Pháp luật liên quan đến xử lý hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu và hậu quả phát sinh 07 (Trang 50 - 74)

1.2 .Hậu quả phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu

2.2.Pháp luật liên quan đến xử lý hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu

Trong những năm gần đây, số lượng các vụ việc do Tòa án giải quyết liên quan đến việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu là không nhiều. Việc này có thể lý giải được do các quy định của pháp luật ngày càng hoàn thiện nên đã hạn chế tối đa các trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu. Đặc biệt là kể từ khi Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết một số vụ án kinh tế, đã giới hạn các trường hợp hợp đồng kinh tế bị tuyên bố vô hiệu do yếu tố chủ thể không có đăng ký kinh doanh, do đồng tiền thanh toán, do chủ thể ký hợp đồng không đúng thẩm quyền. Các hướng dẫn trong Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP ngŕy 27/5/2003 và sau này là Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005 đã góp phần hạn chế tối đa các trường hợp các bên tham gia hợp đồng lợi dụng những “lỗ hổng” của pháp luật để yêu cầu tuyên bố vô hiệu.

Hiện nay các quy định về hợp đồng thương mại vô hiệu được các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa vận dụng hết sức linh hoạt vào thực tiễn giao kết các hợp đồng, hay nói một cách khác hiện nay các chủ thể giao kết hợp đồng đã chú trọng hơn đến việc nghiên cứu pháp luật có liên quan, tham khảo sự tư vấn của các luật sư, các trung tâm luật sư, các chuyên gia pháp lý và các luật gia v.v… nên hạn chế tối đa các trường hợp hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng vô hiệu do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của các bên chủ thể.

Các trường hợp hợp đồng vô hiệu mà thương nhân thường gặp là do không đáp ứng điều kiện kinh doanh và nếu trong thương mại quốc tế có thể thường là đồng tiền thanh toán không phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, sự tự do thỏa thuận hợp đồng và tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh. Do đó các khiếm khuyết trên đã được các chủ thể trong quá trình kinh doanh khắc phục bằng việc xin và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bổ sung và thỏa thuận lại việc thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc thỏa thuận sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền định giá nhưng việc thanh toán vẫn là đồng tiền Việt Nam. Do đó, các vụ việc liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vô hiệu ngày càng ít hay không nhiều.

Thực tiễn giải quyết các vụ án hợp đồng thương mại vô hiệu, để đưa ra một phán quyết bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên chủ thể thì thẩm phán thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận dụng các quy định của pháp luật, mặc dù hiện nay đã có Luật Thương mại năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2005 thay thế cho các các văn bản trước đó điều chỉnh các quan hệ thương mại, dân sự. Tuy nhiên Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 vẫn còn ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực hợp đồng kinh tế và trong việc giải quyết các vụ việc về hợp đồng vô hiệu.

Căn cứ để quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Trong quan hệ mua bán hàng hóa, khi một bên vi phạm hợp đồng và bên còn lại muốn bên vi phạm bồi thương thiệt hại đã gây ra thì phải có đủ điều kiện để quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng hay còn gọi là những căn cứ, cơ sở để quy trách nhiệm cho bên vi phạm. Và bên vi phạm cũng chỉ phải chịu trách nhiệm khi có đầy đủ các căn cứ này, tức là có đầy đủ các điều kiện cần và đủ để bị quy trách nhiệm.

Pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia về mua bán hàng hóa có quy định tương đối giống nhau về các căn cứ để quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, đó là: có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa; có thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm; có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm và thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm; có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.

Có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa các bên đều mong muốn những lợi ích nhất định để từ đó ràng buộc với nhau bởi những nghĩa vụ được quy định trong

hợp đồng. Các nghĩa vụ này cũng không đương nhiên có mà phải xuất phát từ hợp đồng hoặc hợp đồng tham chiếu đến quy định pháp luật. Khi hợp đồng được giao kết thì nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng là bắt buộc và khi một hay nhiều bên vi phạm hợp đồng tức là vi phạm pháp luật. Pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế về mua bán hàng hóa quốc tế đều khẳng định điều này, ví dụ như Bộ nguyên tắc của Viện quốc tế về thống nhất hóa luật tư (UNIDROIT) về hợp đồng thương mại quốc tế, tại điều 1.3 quy định rằng hợp đồng mua bán hàng hóa được hình thành hợp pháp ràng buộc các bên giao kết; Bộ luật Dân sự của Pháp, tại điều 1134 đã quy định hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết. Do đó, vi phạm hợp đồng là vi phạm pháp luật và bên vi phạm phải chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm.

Để xác định được trách nhiệm của bên vi phạm thì phải xác định được chính xác nghĩa vụ họ phải thực hiện, từ đó mới quy kết được vi phạm và mức độ vi phạm. Cơ sở để xác định nghĩa vụ của mỗi bên là hợp đồng mua bán hàng hóa và các tài liệu liên quan đến hợp đồng, các tài liệu chứng minh việc thực hiện hợp đồng. Trong đó, hợp đồng mua bán hàng hóa là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định nghĩa vụ của các bên với các quy định về: số lượng, trọng lượng hàng hóa, thời hạn giao hàng, chất lượng hàng hóa, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán…. Liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế còn có các loại chứng từ như: vận đơn (Bill of lading, viết tắt là B/L), hóa đơn, giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận chất lượng, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận bảo hiểm, thư tín dụng (L/C) v.v...; các phụ lục hợp đồng, trao đổi giữa các bên dạng văn bản, bản telex, fax, email…. Đó chính là các minh chứng để chứng minh có việc vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa hay không.

Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng, ví dụ: bên bán hàng giao hàng chậm, giao thiếu hàng, giao hàng không đúng chất lượng theo quy định trong hợp đồng, giao hàng sai chủng loại, sai mẫu mã… bên mua thanh toán thiếu, thanh toán chậm v.v… Khi một bên có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải chịu trách nhiệm đối với việc vi phạm của mình, để quy trách nhiệm đối với việc vi phạm đó phải dựa vào các căn cứ pháp luật quy định.

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đã quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo đó (đ.303) trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố như: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế; và hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Khi một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, để hạn chế tổn thất và bảo vệ quyền lợi cho mình, bên còn lại có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 308 Luật Thương mại năm 2005 đã quy định về việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng, theo đó tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

thứ nhất, xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm

ngừng thực hiện hợp đồng; và thứ hai, một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đã quy định tại điều 310, theo đó đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp: 1) xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng; và 2) một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Huỷ bỏ hợp đồng (đ.312) có thể bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng; hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng; hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại điều 294[1]3, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; và một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Xem xét về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa cần xác định được vi phạm đó là vi phạm cơ bản hay không cơ bản vì trách nhiệm của bên vi phạm

3 Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng được quy định tại Điều 294 Luật Thương

mại năm 2005 như sau:1) Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra

trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. 2. Bên vi phạm hợp đồng có

trong các trường hợp này là khác nhau, ví dụ như bên bị vi phạm không được tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng theo các điều 308, 310, 312 của Luật Thương mại năm 2005 nếu vi phạm của bên kia chỉ là vi phạm không cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế cũng có quy định về vấn đề này và đã đưa ra khái niệm về vi phạm cơ bản tại điều 25, theo đó một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự. Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về vấn đề vi phạm cơ bản và không cơ bản vào Luật Thương mại năm 2005 nhằm đảm bảo công bằng trong giao lưu thương mại, tránh trường hợp một bên căn cứ bên kia có vi phạm hợp đồng để áp dụng những chế tài nặng như ngừng thực hiện hợp đồng, hủy hợp đồng trong khi những vi phạm đó là không đáng kể. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam nói chung và Luật Thương mại năm 2005 nói riêng không làm rõ thế nào là vi phạm cơ bản, thế nào là vi phạm không cơ bản nên gây khó khăn trong việc áp dụng trong thực tiễn.

Có thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm

Sau khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, tùy thuộc vào hợp đồng đã thực hiện chưa hoặc đã thực hiện được đến đâu mà sự vi phạm hợp đồng có thể dẫn đến thiệt hại ít hay nhiều. Khi xác định được thiệt hại xảy ra, bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm.

Pháp luật Việt Nam quy định bên vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất cho bên bị vi phạm, cụ thể là bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (đ.307, Bộ luật Dân sự năm 2005). Luật Thương mại năm 2005 quy định việc bồi thường thiệt hại tại điều 302, theo đó bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm; và giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi

phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa cũng như pháp luật các nước đều có quy định mang tính nguyên tắc là có thiệt hại thì mới phải bồi thường, nếu không có thiệt hại thì dù có vi phạm hợp đồng cũng không phải bồi thường. Ví dụ, các điều 1149-1150 Bộ luật Dân sự Pháp quy định rằng giá trị khoản bồi thường cho người có quyền bao gồm thiệt hại thực tế và phần lợi nhuận mà lẽ ra người có quyền được hưởng, trừ những trường hợp ngoại lệ; và người có nghĩa vụ chỉ phải chịu các khoản bồi thường thiệt hại đã được dự kiến, đã có thể được dự kiến khi giao kết hợp đồng, trừ trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện là do sự lừa dối của người đó.

Công ước Viên năm 1980 và pháp luật các nước đều quy định giới hạn của việc bồi thường thiệt hại là các thiệt hại vật chất trực tiếp do hành vi vi phạm gây ra, những thiệt hại tinh thần như mất uy tín kinh doanh v.v… sẽ không được bồi thường, ngoại trừ Luật Thương mại của Hoa Kỳ. Theo luật của một số quốc gia như Anh, Mỹ, Pháp, Đức… thiệt hại được bồi thường phải là thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp không được bồi thường [19, tr.245]. Thiệt hại trực tiếp là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm hợp đồng, phát sinh liền ngay sau khi có sự vi phạm hợp đồng. Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại không phải là hậu quả trực tiếp của việc vi phạm hợp đồng, không có quan hệ trực tiếp với việc vi phạm hợp đồng. Đồng thời, đó phải là những thiệt hại có thể lường trước được và hợp lý khi các bên ký kết hợp đồng, các thiệt hại mang tính bất ngờ và không hợp lý sẽ không thuộc diện thiệt hại được bồi thường, ví dụ như: hợp đồng xuất khẩu (trong thương mại quốc tế) giầy da được ký kết, đến hạn giao hàng bên bán không giao được hàng đúng thời hạn theo hợp đồng, trong khi thị trường tiêu thụ của bên mua thì giá của mặt hàng này đột ngột tăng cao, trường hợp này bên mua đòi bồi thường thiệt hại thì chỉ được đòi bồi thường những thiệt hại hợp lý, không được đòi bồi thường cả thiệt hại do giá bán đột ngột tăng làm khả năng thu lợi nhuận của bên mua cao hơn dự tính lúc ký kết hợp đồng nếu hợp đồng được thực hiện nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, nếu bên mua chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu và hậu quả phát sinh 07 (Trang 50 - 74)