Công ty mẹ của tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam sang mô hình công ty mẹ - công ty con (Trang 35 - 39)

Xét trên khía cạnh kinh tế và theo truyền thống của các nƣớc có nền kinh tế phát triển về mô hình công ty mẹ - công ty con thì công ty mẹ (hay còn gọi là công ty quản lý vốn) đƣợc hiểu là một công ty nắm giữ cổ phần kiểm soát (cũng có thể là cổ phần thiểu số) trong một hoặc nhiều công ty khác (gọi là công ty con). Công ty mẹ đóng vai trò là công ty đầu tƣ tài chính, công ty mẹ nắm giữ một tỷ lệ vốn cổ phần nhất định, tức là đầu tƣ vốn vào công ty con. Trên thực tế, công ty mẹ có thể biểu hiện dƣới hai hình thức là:

1. Công ty mẹ là công ty lớn nhất chi phối các công ty thành viên, qua đó chi phối cả tập đoàn, trong đó công ty mẹ vừa làm nhiệm vụ của một công ty đầu tƣ vốn, vừa có các hoạt động kinh doanh khác;

2. Công ty mẹ là một công ty tài chính sở hữu vốn trong các công ty thành viên và thuần tuý hoạt động trong lĩnh vực đầu tƣ tài chính. Trong các điều kiện cụ thể của Việt Nam, do sự phát triển còn hạn chế của thị trƣờng chứng khoán, hình thức biểu hiện thứ nhất dễ xây dựng và có ƣu thế hơn, phù hợp hơn. Do vậy, giai đoạn đầu mô hình công ty mẹ - công ty con mới đƣợc áp dụng trên thực tế, các công ty mẹ sẽ là những công ty phi tài chính. Sau này, khi mô hình công ty mẹ - công ty con đã phát triển sẽ xuất hiện công ty mẹ là công ty tài chính trong các tập đoàn.

Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc năm 2003 không đƣa ra khái niệm về công ty mẹ, công ty con trong phần giải thích từ ngữ. Các khái niệm này đƣợc quy định tại mục 2 chƣơng V của Luật. Theo các Điều 55 và 56 thì công ty mẹ đƣợc hiểu là công ty nhà nƣớc giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác, có quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty nhà nƣớc quy định tại chƣơng III của Luật. Để làm rõ hơn định nghĩa về công ty mẹ, tại Điều 19 Nghị định

154/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 quy định rằng: “Công ty mẹ là công ty nhà nƣớc, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc và Nghị định này; đƣợc hình thành từ việc chuyển đổi, tổ chức lại Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, công ty nhà nƣớc độc lập hoặc trên cơ sở một công ty đầu tƣ, mua cổ phần, góp vốn và các nguồn lực khác vào các công ty con, công ty liên kết;…”

Nhƣ vậy, về mặt loại hình doanh nghiệp, công ty mẹ luôn đƣợc khẳng định là công ty nhà nƣớc, tổ chức và hoạt động, hƣởng các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc. Công ty mẹ có tƣ cách pháp nhân, có tài sản, tên gọi, bộ máy quản lý riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam. Công ty mẹ sử dụng tài sản của mình để đầu tƣ, góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết hình thành các công ty con, công ty liên kết. Từ đó, công ty mẹ nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ của công ty thành viên hoặc nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối, vốn góp chi phối ở công ty khác, có quyền chi phối đối với công ty đó. Quyền chi phối là quyền quyết định đối với nhân sự chủ chốt, tổ chức quản lý, thị trƣờng và quyết định quản lý quan trọng khác của công ty hoặc sử dụng quyền biểu quyết của mình với tƣ cách là một cổ đông, bên góp vốn, sử dụng bí quyết công nghệ tác động đến việc thông qua hoặc không thông qua các quyết định quan trọng của công ty mà mình có cổ phần, vốn góp.

Vận dụng những quy định trên, tại Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số 06/2006/QĐ-TTG ngày 09/01/2006 về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam thì công ty mẹ có tên gọi là Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (đƣợc gọi tắt là Tập đoàn). Tập đoàn là “một công ty nhà nƣớc, có tƣ cách pháp nhân, biểu tƣợng, Điều lệ tổ chức và hoạt động, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc, ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ hạch toán và hoạt động theo Luật Doanh

nghiệp nhà nƣớc; chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp luật và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam”.

Công ty mẹ của tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam có tên gọi là Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (tên viết tắt tiếng Anh là VNPT). Do đó, tập đoàn là một công ty nhà nƣớc, có tƣ cách pháp nhân. Điều này có thể gây nhầm lẫn khi hiểu tập đoàn là một tổ hợp các công ty, nhóm các công ty có gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, thị trƣờng… có tƣ cách pháp nhân chung. Theo lý thuyết kinh tế và pháp lý thì một tổ hợp công ty đƣợc gọi là tập đoàn kinh tế không có tƣ cách pháp nhân. Việc gọi tên công ty mẹ là tập đoàn hiện đang là xu hƣớng của các Tổng công ty do nhà nƣớc đầu tƣ và thành lập khi chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con tại nƣớc ta. Xu hƣớng này đã đƣợc luật hoá tại Điều 38 khoản 3 Nghị định 154/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nƣớc và chuyển đổi tổng công ty nhà nƣớc, công ty nhà nƣớc độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Ví dụ nhƣ Tổng công ty Than Việt Nam khi chuyển đổi cũng lấy tên công ty mẹ là Tập đoàn than Việt Nam, Tổng công ty Dệt may cũng có tên công ty mẹ là Tập đoàn Dệt may Việt Nam khi chuyển đổi hình thức hoạt động. Sở dĩ có điều này là vì các Tổng công ty không muốn mất đi tên giao dịch (hay còn hiểu là thƣơng hiệu) vốn đã quen thuộc với các đối tác trong và ngoài nƣớc. Điều này cũng dễ thông cảm nhƣng có thể gây hiểu nhầm cho những ai lần đầu biết đến tên của các tập đoàn này.

Tập đoàn VNPT đƣợc hình thành trên cơ sở tổ chức lại cơ quan Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (văn phòng và các bộ phận giúp việc), Công ty Viễn thông Liên tỉnh, Công ty Viễn thông quốc tế và một bộ phận của Công ty Tài chính Bƣu điện. Đây là sự vận dụng Điều 31 khoản 1 mục b của Nghị định số 154/2004/NĐ-CP quy định về phƣơng thức chuyển đổi, tổ chức lại tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Căn cứ

vào đặc thù kinh doanh của ngành Bƣu chính Viễn thông, kinh doanh mạng viễn thông đƣờng trục là có ƣu thế mạnh nhất của ngành, ảnh hƣởng trực tiếp đến các hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông và đặc biệt đây là lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia, nhà nƣớc cần đầu tƣ nên nhà nƣớc cần nắm giữ 100% vốn. Hiện nay, các hoạt động kinh doanh này đang đƣợc giao cho Công ty Viễn thông liên tỉnh và Công ty Viễn thông quốc tế thực hiện. Các công ty này đều là các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam. Vì vậy khi thực hiện chuyển đổi hình thức hoạt động, các công ty này cần đƣợc đƣa về công ty mẹ. Hơn nữa trong các doanh nghiệp thành viên hiện tại của Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam thì chƣa thực sự có một đơn vị nào có khả năng tài chính đủ chi phối các thành viên khác. Chỉ khi nắm toàn bộ vốn của Tổng công ty mới có đủ lực để chi phối các công ty khác. Điều này cũng là hiện trạng chung của các Tổng công ty khác khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định chuyển đổi hình thức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Do đó, cũng giống với Tổng công ty Than và Tổng công ty Dệt may, Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam lựa chọn Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị có hoạt động kinh doanh chính của ngành để trở thành công ty mẹ - tập đoàn.

Theo Quyết định 58/2005/QĐ-TTG ngày 23/3/2005 về việc phê duyệt đề án thí điểm hình thành tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam thì tập đoàn “có chức năng đầu tƣ tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, nghiệp vụ, công nghệ thƣơng hiệu, thị trƣờng; trực tiếp quản lý, kinh doanh mạng lƣới viễn thông đƣờng trục và bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ công ích do nhà nƣớc giao”. Với chức năng nhiệm vụ này và cơ cấu tổ chức của công ty mẹ - tập đoàn, đòi hỏi các bộ phận của công ty mẹ cũng nhƣ cơ chế lãnh đạo điều hành của VNPT phải hết sức khoa học thì mới có thể phát huy đƣợc những ƣu thế của mô hình công ty

mẹ - công ty con, khắc phục đƣợc những điểm yếu của hình thức Tổng công ty trƣớc đây.

Nhƣ vậy, công ty mẹ - tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam là một công ty nhà nƣớc, có cơ cấu tổ chức và hoạt động, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003. Mặc dù đến ngày 1/7/2006, Luật Doanh nghiệp 2005 sẽ thay thế Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 nhƣng các công ty nhà nƣớc đƣợc thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 sẽ có thời hạn 4 năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực để thực hiện chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trong thời hạn chuyển đổi, các công ty nhà nƣớc vẫn đƣợc tiếp tục áp dụng Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 với các quy định mà Luật Doanh nghiệp không đề cập tới. Điều này có nghĩa rằng, bản chất công ty nhà nƣớc của công ty mẹ - tập đoàn, các quyền và nghĩa vụ của công ty mẹ - tập đoàn sẽ đƣợc thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam sang mô hình công ty mẹ - công ty con (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)