Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu trong trường hợp tài sản đã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu và hậu quả phát sinh 07 (Trang 77 - 80)

1.2 .Hậu quả phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu

2.4.2.Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu trong trường hợp tài sản đã

2.4. Hậu quả phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu

2.4.2.Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu trong trường hợp tài sản đã

được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình

Hợp đồng vô hiệu ngoài lên quan tới các bên tham gia trong hợp đồng, trong một số trường hợp, hợp đồng dân sự còn liên quan tới người thứ ba ngay tình, đó là

7 Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu đã quy định: 1) Giao dịch

dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; 2) Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu

trường hợp hợp đồng vô hiệu nhưng tài sản giao dịch đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình.

Tính đặc biệt của hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này thể hiện ở chỗ tài sản giao dịch đã không còn chiếm giữ bởi một trong các bên tham gia giao kết hợp đồng mà là một bên thứ ba ngay tình, do đó việc xử lý tài sản khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu gặp phải một số khó khăn nhất định. Trong trường hợp này pháp luật về dân sự đã đưa ra những cách giải quyết khác nhau căn cứ vào tài sản là động sản hay bất động sản, có đăng ký quyền sở hữu hay không và căn cứ vào hợp đồng người thứ ba là hợp đồng đền bù hay không đền bù.

Thứ nhất, tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã

được chuyển giao bằng một giao dịch khác có đền bù. Tuy nhiên, quy định này cũng có ngoại lệ nhất định, đó là trường hợp của hợp đồng vô hiệu có đền bù là động sản không đăng ký quyền sở hữu bị chiếm hữu ngoài ý chí của sở hữu. Điều 257[2]8

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định rằng trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí chủ sở hữu. Trường hợp bị chiếm hữu ngoài ý chí chủ sở hữu có thể là hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, hay nhầm lẫn hay đe dọa. Như vậy, chủ sở hữu có được đòi lại tài sản là động sản không đăng ký quyền sở hữu từ người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu cũng phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu có muốn chuyển giao của chủ sở hữu đối với tài sản đó hay không. Ngoài ra, cần lưu ý rằng để đòi lại tài sản đó, chủ sở hữu phải chứng minh được đó là tài sản của mình. Qua đó có thể thấy rằng lợi ích chính đáng của chủ sở hữu tài sản luôn được pháp luật ưu tiên bảo vệ.

Thứ hai, tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã

được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình bằng một giao dịch khác không có đền bù, động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản đã được chuyển giao cho

8 Điều 257 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình như sau: Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

người thứ ba ngay tình. Trong trường hợp này, giao dịch với người thứ ba sẽ bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người bán mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này lại không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy.

Việc quy định đối tượng của hợp đồng vô hiệu được chuyển giao cho người thứ ba bằng hợp đồng không có đền bù. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của việc đăng ký quyền sở hữu cũng như thể hiện tính đặc thù của đối tượng là động sản đối với bất động sản. Pháp luật quy định một số loại tài sản nhất định phải đăng ký quyền sở hữu để công nhận quyền chủ sở hữu của chủ sở hữu, chống lại xâm phạm của người thứ ba và khi có tranh chấp thì chủ sở hữu có thể dễ dàng chứng minh được đâu là đối tượng của hợp đồng đã vô hiệu căn cứ vào giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu. Mặt khác, vì giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản đứng tên không phải là người giao kết hợp đồng với người thứ ba do đó khó chứng minh được tính ngay tình hay không ngay tình của người thứ ba. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ đối với trường hợp đối tượng của hợp đồng vô hiệu là động sản phải đăng ký quyền sở hữu, đó là trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này là chủ sở hữu tài sản, do bản án, quyết định bị hủy vì việc sở hữu tài sản của một bên trong hợp đồng đã được công khai hóa và được nhiều người công nhận, thậm chí đã được pháp luật công nhận. Do đó, việc người thứ ba xác lập quan hệ hợp đồng là hoàn toàn công khai hay hợp pháp trong khi bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có hiệu lực vì khi bản án chưa bị hủy hoặc sửa thì giá trị pháp lý của nó vẫn tồn tại trên thực tế.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG

HÓA VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁT SINH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu và hậu quả phát sinh 07 (Trang 77 - 80)