Hậu quả pháp lý chung đối với giao dịch dân sự vô hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu và hậu quả phát sinh 07 (Trang 74 - 77)

1.2 .Hậu quả phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu

2.4.1.Hậu quả pháp lý chung đối với giao dịch dân sự vô hiệu

2.4. Hậu quả phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu

2.4.1.Hậu quả pháp lý chung đối với giao dịch dân sự vô hiệu

Theo điều 121 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Mặt khác, Điều 410 [2]4

đã quy định rằng các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ điều 127 đến điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu, khi đó xem xét hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu cần căn cứ vào quy định giao dịch dân sự để xem xét.

Thứ nhất, hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt

quyền và nghĩa nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao kết hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, do đó, khi hợp đồng này vô hiệu thì đương nhiên các thỏa thuận đó cũng không đạt được. Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 (khoản 1) quy định rằng giao

4 Hợp đồng dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 410 Bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể: 1) Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu; 2) Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; 3) Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một

dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

Về nguyên tắc, Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005 không có gì thay đổi về hậu quả của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu, vì theo điều 146 [2]5

Bộ luật Dân sự năm 1995 thì giao dịch dân sự vô hiệu không phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập. Như vậy, khi hợp đồng vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Nếu hợp đồng mới xác lập mà chưa thực hiện thì các bên không được phép thực hiện, còn trường hợp đang thực hiện thì không tiếp tục thực hiện nữa, nếu hợp đồng đã thực hiện thì các bên tiến hành xử lý tài sản. Tuy nhiên, cũng nhận thấy điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2005 so với Bộ luật Dân sự năm 1995, đó là ngoài việc không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, Bộ luật Dân sự năm 2005 còn quy định hợp đồng vô hiệu không làm thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Đây là sự bổ sung cần thiết bởi vì hợp đồng xác lập không chỉ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên mà trong nhiều trường hợp, hợp đồng còn làm thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của họ.

Thứ hai, về hoàn trả lại tài sản, theo điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 khi

giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và trước đó là Bộ luật Dân sự năm 1995 đều không có gì thay đổi. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Có thể thấy việc quy định như trên của pháp luật là hoàn toàn phù hợp vì khi đã không phát sinh thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì việc chuyển giao các tài sản sẽ không có căn cứ pháp luật nên việc hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận là điều tất nhiên. Việc quy định như Bộ luật Dân

5Điều 146 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệunhư sau: 1) Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập; 2) Khi giao dịch dân sự vô hiệu, thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Tuỳ từng trường hợp, xét theo tính chất của giao dịch vô hiệu, tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức thu được có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

sự năm 1995 đã không giải quyết được trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Có ý kiến cho rằng đây là một trường hợp của không hoàn trả lại được bằng hiện vật, tuy nhiên đây là một giải thích không hợp lý trong nhiều trường hợp. Điều này đã được Bộ luật Dân sự năm 2005 bổ sung, theo đó giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật (k.2, đ.137).

Thứ ba, về khôi phục tình trạng ban đầu, theo Bộ luật Dân sự năm 2005 và kể

cả trong Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định về việc khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận là giống nhau. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ ở đây là hai phạm trù khác nhau. Việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận không đủ để khôi phục lại tình trạng ban đầu. Trong một số trường hợp, trước khi bị tuyên bố hợp đồng vô hiệu, một bên đã khai thác xây dựng bổ sung trên tài sản có tranh chấp. Trong trường hợp này khôi phục lại tình trạng ban đầu sẽ rất khó khăn và phức tạp.

Theo pháp luật Việt Nam, khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như vậy nhưng lại không nêu rõ khi nào thì không hoàn trả được bằng hiện vật và hoàn trả bằng tiền được hiểu là bao nhiêu. Trong điểm b[23]6

mục 1 phần II Nghị quyết số 04/2003/NQ- HDTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định rằng không thể hoàn trả được tài sản đã nhận bằng hiện vật khi tài sản đã được nhận từ việc thực hiện hợp đồng kinh tế đã được đưa vào khai thác, sử dụng.

Trong trường hợp có tài sản bổ sung gắn liền với tài sản phải hoàn trả và làm tăng giá trị tài sản này, việc tháo bỏ nó là không cần thiết vì đối với nhiều tài sản, việc tháo bỏ sẽ làm mất giá trị của phần tăng thêm đồng thời tốn nhiều thời gian,

6

Điểm b mục 1 phần II Nghị quyết số 04/2003/NQ-HDTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định rằng đối với tài sản là động sản không thể hoàn trả được tài sản đã nhận bằng hiện vật khi tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1)Đã được đưa vào khai thác, sử dụng; 2) Đã bị mất mát, hư hỏng; 3) Đã được chuyển giao cho người khác và đã được đưa vào khai thác, sử dụng hoặc bị mất mát, hư hỏng hoặc quá thời hạn sử dụng; 4) Không còn giữ được chất lượng, chức năng, công dụng của tài sản mà do lỗi của bên nhận tài sản (ví dụ: người nhận được tài sản không bảo quản theo đúng quy định); 5) Đã

công sức và tài chính một cách không cần thiết, do đó không nên buộc phải tháo bỏ khi có thể.

Song trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức bị tịch thu theo quy định của pháp luật thì việc áp dụng khôi phục tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận không được thực hiện.

Thứ tư, về bồi thường thiệt hại khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, theo điều

137[2]7 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Đây không phải là điều mới của Bộ luật Dân sự năm 2005 vì nguyên tắc này cũng đã tồn tại trong Bộ luật Dân sự năm 1995. Như vậy, để buộc một bên bồi thường thì chúng ta phải xác định hai yếu tố, cụ thể: một là, yếu tố có lỗi; và hai là, thực tế phải tồn tại thiệt hại.

Bên cạnh những hậu quả pháp lý trên, trong trường hợp hợp đồng vô hiệu là hợp đồng chính thì sẽ làm chấm dứt hợp đồng phụ, bởi lẽ hợp đồng phụ phát sinh từ hợp đồng chính, hợp đồng chính là cơ sở để hình thành nên hợp đồng phụ vì vậy khi hợp đồng chính vô hiệu thì căn cứ phát sinh hợp đồng phụ không còn nữa. Do đó, hợp đồng phụ không thể đương nhiên có hiệu lực khi hợp đồng chính vô hiệu trừ trường hợp các bên ký kết hợp đồng phụ có thỏa thuận rằng hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm. Trong trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính thì sự vô hiệu của hợp đồng phụ cũng làm chấm dứt hợp đồng chính (nếu hợp đồng phụ nhằm thực hiện những nội dung của hợp đồng chính).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu và hậu quả phát sinh 07 (Trang 74 - 77)