Bổ sung một số quy định về người đại diện hợp pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện hợp pháp trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 77 - 85)

Sau 8 năm thực hiện, Bộ luật TTHS đã góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức. Những quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 đã thể hiện sự kế thừa và phát huy những ưu điểm của các quy định về TTHS các giai đoạn trước, đồng thời thể chế hóa kịp thời chủ trương cải cách tư pháp đề ra trong Nghị quyết số 08- NQ/TW, ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới”.

Tuy nhiên, từ thực tiễn thi hành Bộ luật TTHS đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc, trong đó có những vấn đề về người đại diện hợp pháp. Do vậy, Bộ luật TTHS cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định để kịp thời điều chỉnh các quan hệ pháp luật TTHS và phù hợp với Chiến lược cải cách tư pháp được Bộ Chính trị đề ra trong Nghị quyết số 08 ngày 2-1-2002 và Nghị quyết số 49 ngày 2-6-2005. Cụ thể:

Bổ sung các quy định về người đại diện hợp pháp thông qua việc nên có một điều luật quy định riêng về người đại diện hợp pháp, nêu rõ chủ thể là người đại diện hợp pháp, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ trong từng trường hợp. Cụ thể:

“Điều…..

1. Người đại diện hợp pháp quy định trong Bộ luật TTHS là người mà theo quy định của Bộ luật TTHS được quyền tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự và thay mặt người được đại diện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ

của mình và người được đại điện theo quy định của pháp luật. Người đại diện trong TTHS bao gồm: Người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.

2. Những người đại diện theo pháp luật gồm: - Cha mẹ đối với con chưa thành niên;

- Người giám hộ với người được giám hộ;

- Người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Người đứng đầu pháp nhân; - Tổ trưởng tổ hợp tác;

- Chủ hộ gia đình;

- Đối với những trường hợp mà người bị hại chết hoặc mất tích thì những người thuộc hàng thừa kế là người đại diện hợp pháp của người bị hại. Việc xem xét người thừa kế là người đại diện hợp pháp dựa trên nguyên tắc: Khơng có người thừa kế thứ nhất mới xem xét đến người thuộc hàng thừa kế thứ hai, khơng có người thuộc hàng thừa kế thứ hai thì xem xét đến hàng thừa kế thứ ba…

Nếu người được đại diện theo quy định của pháp luật có từ hai người đại diện hợp pháp trở lên thì giữa những người này phải thống nhất cử một người là người đại diện. Trong trường hợp khơng thống nhất được thì Tịa án sẽ chỉ định;

3. Người đại diện theo ủy quyền trong quan hệ tố tụng hình sự là người được ủy quyền của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự;

4. Người đại diện theo pháp luật (người đại diện đương nhiên) là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự.”

Bộ luật TTHS cần bổ sung riêng một điều quy định điều kiện được là người đại diện hợp pháp.

“Điều….

Người đại diện hợp pháp là cá nhân đã thành niên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.”

Bổ sung điều luật quy định về những trường hợp không được là người đại diện hợp pháp:

“Điều…

Những trường hợp sau không được làm người đại diện hợp pháp:

- Người đã tham gia tố tụng trong cùng một vụ án với tư cách là người giám định, người phiên dịch, người làm chứng;

- Người đang tham gia trong cùng một vụ án với tư cách là người tiến hành tố tụng;

- Người đang tham gia tố tụng với một tư cách khác trong cùng một vụ án nhưng có quyền và nghĩa vụ đối lập với quyền và nghĩa vụ của người được đại diện;

- Một người có thể là người đại diện hợp pháp cho nhiều người trong cùng một vụ án nếu như quyền và nghĩa vụ của những người đó khơng trái ngược nhau.”

Bộ luật TTHS cũng cần phải bổ sung điều quy định về quyền và nghĩa vụ của người được đại diện như sau:

“Điều:

- Người đại diện hợp pháp có các quyền giống như người được đại diện trừ trường hợp người đại diện theo ủy quyền thì phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của người được đại diện trong phạm vi ủy quyền và không được ủy quyền lại cho người khác;

- Người đại diện hợp pháp có nghĩa vụ phải có mặt khi có Giấy triệu tập của CQĐT, VKS, Tòa án và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp giữa người đại diện và người được đại diện không thống nhất với nhau về quyền và nghĩa vụ thì cơ quan tiến hành tố tụng có quyền chỉ định người đại diện trên cơ sở bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người được đại diện.

- Trường hợp người được đại diện là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà khơng có người đại diện hoặc người đại diện của họ đồng thời là người tham gia tố tụng thì cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định người đại diện trên cơ sở bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người được đại diện.”

Để đảm bảo thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, không tạo nên sự mâu thuẫn trong cách hiểu nội dung giữa điều 51 Bộ luật TTHS và điều 231 Bộ luật TTHS nên sửa đổi lại điểm e khoản 2 điều 51 quy định người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:

“…Kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm…”

Sửa lại khoản 1 điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng khẳng định:

“Trường hợp tại phiên tịa ngươì bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp những người này yêu cầu hoặc đồng ý để Tòa án xét xử vắng mặt họ

Nếu nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tùy từng trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hỗn phiên tịa hoặc vẫn tiến hành xét xử”.

Lý do của việc sửa đổi trên là sự tham gia phiên tịa của người bị hại có mục đích làm sáng tỏ nội dung vụ án, điều này hồn tồn khác với sự có mặt

của nguyên đơn và bị đơn dân sự. Vì vậy, khơng thể đồng nhất vai trị sự có mặt của các chủ thể trên tại phiên tòa được.

Bổ sung thêm một điều quy định về người đại diện gia đình bị cáo là người chưa thành niên để tránh việc mỗi một cơ quan tiến hành tố tụng lại xác định một cách khác nhau:

“Điều…

Bất kỳ người nào có đủ năng lực pháp luật, có quan hệ huyết thống với bị cáo là người chưa thành niên đều có thể là người đại diện gia đình bị cáo. Trường hợp có từ hai người trở lên là đại diện gia đình bị cáo thì giữa những người đó phải thống nhất cử ra một người đại diện. Nếu khơng thống nhất được thì cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định.”

Sửa đổi khoản 2 điều 306 Bộ luật TTHS:

“… Đại diện gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.”

Bổ sung khoản 4 vào điều 306 Bộ luật TTHS như sau:

“… Sự có mặt của đại diện gia đình bị cáo trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 điều này vừa là quyền đồng thời là nghĩa vụ.”

Sửa đổi khoản 3 điều 249 Bộ luật TTHS:

“….Trong trường hợp VKS kháng nghị, người bị hại hoặc người đại

diện hợp pháp của họ kháng cáo u cầu thì Tịa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của VKS hoặc kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ; nếu có căn cứ, Tịa án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản cuả Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác về loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.”

Đối với điều khoản quy định về quyền “được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu” của người đại diện hợp pháp, để tránh việc quy định này chỉ mang tính hình thức và nhằm mục đích mang lại hiệu quả hơn trong việc thực hiện quyền của người đại diện và tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá chứng cứ một cách chính xác, đỡ mất thời gian thì Bộ luật TTHS nên có quy định cụ thể đó là những loại tài liệu, đồ vật phục vụ vào việc nào, đưa ra u cầu gì và ai là người có nghĩa vụ phải thực hiện điều đó. Nên chăng, Bộ luật TTHS nên sửa lại đó là những tài liệu, đồ vật liên quan đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện. Quy định này sẽ tránh việc đưa ra các chứng cứ không phục vụ cho việc chứng minh của vụ án, mất thời gian, công sức của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong một số trường hợp sẽ nâng cao ý thức pháp luật của các cơ quan này và tránh việc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện những việc làm sai trái phục vụ cho lợi ích cá nhân.

KẾT LUẬN

So sánh với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm việc xét xử dân chủ, khách quan, công bằng hơn theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02-1-2002 của Bộ Chính trị. Bộ luật TTHS năm 2003 đã quy định tương đối đầy đủ hơn quyền, nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp và là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ án hình sự và đó cũng là tiền đề để người được đại diện và người đại diện thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, sau gần 12 năm đi vào cuộc sống bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì Bộ luật TTHS đã bộc lộ những vướng mắc trong quá trình áp dụng đặc biệt đối với chế định người đại diện hợp pháp. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã nghiên cứu những quy định pháp luật về người đại diện hợp pháp và tìm ra những điểm bất cập để đưa ra ý kiến nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định trên. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tác giả đã thu được những kết quả sau:

- Khẳng định vai trò quan trọng của người đại diện hợp pháp (gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền)- một bên chủ thể không thể thiếu trong rất nhiều các quan hệ pháp luật Tố tụng hình sự. Sự có mặt của người đại diện hợp pháp có vai trị rất lớn trong việc giải quyết các vụ án hình sự và nó được thể hiện trên hai phương diện đó là: Làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án và bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện.

- Sự khác nhau giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Trong những trường hợp nào thì quan hệ pháp luật Tố tụng hình sự phải có người đại diện theo pháp luật và những trường hợp nào thì được đại diện theo ủy quyền. Phân biệt giữa hai loại người đại diện này còn

được thể hiện ở chỗ: Người đại diện theo pháp luật có các quyền và nghĩa vụ như người được đại diện còn người đại diện theo ủy quyềnthì ngồi những quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của họ còn bị giới hạn bởi văn bản ủy quyền.

- Trong hoạt động tố tụng, vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về tư cách người đại diện hợp pháp dẫn đến những cách áp dụng khác nhau và ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người được đại diện cũng như người đại diện. Một số người tiến hành tố tụng lợi dụng vào việc Bộ luật TTHS chưa có quy định rõ về người đại diện để thực hiện những mục đích sai trái phục vụ mục đích tư lợi cá nhân gây mất lịng tin của nhân dân, thiệt hại về vật chất cho cá nhân, tổ chức. Hậu quả của việc xác định sai tư cách của người đại diện là nguyên nhân của những Bản án bị sửa hoặc bị hủy do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

- Tác giả đã tiến hành nghiên cứu những quy định về người đại diện hợp pháp của Luật TTHS một số nước như CHND Trung Hoa và CHLB Đức. So sánh với Luật TTHS Việt Nam để nhận ra những ưu điểm cũng như những điểm còn hạn chế trong quy định về người đại diện hợp pháp của Bộ luật TTHS năm 2003.

- Tác giả đã đưa ra một số ý kiến cá nhân nhằm sửa đổi, bổ sung những điểm bất cập về người đại diện hợp pháp trong Bộ luật TTHS nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hình sự, đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng, tạo điều kiện áp dụng pháp luật một cách thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

“ Người đại diện hợp pháp trong luật TTHS Việt Nam” là một đề tài khó viết và rất ít tác giả nghiên cứu. Vì thời gian và năng lực có hạn, đề tài khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Tác giả rất mong muốn được đón nhận những ý kiến đóng góp để có hồn thiện hơn nữa về nhận thức đối với đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện hợp pháp trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)