Về xây dựng cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển mô hình các công ty mẹ công ty con nhiều cấp (công ty mẹ trong công ty mẹ)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam sang mô hình công ty mẹ - công ty con (Trang 79 - 86)

các công ty mẹ - công ty con nhiều cấp (công ty mẹ trong công ty mẹ)

Theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003, các công ty nhà nƣớc có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính, nắm giữ bí quyết công nghệ hoặc thị trƣờng và sử dụng các tiềm lực tài chính, bí quyết công nghệ hoặc thị trƣờng, đã đầu tƣ và chi phối doanh nghiệp khác, đáp ứng các yêu cầu về cơ cấu thành viên thì có thể chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Hiện tại có không ít các doanh nghiệp nhà nƣớc là thành viên của Tổng công ty nhà nƣớc đáp ứng đủ các điều kiện chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo quy định nói trên. Trên thực tế đã có Tổng công ty mà cả Tổng công ty lẫn doanh nghiệp nhà nƣớc thành viên đều có quyết định chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Từ đó đặt ra một số vấn đề pháp lý cần giải quyết. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003, nếu Tổng công ty chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì các doanh nghiệp thành viên, mặc dù có quyết định chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con, sẽ phải: chuyển đổi hình thức pháp lý để trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên do công ty mẹ nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ; hoặc chuyển hình thức sở hữu thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên mà công ty mẹ nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối; hoặc tách ra khỏi công ty mẹ để chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con mới; hoạt động độc lập trong mô hình công ty mẹ - công ty con thứ nhất. Điều 55 Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 không cho phép trong cơ cấu của công ty mẹ (công ty mẹ cấp 1) có công ty con là một công ty mẹ nhà nƣớc (công ty mẹ cấp 2). Tuy nhiên trên thực tế lại có nhu cầu cần duy trì công ty mẹ cấp 2 trong cơ cấu công ty mẹ cấp 1 đƣợc

chuyển đổi từ các Tổng công ty nhà nƣớc để xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh.

Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam khi đƣợc hình thành cũng có mô hình công ty mẹ - công ty con trong công ty mẹ - công ty con. Theo Quyết định 58/2005/QĐ-TTg và Quyết định 06/2006/QĐ-TTg thì các Tổng công ty viễn thông vùng là công ty con của tập đoàn VNPT và đƣợc tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tuy nhiên trong các Quyết định này không nêu cụ thể về hình thức của các Tổng công ty Viễn thông vùng thuộc loại hình nào, công ty nhà nƣớc (đƣợc tổ chức dƣới dạng tổng công ty) hay công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Điều này đang đƣợc cân nhắc và xem xét để lựa chọn loại hình cho Tổng công ty Viễn thông vùng. Nếu Tổng công ty Viễn thông vùng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì Tổng công ty sẽ có các công ty con hạch toán độc lập do Tổng công ty Viễn thông đầu tƣ vốn và quản lý theo đúng tính chất “mẹ - con”. Với hình thức này sẽ không còn tồn tại cơ chế “giao vốn” nhƣ trong mô hình Tổng công ty trƣớc đây, mà khi đó chỉ tồn tại quan hệ “đầu tƣ vốn”. Nếu Tổng công ty Viễn thông vùng đƣợc tổ chức là công ty nhà nƣớc độc lập thì Tổng công ty sẽ chỉ có các chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Khi đó, Tổng công ty Viễn thông này mang dáng dấp giống nhƣ một Tổng công ty 90 của nhà nƣớc mà trên nó là tập đoàn VNPT thay cho Bộ chủ quản của Tổng công ty 90.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề này và vẫn đảm bảo tiến độ của quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc theo Nghị quyết Trung ƣơng 3 khoá IX, trƣớc mắt cần phải ban hành quy định tạm thời cho phép công ty mẹ đƣợc chuyển đổi từ các Tổng công ty nhà nƣớc có các công ty con mà các công ty này sẽ là công ty mẹ của các công ty khác. Các công ty mẹ trong công ty mẹ đƣợc tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, tạo sự thống nhất trong hành lang pháp lý hoạt động của toàn tập đoàn. Các quy định này nên phân

định cụ thể mối quan hệ giữa công ty mẹ cấp 1 với công ty mẹ cấp 2 trong lĩnh vực đầu tƣ vốn, quyền chi phối của công ty mẹ, các nghĩa vụ của công ty mẹ cấp 2 trong việc nhận vốn và sử dụng nguồn vốn đó để đầu tƣ vào các công ty con của mình. Điều này đòi hỏi phải đƣợc thể hiện rõ trong các hƣớng dẫn về quy chế quản lý tài chính, không chỉ của công ty mẹ cấp 1 mà của cả công ty mẹ cấp 2. Từ đó, xây dựng và ban hành nền tảng pháp lý cho sự hình thành, tổ chức và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Hiện nay, cơ sở pháp lý cho tập đoàn kinh tế chỉ có một vài điều khoản tại Luật Doanh nghiệp 2005. Điều này là quá sơ sài cho chủ trƣơng hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh ở nƣớc ta hiện nay. Các Nghị định hƣớng dẫn về Luật Doanh nghiệp 2005 cần quy định cụ thể, rõ ràng về tập đoàn kinh tế và các vấn đề liên quan đến tập đoàn kinh tế.

Ngoài ra, khi quy định về việc đƣợc phép hình thành công ty mẹ - công ty con trong mô hình công ty mẹ - công ty con cần có các tiêu chí cụ thể những Tổng công ty nào đủ điều kiện để đƣợc phép có công ty mẹ - công ty con trong mô hình công ty mẹ - công ty con. Các tiêu chuẩn này nên dựa trên quy mô vốn của Tổng công ty đƣợc chuyển đổi, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh và thị trƣờng kinh doanh của Tổng công ty, các chỉ số liên quan đến hiệu quả kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận của Tổng công ty và các công ty thành viên chủ chốt của Tổng công ty có khả năng trở thành công ty mẹ cấp 2 trong công ty mẹ cấp 1. Điều này là cần thiết vì việc quản lý mô hình công ty mẹ - công ty con trong đó có công ty mẹ - công ty con là phức tạp. Mặc dù thực hiện chủ trƣơng hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh là cần thiết nhƣng không thể thành lập ồ ạt, mà ngƣợc lại, phải có các điều kiện pháp lý cụ thể để áp dụng mô hình này. Nếu không có những điều kiện này thì khi cho phép thành lập theo mô hình nhƣng lại không có đủ khả năng quản lý và điều hành, không có tiềm lực tài chính và vốn để phát huy hiệu quả tổng thể các nguồn

vốn tại mô hình sẽ tạo ra sự ảnh hƣởng dây chuyền đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị trong tập đoàn nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.

Tóm lại, trong thời gian tới chúng ta cần giải quyết các vấn đề sau để đảm bảo khung pháp lý cho mô hình công ty mẹ - công ty con:

- Trƣớc hết là ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp. Việc này cần làm ngay để khi Luật có hiệu lực thì cũng có văn bản hƣớng dẫn để áp dụng, tránh tình trạng luật đã có nhƣng không thể triển khai áp dụng trên thực tế vì không có văn bản hƣớng dẫn. Đặc biệt, văn bản hƣớng dẫn Luật Doanh nghiệp cần quy định chi tiết về lộ trình chuyển đổi các công ty nhà nƣớc sang loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp, các bƣớc chuyển đổi và trình tự chuyển đổi. Văn bản hƣớng dẫn cần dự liệu đƣợc các trƣờng hợp chuyển đổi nhƣ trƣờng hợp công ty nhà nƣớc là công ty mẹ thì thời điểm nào phải chuyển. Theo chúng tôi, nên phân đoạn thời gian chuyển căn cứ vào thời điểm thành lập của công ty mẹ. Nếu công ty mẹ đƣợc thành lập trƣớc ngày 1/7/2006 thì sau thời gian bao lâu phải chuyển sang loại hình doanh nghiệp khác, nếu thành lập sau ngày 1/7/2006 thì đƣợc quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp nhƣ thế nào?

- Sửa đổi Nghị định 153/2004/NĐ-CP theo hƣớng mở rộng và quy định cụ thể các tiêu chí để hình thành công ty mẹ, các hình thức pháp lý và sở hữu của công ty mẹ, bổ sung những nội dung về áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con trong trƣờng hợp công ty mẹ không do nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ, việc tổ chức lại công ty mẹ - công ty con (sáp nhập, hợp nhất, chia, tách), giải thể và phá sản.

- Chính phủ nên sớm ban hành các quy định chi tiết về tập đoàn kinh tế nhƣ khái niệm, loại hình, cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành của tập đoàn kinh tế, các điều kiện để đƣợc coi là tập đoàn kinh tế. Điều này cần làm để tránh sự

nhầm lẫn giữa tên gọi tập đoàn kinh tế của mô hình công ty mẹ - công ty con với hình thức tổ hợp các công ty gọi là tập đoàn kinh tế.

- Nghị định 199/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 3/12/2004 về việc ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nƣớc và quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác là cơ sở pháp lý để các công ty mẹ là công ty nhà nƣớc thực hiện xây dựng quy chế quản lý tài chính khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tuy nhiên, những quy định này chỉ có thể áp dụng trong phạm vi quản lý tài chính của nội bộ công ty mẹ mà chƣa thể áp dụng khi quy định các mối liên kết tài chính giữa công ty mẹ với các công ty thành viên của tập đoàn. Bên cạnh Nghị định 199/2004/NĐ-CP, các chuẩn mực kế toán, các văn bản hƣớng dẫn liên quan đến chế độ tài chính kế toán cũng chƣa có quy định về các vấn đề này. Điều này gây lúng túng khó khăn cho các công ty mẹ trên thực tế, vì chƣa có định hƣớng hay hƣớng dẫn cụ thể nào về chế độ kế toán hạch toán trong toàn tập đoàn, về việc hạch toán các khoản chi phí trả cho toàn tập đoàn khi các công ty liên kết, công ty tự nguyện liên kết sử dụng thƣơng hiệu của tập đoàn, cùng áp dụng các công nghệ khoa học của tập đoàn… Các vấn đề này cần đƣợc nghiên cứu và bổ sung vào các văn bản pháp quy hƣớng dẫn về quy chế tài chính và chế độ tài chính kế toán trong mô hình công ty mẹ - công ty con để các tập đoàn có cơ sở áp dụng khi đi vào hoạt động.

KẾT LUẬN

Mô hình công ty mẹ - công ty con là một trong những hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến và đƣợc ƣa chuộng trên thế giới bởi các ƣu điểm của mô hình này mang lại đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với nƣớc ta, trong gian đoạn đầu của thời kỳ đổi mới đã hình thành các Tổng công ty 90 và 91 nhằm tạo động lực cho sự phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên kết quả hoạt động của các Tổng công ty này chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng, nguồn lực, vật lực mà nhà nƣớc giao cho. Do đó, trong giai đoạn mở rộng các quan hệ quốc tế, thực hiện hội nhập toàn cầu thì việc chuyển đổi các Tổng công ty để khắc phục những hạn chế trên là cần thiết. Mô hình công ty mẹ - công ty con đã đƣợc xem xét, phân tích và đƣợc áp dụng thí điểm với những Tổng công ty có quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả để rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng với các Tổng công ty còn lại. Trong 5 năm vừa thí điểm áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con vừa rút kinh nghiệm chúng ta đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Cho đến tháng 9 năm 2005 Thủ tƣớng Chính phủ đã cho phép 52 doanh nghiệp thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con trên toàn quốc tại các ngành nghề và đa dạng về loại hình doanh nghiệp áp dụng. Do thí điểm áp dụng nên việc chuyển đổi Tổng công ty nhà nƣớc hay thành lập nhóm công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con phải đƣợc thực hiện chặt chẽ qua 4 bƣớc là: lựa chọn doanh nghiệp thí điểm, phê duyệt đề án chuyển đổi, phê duyệt Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty mẹ và phê duyệt quy chế tài chính. Để làm tốt đƣợc những công đoạn trên thì đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý mang tính hệ thống, ổn định và đầy đủ. Các quy định pháp luật hiện hành đã đem lại những quy định nền tảng ban đầu nhƣng so với thực tế phát triển thì còn nhiều thiếu sót và chƣa đầy đủ.

Trên cơ sở phân tích mô hình công ty mẹ - công ty con, các đặc điểm và tính ƣu việt của mô hình này, và thực trạng chuyển đổi Tổng công ty Bƣu

chính Viễn thông Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, luận văn đã đi sâu phân tích quá trình áp dụng các quy định pháp luật hiện hành về chuyển đổi Tổng công ty nhà nƣớc sang mô hình công ty mẹ - công ty con tại Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam. Từ đó luận văn nêu lên những bất cập, những điểm còn thiếu cần bổ sung của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng nhƣ đề xuất một số định hƣớng ban đầu để hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.

Việc chuyển đổi Tổng công ty, công ty nhà nƣớc sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở nƣớc ta đang trong thời gian thí điểm, do đó sẽ còn gặp nhiều khó khăn và phức tạp cần đƣợc giải quyết. Một trong những vấn đề đó là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới việc chuyển đổi cũng nhƣ để hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh. Điều này cần có thời gian và đƣợc nghiên cứu nhiều hơn nữa để đƣa ra một hệ thống các quy định pháp luật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nƣớc ta, nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển đổi và hình thành tập đoàn kinh tế đạt đƣợc mục đích mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN KIỆN ĐẢNG:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (6/2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (9/2001), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ Ba, khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam sang mô hình công ty mẹ - công ty con (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)