Một số mối liên kết đặc biệt trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam sang mô hình công ty mẹ - công ty con (Trang 65 - 69)

Việt Nam

2.4.3.1 Mối liên kết giữa Tập đoàn và Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam Căn cứ Quyết định 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005, Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam đƣợc xác định là Tổng công ty do nhà nƣớc đầu tƣ và thành lập và giao vốn thông qua Tập đoàn. Cơ cấu quản lý của Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam bao gồm: Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trƣởng và bộ máy giúp việc. Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trƣởng của Tổng công ty do Hội đồng quản trị tập đoàn bổ nhiệm sau khi đƣợc Bộ Bƣu chính, Viễn thông chấp thuận bằng văn bản.

Mối quan hệ giữa Tập đoàn và Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế của hai doanh nghiệp, lợi ích quốc gia trong lĩnh vực bƣu chính viễn thông. Về vị trí pháp lý, đây là hai doanh nghiệp hoạt động độc lập và tách biệt với nhau. Nhƣng trong truyền thống của ngành bƣu điện, trƣớc đây lĩnh vực bƣu chính và viễn thông đều do Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam thực hiện. Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam đƣợc ra đời theo quy định của Pháp lệnh Bƣu chính viễn thông về việc phân tách bƣu chính và viễn thông thành hai lĩnh vực độc lập. Do đó, khi thành lập Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam, nhà nƣớc đã thực hiện giao vốn thông qua tập đoàn để đảm bảo tính hiệu quả của nguồn vốn trong thời gian đầu Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam đi vào hoạt động. Nhƣ vậy, quan hệ giữa tập đoàn và Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam cũng đƣợc dựa trên quan hệ về vốn, nhƣng không phải quan hệ đầu tƣ vốn nhƣ với các công ty con và công ty liên kết của tập đoàn. VNPT là đơn vị trung gian để chuyển giao toàn bộ số vốn từ nhà nƣớc cho Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam. Vì vậy VNPT có trách nhiệm quản lý số vốn đó, đảm bảo nguồn vốn đƣợc bảo toàn và phát triển.

Hội đồng quản trị - cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu của VNPT sẽ thực hiện nhiệm vụ quản lý quá trình sử dụng nguồn vốn này.

Tuy nhiên, Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam do nhà nƣớc đầu tƣ và thành lập nên cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam là Bộ Bƣu chính viễn thông. Theo Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005 thì cơ cấu quản lý của Tổng công ty không có Hội đồng quản trị. Căn cứ Điều 63 khoản 1 Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 tại mục c, đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam là Bộ Bƣu chính viễn thông. Vậy, vấn đề đƣợc nêu lên ai là đại diện chủ sở hữu thực sự của Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam?

Trong quá trình hình thành tập đoàn, do xuất phát từ đặc thù ngành bƣu chính viễn thông, Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam vẫn đƣợc coi là một đơn vị thành viên của tập đoàn. Điều này có nghĩa, tập đoàn và Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam sẽ có những quyền hạn và trách nhiệm liên quan đến nhau.

Kết hợp quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc 2003 và các quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ liên quan đến việc hình thành tập đoàn và công ty mẹ của tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, có thể hiểu rằng Bộ Bƣu chính viễn thông là đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam, thực hiện các hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với Tổng công ty. Còn Hội đồng quản trị của tập đoàn sẽ là đại diện theo uỷ nhiệm của chủ sở hữu để thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm liên quan đến nguồn vốn đầu tƣ của nhà nƣớc. Vì vậy quan hệ giữa Tập đoàn và Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam có bản chất là quan hệ tài chính, liên quan đến vốn điều lệ của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị của tập đoàn sẽ thực hiện các quyền hạn của ngƣời quản lý vốn với sự phê duyệt, chấp thuận của Bộ Bƣu chính viễn thông.

Trên thực tế, mối quan hệ, liên kết giữa tập đoàn - Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam và Bộ Bƣu chính viễn thông vẫn đang đƣợc hoàn thiện. Do

đó trong luận văn này chƣa thể đi sâu và phân tích cụ thể mối quan hệ này. Đây là một điểm đặc thù của tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, bởi Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam là thành viên của tập đoàn nhƣng không thể xếp vào loại là công ty con hay công ty liên kết. Nó chỉ là thành viên của tập đoàn, có quan hệ với tập đoàn thông qua vốn điều lệ của Tổng công ty. Nhƣng các quyền hạn của tập đoàn phát sinh từ quan hệ vốn này luôn bị ràng buộc và hạn chế bởi cơ quan quản lý nhà nƣớc của Tổng công ty là Bộ Bƣu chính viễn thông. Do đó, trong quá trình xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ - Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam cần giải quyết rõ ràng, rành mạch vị trí của Hội đồng quản trị tập đoàn đối với Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam, để từ đó sẽ xác định đƣợc các quyền hạn và trách nhiệm của Tập đoàn trong mối quan hệ này.

2.4.3.2 Mối liên kết giữa tập đoàn và các đơn vị sự nghiệp

Quyết định 06/2006/QĐ-TTg ngày 9/1/2006 quy định các đơn vị sự nghiệp là thành viên của tập đoàn là các cơ sở đào tạo và y tế.

Trong mô hình Tổng công ty, tại Điều 28 Nghị định 51/CP ngày 1/8/1995 của Chính phủ phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam thì các đơn vị sự nghiệp đƣợc hiểu là các đơn vị có Quy chế tổ chức và hoạt động do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt; thực hiện chế độ hạch toán độc lập, lấy thu bù chi; nguồn thu đƣợc tạo từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học và đào tạo cho các đơn vị trong và ngoài nƣớc, từ thực hiện dịch vụ; đƣợc hƣởng quỹ khen thƣởng và quỹ phúc lợi theo chế độ, trƣờng hợp thấp hơn mức bình quân của Tổng công ty thì đƣợc nhận hỗ trợ từ quỹ của Tổng công ty.

Về cơ cấu tổ chức, các đơn vị này là đơn vị hành chính sự nghiệp, do Tổng công ty thành lập và đầu tƣ 100% vốn hoạt động ban đầu để thực hiện các nhiệm vụ về đào tạo và y tế cho toàn Tổng công ty. Do vậy khi chuyển đổi

sang mô hình công ty mẹ - công ty con, các đơn vị này vẫn thuộc sở hữu của Tập đoàn, do Tập đoàn quản lý và không thay đổi ngay về hình thức tổ chức hoạt động. Theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ, các đơn vị này sẽ chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị Tập đoàn.

Nhƣ vậy, các đơn vị sự nghiệp này không phải loại hình doanh nghiệp, nhƣng lại do tập đoàn sở hữu toàn bộ vốn và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các đơn vị này. Đây là sự tồn tại loại quan hệ hành chính trong mô hình tập đoàn. Các đơn vị này vẫn tiếp tục thực hiện cơ chế hạch toán độc lập. Sự điều hành và quản lý của tập đoàn đối với các đơn vị này không thể xuất phát từ quan hệ đầu tƣ vốn nhƣ với các công ty con và công ty liên kết khác. Bởi lẽ, ngoài số vốn đầu tƣ thành lập, trong quá trình hoạt động các đơn vị này vẫn nhận đƣợc sự hỗ trợ về tài chính của Tập đoàn mà không phải là sự điều chỉnh tăng vốn điều lệ nhƣ với các doanh nghiệp khác.

Tổng quát chung có thể tấy rằng: quá trình chuyển đổi của Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam sang mô hình công ty mẹ - công ty con đã vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật liên quan đến công ty mẹ - công ty con. Trong quá trình chuyển đổi đó đã có những biến chuyển căn bản trong quan hệ điều hành của tập đoàn so với Tổng công ty, khắc phục đƣợc những hạn chế của mô hình Tổng công ty. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề vƣớng mắc liên quan đến khung pháp lý áp dụng cho các công ty thuộc tập đoàn, những khiếm khuyết của công ty mẹ trong tập đoàn… Những tồn tại này chúng ta cần có kinh nghiệm và giải pháp đúng đắn, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo cho việc chuyển đổi Tổng công ty nhà nƣớc sang mô hình công ty mẹ - công ty con đƣợc thuận lợi; vấn đề này đƣợc trình bày tại Chƣơng 3 dƣới đây.

Chương 3

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON ĐƢỢC HÌNH THÀNH BẰNG CON ĐƢỜNG CHUYỂN ĐỔI TỔNG CÔNG TY, CÔNG TY NHÀ NƢỚC ĐỘC LẬP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam sang mô hình công ty mẹ - công ty con (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)