Quy định về người đại diện hợp pháp trong pháp luật Tố tụng Hình sự của Cộng hòa liên bang Đức và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện hợp pháp trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 46 - 57)

Hình sự của Cộng hịa liên bang Đức và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Luật TTHS Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức khơng có định nghĩa về người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng. Các đối tượng tham gia vào quan hệ tố tụng để giải quyết vụ án đều là chủ thể tham gia tố tụng. Theo quy định của pháp luật CHLB Đức, quá trình giải quyết các vụ án hình sự bao

gồm những giai đoạn cơ bản như giai đoạn điều tra, giai đoạn trung gian, giai đoạn xét xử. Tùy thuộc vào vai trò của từng người trong từng giai đoạn TTHS mà pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của họ phải tham gia vào giải quyết vụ án. Pháp luật TTHS CHLB Đức quy định cụ thể những chủ thể tham gia TTHS trong đó có những đối tượng cơ bản của TTHS như: người bị tình nghi, bị can, bị cáo, người bị hại; người đại diện bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại; người có quyền lợi, nghĩa vụ pháp lý tham gia khác tham gia tố tụng như: người giám định và người làm chứng.

Trong số các chủ thể trên thì người bào chữa được xem như là người đại diện bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại.

Điều 137 Bộ luật TTHS CHLB Đức quy định bị can, bị cáo có thể yêu cầu luật sư bào chữa tại bất cứ giai đoạn nào của q trình tố tụng. Theo đó một người có quyền được nhận tư vấn pháp lý trong quá trình thủ tục TTHS bất cứ khi nào mà người đó muốn nhưng tối đa khơng q ba người. Họ có thể là các luật sư chuyên tranh tụng trước một Tòa án Đức hoặc các giáo sư dạy luật tại các trường đại học. Sự khác biệt về tư cách tố tụng trong từng giai đoạn ít nhiều ảnh hưởng đến phạm vi được bảo đảm quyền cơ người bào chữa ví dụ: đối với người bị tình nghi, quyền có quyền người bào chữa của họ bị hạn chế trong quá trình thẩm tra của cảnh sát. Luật sư có nghĩa vụ hành động trong khuôn khổ pháp luật, tôn trọng sự thật khi đưa thông tin ra trước Tịa, khơng để khách hàng của mình trốn tránh pháp luật và không được giả mạo chứng cứ hoặc giúp đỡ khách hàng của mình giả mạo chứng cứ. Luật sư chỉ cần đưa ra những chứng cứ, luận điểm có lợi cho khách hàng và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Luật sư bào chữa tham gia tố tụng ttheo yêu cầu của bị can, bị cáo hoặc trong trường hợp bị chỉ định. Điều 140 Bộ luật TTHS quy định các trường hợp người bào chữa bắt buộc phải tham gia đó là:

- Bị cáo bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án khu vực hoặc Tòa án cấp trên;

- Bị can, bị cáo bị truy tổ về một tội phạm nghiêm trọng, việc xét xử có thể dẫn đến lệnh cấm làm một cơng vệc nhất định;

- Bị can, bị cáo đã bị giam giữ trong thời gian ít nhất là ba tháng theo Quyết định của Tịa án và khơng trả tự do ít nhất là hai tuần trước khi mở phiên Tòa xét xử;

- Bị can, bị cáo đang trong quá trình xem xét kết luận về tình trạng tâm thần;

- Bị can, bị cáo đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam hoặc trường hợp có quyết định thay đổi luật sư tham gia tố tụng.

Trong một số trường hợp khác, Thẩm phán sẽ chỉ định Luật sư bào chữa nếu xét thấy sự tham gia của Luật sư là cần thiết vì tính chất nghiêm trọng của tội phạm, tính phức tạp của tình tiết vụ án hoặc xét thấy căn cứ bị cáo không thể tự bào chữa cho mình nhất là trường hợp bị câm điếc hoặc đối với những vụ án theo khoản 3, 4 điều 397a và 406g hoặc người bị hại đã chỉ định người đại diện hợp pháp cho họ. Trong những trường hợp này, nếu bị can, bị cáo không chọn người bào chữa thì Tịa án sẽ chỉ định luật sư bào chữa.Việc chỉ định luật sư bào chữa trước giai đoạn xét xử do cơ quan công tố chỉ định, ở các giai đoạn tiếp theo do Tòa án thụ lý vụ án hoặc Thẩm phán xét xử chỉ định. Hiện nay, trong một số vụ án phức tạp, các Tòa án thường chỉ định thêm một Luật sư nghĩa vụ ngoài Luật sư đã được bị can, bị cáo chọn để tránh trường hợp Luật sư đã được chọn từ bỏ việc bào chữa trước khi kết thúc vụ án.

Điều 138a quy định việc thay đổi người bào chữa: Luật sư bào chữa sẽ khơng tham gia tố tụng nếu có căn cứ nghi ngờ ở một mức độ nhất định tại thời điểm mở phiên tòa xét xử rằng có liên quan đến tội phạm là đối tượng

của việc điều tra; đã lợi dụng việc liên quan đến bị can đang bị cách ly với mục đích thực hiện hành vi phạm tội hoặc gây nguy hại đáng kể cho an ninh nơi giam giữ hoặc đã thực hiện hành vi phạm tội mà trong trường hợp bị can bị kết tội sẽ cấu thành hành vi đồng phạm, cản trở công lý hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có. Ngồi ra, Luật sư tố tụng cịn khơng được tham gia tố tụng theo điều 129a Bộ luật hình sự nếu có các tình tiết nghi ngờ anh ta đã hoặc đang thực hiện những hành vi phạm tội quy định tại khoản 1 điểm 1, 2 điều 138a nêu trên; khi có căn cứ cho rằng Luật sư bào chữa vi phạm về trách nhiệm, nghĩa vụ của Luật sư đối với các tội phản quốc hoặc xâm phạm an ninh đối ngoại theo các điều 94, điều 96, điều 97a, điều 100 Bộ luật hình sự hoặc sự tham gia của Luật sư sẽ ảnh hưởng đến an ninh, đối ngoại của nước CHLB Đức. Khi bị thay đổi, các hoạt động thuộc quyền và nghĩa vụ của người bào chữa cũng chấm dứt. Luật sư sẽ được thay đổi ngay sau khi các căn cứ dẫn đến việc thay đổi Luật sư khơng cịn nữa.

Luật TTHS cũng quy định quyền và nghĩa vụ của người bào chữa như: Luật sư biện hộ có quyền đưa ra lời tư vấn cho khách hàng của mình, có mặt trong quá trình xét xử (điều này bắt buộc trong trường hợp bào chữa theo nghĩa vụ theo chỉ định) và được tự mình tiến hành điều tra. Quyền quan trọng nhất của Luật sư biện hộ đó là quyền được tiếp cận khơng hạn chế đến các hồ sơ có liên quan đến việc thẩm vấn bị can, bị cáo, các kết luận của các Giám định viên. Điều 147 Bộ luật TTHS quy định: Luật sư bào chữa có quyền kiểm tra các hồ sơ vụ án mà Tịa án có, những hồ sơ sẽ được trình lên Tịa án trong trường hợp đã có quyết định khởi tố, kiểm tra những chứng cứ đã được thu thập chính thức, kiểm tra việc giám định của chuyên gia. Ở tất cả các giai đoạn tố tụng, Luật sư bào chữa có quyền kiểm tra các biên bản lấy lời khai bị can, các hoạt động tố tụng điều tra mà luật quy định luật sư phải có mặt hoặc lẽ ra phải có mặt. Luật sư bào chữa có thể được phép mang hồ sơ trừ các

chứng cứ về văn phịng hoặc nơi ở của mình để kiểm tra ngoại trừ trường hợp cơ quan công tố hoặc thẩm phán thấy rằng việc mang hồ sơ của Luật sư ảnh hưởng đến bí mật điều tra. Quyền cho phép Luật sư kiểm tra hồ sơ do cơ quan công tố quyết định trước khi đưa vụ án ra xét xử, các trường hợp khác do Thẩm phán Tòa án đã thụ lý hồ sơ quyết định. Cơ quan công tố phải hủy bỏ kịp thời quyết định không cho phép kiểm tra hồ sơ của Luật sư trước khi vụ án đã kết thúc điều tra, lý do ảnh hưởng đến cuộc điều tra khơng cịn nữa.

Luật sư có thể trao đổi với bị can, bị cáo bằng văn bản hoặc bằng miệng hoặc trao đổi với bị can, bị cáo qua các phương tiện truyền thông khác như bằng điện thoại mà không bị giám sát và không bị hạn chế về mặt không gian kể cả trong trường hợp bị can bị tạm giam trong giai đoạn tiền xét xử (điều 148, điều 148a) trừ trường hợp bị can, bị cáo theo quy định thuộc đối tượng bị giám sát (bị điều tra theo tội quy định tại điều 129a Bộ luật hình sự) thì lúc đó Tịa án mới thực hiện việc giám sát bằng thiết bị để ngăn ngừa việc trao đổi tài liệu, đồ vật giữa bị can, bị cáo và Luật sư bào chữa. Nhằm bảo vệ bí mật riêng giữa Luật sư với khách hàng, Luật sư có quyền từ chối đưa ra chứng cứ và thư từ trao đổi giữa mình với khách hàng và được miễn trừ khơng bị thu giữ các thư tín đó nếu chúng thuộc quyền sở hữu của mình. (khoản 1, khoản 2 điều 53, khoản 1 điều 97). Mọi tài liệu liên quan đến vụ án có thể bị thu giữ bất cứ khi nào được tìm thấy trừ trường hợp tài liệu của Luật sư biện hộ tiếp xúc với thân chủ và các tài liệu thuộc hoạt động nghiệp vụ của Luật sư (Điều 148). Trong q trình xét xử, Luật sư biện hộ có nhiệm vụ bảo đảm các hoạt động tố tụng được thực hiện đúng đắn cũng như bảo vệ quyền của bị cáo. Luật sư cịn phải có nhiệm vụ đưa ra trước tịa tất cả các bằng chứng có lợi cho bị cáo, đệ trình và đặt đơn yêu cầu cũng như đặt câu hỏi.

Luật sư có quyền có mặt và được báo trước về ngày tiến hành thẩm vấn, được phép có mặt khi Thẩm phán thẩm vấn nhân chứng hay chuyên gia

giám định, trừ trường hợp xét thấy việc thơng báo đó gây bất lợi cho quá trình điều tra.

Khi Cảnh sát thẩm vấn, Luật sư khơng được phép có mặt, trừ khi bị can từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào nếu khơng có mặt luật sư. Sự hiện diện của luật sư do cảnh sát quyết định mặc dù kinh nghiệm thực tế cho thấy luật sư bào chữa có thể hạn chế sai sót điều tra bằng cách đặt thêm các câu hỏi phụ và khuyến khích thân chủ của mình hợp tác với cảnh sát. Người bào chữa có quyền được kiểm tra việc thẩm vấn bị cáo, lời khai của nhân chứng và các hoạt động điều tra một cách vô điều kiện (Điều 147). Tại phiên tịa, người thẩm vấn có quyền thẩm vấn nhân chứng và người giám định sau khi những người này đã được các bên bổ sung tại phiên tòa. Sau phần xét hỏi chính, người bào chữa có thể đại diện cho bị cáo tiến hành việc kháng cáo nhưng không được trái ý muốn của bị cáo (Điều 297)

Những nội dung cơ bản trên về người bào chữa - người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị hại trong Luật TTHS CHLB Đức về vai trò, nghĩa vụ của người bào chữa. Những đặc điểm này đã thể hiện một cách rõ ràng quan điểm lập pháp của Đức về cơ chế bảo đảm quyền tố tụng của người được buộc tội nói chung và quyền có người bào chữa nói riêng.

So sánh giữa Bộ luật TTHS CHLB Đức với Bộ luật TTHS Việt Nam ta thấy: Đối tượng là người đại diện theo pháp luật trong luật TTHS Việt Nam rộng hơn pháp luật TTHS CHLB Đức. Trong khi pháp luật Việt Nam quy định người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần là bố, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ. Đối với người đại diện trong pháp luật TTHS CHLB Đức được chủ yếu thơng qua vai trị của người bào chữa mà chủ đạo là vai trò của Luật sư.

Về thời điểm đảm bảo người có quyền bào chữa mặc dù hồn tồn khơng giống nhau nhưng nhìn chung cả pháp luật Việt Nam và Đức đều có

những quy định khá tương đồng về thời điểm quyền có người bào chữa. Theo luật TTHS Việt Nam, quyền có người bào chữa được áp dụng từ khi một người bị tạm giữ (điều 11 và điều 48 Bộ luật TTHS). Quyền này được duy trì đảm bảo bị can trong giai đoạn điều tra và bị cáo trong giai đoạn xét xử. Bộ luật TTHS CHLB Đức tại điều 137 nêu rằng: Người bị buộc tội có thể bị trợ giúp bởi người bào chữa trong mọi giai đoạn tố tụng.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo trong một số trường hợp cụ thể, cả hai hệ thống pháp luật đều ghi nhận một trong những hình thức bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội đó là nghĩa vụ chỉ định người bào chữa của Nhà nước. Bộ luật TTHS CHLB Đức dành hẳn một điều luật quy định những trường hợp bắt buộc chỉ định người bào chữa đó là bị can, bị cáo bị truy tố về một tội phạm nghiêm trọng, việc xét xử có thể dẫn đến lệnh cấm làm một công việc nhất định. Trong những trường hợp này Nhà nước ấn định nghĩa vụ của Tòa án phải chỉ định người bào chữa cho bị cáo. Cùng quan điểm với Đức, Bộ luật TTHS Việt Nam cũng quy định những trường hợp bắt buộc nghĩa vụ chỉ định người bào chữa (điều 57) và vì vậy đã thể hiện quan điểm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người bị buộc tội. Tuy nhiên phạm vi áp dụng hẹp hơn rất nhiều. Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ có trách nhiệm chỉ định người bào chữa trong hai trường hợp: bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.

Về việc lựa chọn và từ chối người bào chữa: Quyền lựa chọn người bào chữa chỉ định trong luật TTHS CHLB Đức được quy định rất hạn chế. Người bào chữa chỉ định sẽ do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa lựa chọn trong số các Luật sư làm việc tại Tòa án. Người bị buộc tội chỉ được chọn ra một người trong số những Luật sư được đề nghị bởi Thẩm phán trong một khoảng thời gian nhất định (điều 142). Bên cạnh đó, khơng có một điều luật nào ghi nhận về quyền từ chối người bào chữa trong Luật TTHS Đức. Tai điều 140 Bộ luật

TTHS CHLB Đức nêu rõ: Trong các trường hợp bắt buộc chỉ định người bào chữa, người bị buộc tội tuyệt đối khơng có quyền từ chối người bào chữa. Tuy nhiên, khác với Đức, pháp luật Việt Nam vẫn ghi nhận người bị buộc tội có quyền lựa chọn và từ chối người bào chữa chỉ định (điều 57). Đây là một đặc điểm được đánh giá là ưu việt hơn luật TTHS CHLB Đức bởi lẽ về mặt lý luận một người không thể bị cưỡng chế thực hiện hoặc không thực hiện quyền pháp lý của mình khi tham gia một quan hệ pháp luật. Do đó, cần thiết phải ghi nhận việc từ chối người bào chữa chỉ định là quyền của người bị buộc tội, trừ khi việc từ chối sẽ tiềm ẩn những bất lợi cho bản thân hoặc phá vỡ tính cơng bằng của pháp luật.

Bộ luật TTHS của nước Cộng hòa nhân dân (CHND) Trung Hoa được thông qua kỳ họp thứ hai Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 5 ngày 01 tháng 7 năm 1979 và được sử đổi theo Quyết định sửa đổi Luật TTHS của nước CHND Trung Hoa thông qua tại kỳ họp thứ tư Đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 8 ngày 17 tháng 3 năm 1996. Bộ luật TTHS trên đã quy định chi tiết khải niệm về người đại diện.

Trong Bộ luật tố tụng hình sự của CHND Trung Hoa khơng phân loại rõ thành người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền mà chỉ quy quy định một cách chung chung về người đại diện tại điều 32 như sau:

“Ngoài quyền tự bào chữa, nghi can hoặc bị cáo có thể chọn một hoặc hai người khác làm người bào chữa. Những người sau đây có thể được chọn là người bào chữa:

1) Luật sư;

2) Người do tổ chức hoặc đơn vị công tác của nghi can hoặc bị cáo đề nghị; 3) Người giám hộ hoặc họ hàng và bạn bè của nghị can, bị cáo.

Người đang chấp hành hình phạt hoặc người mà quyền tự do cá nhân bị tước đoạt hoặc hạn chế theo luật không được làm người bào chữa.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện hợp pháp trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)