian qua hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do, chủ yếu là thị trường cổ phiếu cho thấy nhà đầu tư không được cung cấp thơng tin một cách chính thức về tổ chức phát hành, khơng được đối xử bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ môi giới, chứng khốn khơng được lưu ký tập trung nên thời gian thanh tốn kéo dài, tính thanh khoản thấp.

Thứ hai: Thị trường OTC là một bộ phận thống nhất của thị trường

sát hoạt động, khơng theo mơ hình tổ chức tự quản. Bên cạnh thị trường giao dịch tập trung, thì việc tổ chức thị trường OTC tại TTGDCK như một bước đi hoàn chỉnh tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam với các khu vực thị trường dành cho các loại chứng khoán khác nhau.

Thứ ba: Theo xu hướng chung trên các thị trường chứng khoán ở các

nước trên thế giới hiện nay, thị trường OTC của Việt Nam cần được tổ chức các phương thức giao dịch hỗn hợp khơng chỉ có phương thức giao dịch dựa trên cơ sở nhà tạo lập thị trường như thị trường OTC ban đầu của Hoa Kỳ nhằm mục tiêu là tạo ra tính thanh khoản cao nhất cho các chứng khoán được giao dịch trên thị trường này cũng như thu hút các chứng khoán đưa vào giao dịch tại thị trường OTC có tổ chức. Việc tổ chức giao dịch hỗn hợp sẽ thảo bỏ được tính cứng nhắc trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường, giải quyết được vướng mắc hiện nay đang gặp phải, đó là dịch vụ giao dịch mà chúng ta cung cấp chưa đáp ứng được cái mà thị trường cần.

Thứ tư: Thị trường OTC chỉ hoạt động và phát triển tốt khi nó chứng

minh được hiệu quả và tính hơn hẳn so với giao dịch tại thị trường tự do do đó hoạt động giao dịch, công bố thông tin, giám sát và thanh toán của thị trường OTC phải được thực hiện trên cơ sở tự động hóa hồn tồn nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí tiếp cận thị trường của nhà đầu tư cũng như chi phí giao dịch của các thành viên giao dịch là các công ty môi giới chứng khoán. Thị trường OTC đươc tổ chức để đáp ứng nhu cầu giao dịch chứng khốn do cơng ty phát hành thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ, lịch sử hoạt động kinh doanh chưa dài, tính đại chúng kém hơn so với các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch, do đó tự động hóa giao dịch và các dịch vụ liên quan trên thị trường OTC sẽ dẫn đến chi phí giao dịch thấp cho cả NĐT lẫn cơng ty mơi giới chứng khốn, rút ngắn thời gian cho mỗi giao dịch và tác dụng tiếp theo của điều đó là thu hút thêm NĐT tham gia thị trường.

Thứ năm: Phát triển thị trường OTC trên cơ sở phù hợp với các tiêu

chuẩn và thơng lệ quốc tế để có thể từng bước hội nhập với thị trường thế giới. Tiêu chuẩn về thông lệ quản trị công ty tốt nhất đã từng bước được giới thiệu và áp dụng tại Việt Nam. Đây là một thuận lợi khi xây dựng thị trường OTC ở Việt Nam giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng hội nhập với thị trường thế giới và là bàn đạp cho những doanh nghiệp nào muốn niêm yết tại sàn chứng khốn nước ngồi.

Tóm lại, việc phát triển thị trường trên cơ sở lý luận bằng pháp luật, tạo điều kiện để thị trường hoạt động và phát triển, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể tham gia thị trường và có các chính sách khuyến khích giúp thị trường phát triển.

Và trên cơ sở đó thì nội dung của pháp luật về quản lý giao dịch thị trường OTC sẽ phải bao gồm các nội dung sau:

- Cơ chế tổ chức thị trường: Phải xác định rõ ai là chủ thể tổ chức thị trường như Nhà nước thành lập, UBCKNN thành lập hay do các tổ chức khác thành lập và UBCKNN cấp phép.

- Các vấn đề về tổ chức và hoạt động của thị trường:cơ cấu tổ chức, quản trị và điều hành thị trường, mục tiêu và các nguyên tắc hoạt động của thị trường.

- Thành viên của thị trường, quyền và nghĩa vụ của các thành viên. - Hàng hóa của thị trường.

- Cơ chế bù trừ và thanh toán các giao dịch.

- Cơ chế quản lý hoạt động công bố thông tin thị trường.

- Cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm liên quan tới hoạt động giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ở Việt Nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)