Hiện nay Luật Chứng khoán năm 2006 chỉ qui định một số điều về quản lý công ty đại chúng. Cụ thể là:
- Chứng khốn của cơng ty đại chúng phải được đăng ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán [14, Điều 52].
- Chứng khốn của cơng ty đại chúng phải được lưu ký tập trung tại TTLKCK trước khi thực hiện giao [14, Điều 53].
- Việc chuyển quyền sở hữu đối với các loại chứng khoán đã đăng ký tại TTLKCK được thực hiện qua TTLKCK [14, Điều 54].
- Trường hợp chứng khoán đã được lưu ký tập trung tại TTLKCK, việc chuyển quyền sở hữu chứng khốn có hiệu lực vào ngày thực hiện bút toán ghi sổ trên tài khoản lưu ký chứng khoán tại TTLKCK [14, Điều 54].
Như vậy, hoạt động phát hành chứng khốn của cơng ty đại chúng đã có sự quản lý của cơ quản quản lý nhà nước về mặt nguyên tắc chứ chưa cần có qui chế cho TTGDCK Hà Nội.
Cụ thể hóa hơn Luật Chứng khốn năm 2006, Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 hướng dẫn Điều 9 điểm 4, chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm
yết mà chưa niêm yết tại TTGDCK được giao dịch tại cơng ty chứng khốn và chuyển kết quả giao dịch thông qua TTGDCK để thanh tốn thơng qua TTLKCK.
Đồng thời, Luật Doanh nghiệp năm 2005 có đề cập đến việc chào bán cổ phần riêng lẻ [13, Điều 87] trong khi đó Luật Chứng khốn năm 2006 mới chỉ giải quyết được hoạt động chào bán cổ phần rộng rãi ra cơng chúng. Tháng 12 /2007 Bộ Tài chính đã soạn thảo dự thảo Nghị định quy định hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ, với 7 chương, 27 điều có nội dung:
Việc chưa thể quản lý chặt chẽ thị trường OTC, theo nhận định của Bộ Tài chính, có khá nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là hệ thống luật pháp thiếu đồng bộ. Đơn cử, trước thời điểm 1/1/2007 (Luật Chứng khốn năm 2006 có hiệu lực), việc chào bán chứng khốn ra cơng chúng của DNNN cổ phần hóa, ngân hàng thương mại và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khơng được thực hiện theo các tiêu chuẩn công bố thơng tin cơng khai, minh bạch và vẫn chưa có sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
Ngay cả sau khi Luật Chứng khốn năm 2006 có hiệu lực thì việc quản lý doanh nghiệp chào bán chứng khốn ra cơng chúng vẫn tiếp tục gặp khó khăn do nguyên nhân từ hệ thống luật pháp, như chưa có văn bản hướng dẫn việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ ngoại trừ Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 29/05/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/2008/CT-TTg ngày 23/06/2008 về việc tăng cường các biện pháp quản lý để phát triển bền vững thị trường chứng khoán. Theo chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu việc chào bán chứng khốn ra cơng chúng phải đăng ký với UBCKNN. Mọi trường hợp chào bán chứng khốn vi phạm pháp luật phải bị đình chỉ và xử phạt theo quy định. Ngoài ra, tổ chức phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, hoặc cơ quan quản lý cấp phép hoạt động về phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Cụ thể sẽ là Ngân hàng Nhà nước quản lý chào bán cổ phiếu riêng lẻ đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính cổ phần, Bộ Tài chính quản lý các cơng ty cổ phần bảo hiểm. UBCKNN quản lý các công ty đại chúng và cơng ty cổ phần chứng khốn, còn Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý các doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp không phải pháp nhân Việt Nam không được chào bán chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp thực hiện lộ trình cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Các công ty cổ phần đại chúng, bao gồm các công ty niêm yết thực hiện chế độ kiểm tốn, cơng bố thông tin, quản trị công ty theo qui định của pháp luật.
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán bất hợp pháp. Các hoạt động cung cấp thông tin, nhu cầu mua, bán, giá cả chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng phải tuân thủ đúng qui định. Đồng thời yêu cầu các DNNN không sử dụng vốn đầu tư của chủ sở hữu, quĩ đầu tư phát triển và nguồn vốn xây dựng cơ bản để tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần của các quĩ đầu tư chứng khốn, cơng ty đầu tư chứng khoán.