Một số vấn đề cần chú ý khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu và hậu quả phát sinh 07 (Trang 80 - 91)

1.2 .Hậu quả phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu

3.2.1.Một số vấn đề cần chú ý khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán

3.2.1.Một số vấn đề cần chú ý khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là phương tiện kết nối giao thương giữa các thương nhân, chủ thể kinh doanh trên trên thị trường9

trong nước và ngoài nước (hay nói một cách khác là thị trường trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia và trị trường liên quốc gia), đây vừa là nhu cầu vừa là hoạt động phát sinh mang tính thường xuyên giữa các thương nhân. Có thể nói trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, hầu như không có chủ thể kinh doanh (hay thương nhân) nào không ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng và hợp đồng thương mại nói chung. Chính vì nguyên nhân đó cho nên hợp đồng mua bán hàng hóa ngày càng có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại, phát triển giao thương hàng hóa trên thị trường nội địa và thị trường ngoài nước của thương nhân nói riêng, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và phục vụ cho cuộc sống con người nói chung.

Trong bối cảnh tự do hóa thương mại và phát triển nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh, đã tạo ra sự đa dạng trong tự do hóa thương mại, tự do giao kết hợp đồng theo quy luật của kinh tế thị trường. Chính vì vậy, ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã phát sinh ra vô số các mối quan hệ buôn bán, giao thương giữa các thương nhân với nhau có cùng quốc tịch trên cùng một lãnh thổ và giữa các

9 Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó, hoặc là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi, hoặc là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó, hoặc là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Trong kinh tế học, thị trường được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.

thương nhân có quốc tịch khác nhau trên cùng một lãnh thổ hoặc giữa các lãnh thổ của các quốc gia khác nhau, đó chính là tính chất đa dạng của quy luật cung cầu hàng hóa trong và ngoài nước. Điều đó đã làm tăng thêm tính phức tạp, đa dạng và sự can thiệp ngày càng nhiều hơn của pháp luật vào việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, tuy nhiên tính tự do thỏa thuận trong ký kết hợp đồng hợp đồng mua bán hàng hóa luôn luôn đặt ở vị trí ưu tiên nhất.

Xuất phát từ yêu cầu nói trên và trên thực tế sự hạn chế hiểu biết về pháp luật, về kỹ năng soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa của các chủ thể kinh doanh đã dẫn đến việc khó thực hiện hợp đồng hoặc dẫn đến hợp đồng vô hiệu, một số tồn tại phổ biến của hợp đồng hiện nay như về nội dung còn thiếu những điều khoản cơ bản, về tư cách của chủ thể ký kết hợp đồng chưa theo quy định, còn tồn tại thỏa thuận trái pháp luật v.v... đã gây ra thiệt hại về thời gian và tiền bạc, cũng như những hậu quả khác khó có thể lường hết được đối với các thương nhân. Nhằm nâng cao tính hiệu quả của hợp đồng mua bán hàng hóa và khắc phục những sơ hở, thiếu sót của hợp đồng, hạn chế tranh chấp xảy ra, học viên kiến nghị một số vấn đề cần thiết mà các bên (các thương nhân) khi ký kết các hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cần lưu ý:

Một là, các thương nhân cần xác định đúng căn cứ pháp luật áp dụng khi ký

kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng. Trong thực tiễn quan hệ hợp đồng vẫn còn một số hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay viện dẫn Pháp lệnh hợp đồng kinh tế số 24-LCT/HDDNN8 ngày 25/9/1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành làm căn cứ ký kết hợp đồng. Việc viện dẫn Pháp lệnh hợp đồng kinh tế số 24-LCT/HDDNN8 ngày 25/9/1989 hiện nay là không có giá trị pháp lý vì Pháp lệnh này đã hết hiệu lực từ năm 2006 theo quy định tại Nghị quyết số 45/2005/NQ- QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005.

Việc viện dẫn pháp luật không đúng khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ dẫn đến hợp đồng bị tuyên vô hiệu hoặc gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh và không được pháp luật bảo vệ.

Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 thì phạm vi điều chỉnh của luật thương mại là các hoạt động thương mại (tức là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; đầu tư; xúc tiến thương

mại; và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác) hay các hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân nhưng bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này. Đối tượng áp dụng của Luật thương mại năm 2005 (điều 2) là các thương nhân (bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật) hay các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. Hoạt động thương mại được áp dụng Luật thương mại năm 2005 và pháp luật có liên quan, hoạt động thương mại khác không được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 và trong các Luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005.

Như vậy, theo quy định của Nghị quyết số 4510/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7, về việc thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005, thì kể từ ngày 01/01/2006 Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực, trong quan hệ kinh doanh, thương mại và các hoạt động khác v.v…, khi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân ký kết hợp đồng thì không nên ghi tên của hợp đồng là “Hợp đồng kinh tế” hay “Hợp đồng Dân sự” như trước đây, mà cần ghi rõ tên gọi hợp đồng cụ thể về lĩnh vực mà nội dung hợp đồng hướng tới. Ví dụ như: hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp đồng mua bán tài sản; hợp đồng gia công; hợp đồng vận chuyển; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng dịch vụ v.v… Tùy theo quan hệ giao dịch giữa các bên, căn cứ vào phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, phạm vi áp dụng của Luật Thương mại năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan, các bên giao kết cần phải xác định được căn cứ áp dụng để ký kết hợp đồng được dựa trên cơ sở của văn bản pháp luật nào, Luật

10 Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội khóa XI về thi hành BLDS quy định: 1) BLDS được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 và thay thế BLDS được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995. Pháp lệnh HĐKT ngày 29/91989 hết hiệu lực kể từ ngày BLDS có hiệu lực; 2) Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày BLDS có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau: a) Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của BLDS thì áp dụng các quy định của BLDS; b) Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức khác với quy định của BLDS hoặc giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày BLDS có hiệu lực mà có tranh chấp xảy ra thì áp dụng quy định của BLDS năm 1995 và các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng BLDS năm 1995 để giải quyết; c) Thời hiệu hưởng quyền dân sự và thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự được áp dụng theo

thương mại năm 2005 hay Bộ luật dân sự năm 2005, đây cũng là cơ sở để Tòa án xem xét giải quyết tranh chấp hợp đồng phát sinh khi các bên hợp đồng có yêu cầu.

Việc ký kết hợp đồng, các thương nhân cần căn cứ vào Bộ luật Dân sự năm 2005 (đây là luật cơ bản, luật khung về hợp đồng nói chung), Luật thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này. Tuy nhiên, tùy vào từng lĩnh vực cụ thể của hợp đồng mà có thể áp dụng các luật chuyên ngành, ví dụ trong lĩnh hợp tác kinh doanh cần áp dụng thêm Luật Đầu tư năm 2005 v.v... hoặc những văn bản quy phạm pháp luật của địa phương ban hành;

Hai là, các thương nhân khi giao kết hợp đồng cần xác định tên gọi của hợp

đồng. Có nhiều trường hợp tên của hợp đồng được gọi là hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, cách dặt tên cho hợp đồng như vậy là chưa cụ thể, khó phân loại hợp đồng cụ thể, khó xác định những điều khoản cơ bản của hợp đồng và pháp luật điều chỉnh loại hợp đồng có tên như thế này. Do đó, các thương nhân cần dựa vào đặc điểm của mỗi giao dịch cụ thể để xác định tên cho hợp đồng, ví dụ nếu nội dung hợp đồng liên quan đến quan hệ mua bán hàng hóa thì hợp đồng cần được đặt tên là hợp đồng mua bán hàng hóa; nếu hàng hóa mua bán có sự chuyển dịch qua biên giới quốc gia hay từ quốc gia này đến quốc gia khác thì hợp đồng nên được đặt tên là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; nếu là đối tương mua bán là nhà ở thì tên gọi của hợp đồng nên đặt là hợp đồng mua bán nhà; nếu là quan hệ hợp tác đầu tư thì tên gọi hợp đồng nên là hợp đồng hợp tác đầu tư, v.v....;

Ba là, cần xác định đúng người ký kết hợp đồng theo đúng thẩm quyền luật

định (tức là người đại diện theo pháp luật). Hiện nay, nhiều chủ thể kinh doanh thường cho rằng Giám đốc công ty là người đại diện đương nhiên theo pháp luật của công ty đó và việc Giám đốc ký hợp đồng là có đầy đủ tư cách của chủ thể. Tuy nhiên, nếu hiểu như vậy là quá đơn giản và có thể sẽ có hậu quả phát sinh và khi đó rất có khả năng hợp đồng bị tuyên vô hiệu hoặc hợp đồng được ký kết đã bị lợi dụng để lừa đảo. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định rằng trong doanh nghiệp ngoài Giám đốc (thường là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân) còn có thể có những chức vụ khác cũng có thể là đại diện theo pháp luật cho đơn vị kinh doanh. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp để xác định người đại diện theo pháp luật là ai, có thể là Giám đốc, Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng

quản trị (đối với Công ty Cổ phần, điều 95[25]11

Luật Doanh nghiệp năm 2005); hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, điều 46[25]12 Luật Doanh nghiệp năm 2005) là người đại diện theo pháp luật. Ngược lại, trong loại hình Doanh nghiệp tư nhân thì Chủ Doanh nghiệp mới là người đại diện theo pháp luật (điều 143[25]13

Luật Doanh nghiệp năm 2005), chứ không phải là Giám đốc (nếu trong trường hợp Giám đốc là người làm thuê hoặc được thuê làm cho Doanh nghiệp) v.v...

Đối với trường hợp người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền ký hợp đồng, thì trong hợp đồng phải thể hiện nội dung giấy ủy quyền đó, ví dụ ông (bà) Nguyễn Anh B (Nguyễn Thị H) là người đại diện được ủy quyền theo Giấy ủy quyền số ... ngày... tháng ... năm ... của ông Hoàng Văn K, chức vụ ... là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp X);

Bốn là, về chế tài hủy bỏ hợp đồng. Trường hợp hợp đồng đang được hai bên

thực thi, nếu trong quá trình thực hiện, một bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng thì đó là căn cứ (theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật) để chấm dứt hợp đồng, thực tế nhiều hợp đồng lại xác định đây là trường hợp áp dụng chế tài hủy bỏ

11 Điều 95 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần, theo đó: Công ty cổ

phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

12

Điều 46 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về Cơ cấu tổ chức quản lý công ty của Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, theo đó: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên ba mươi ngày thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

13

Điều 143 quy định về quản lý doanh nghiệp, theo đó: 1) Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; 2) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; 3) Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp; và 4) Chủ doanh

hợp đồng. Việc áp dụng biện pháp chế tài này là không đúng, vì hủy bỏ hợp đồng theo quy định tại điều 312[1]14

Luật Thương mại năm 2005 chỉ áp dụng khi các bên chưa thực hiện hợp đồng và theo đó hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu và hậu quả phát sinh 07 (Trang 80 - 91)