Về việc xác định người đại diện hợp pháp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện hợp pháp trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 59 - 64)

+ Bộ luật TTTHS năm 2003 vẫn chưa có quy định thể nào là người đại diện hợp pháp và những chủ thể nào được coi là người đại diện hợp pháp. Đặc biệt, đối với trường hợp xác định người đại diện trong trường hợp người bị hại chết. Hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn dựa vào các quy định của Bộ luật dân sự có nghĩa là những người thừa kế theo pháp luật sẽ là người đại diện hợp pháp. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Để xác định và đưa vào tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người đại diện hợp pháp của người chết thì các cơ quan tiến hành tố tụng vụ án hình sự cần phải thu thập các tài liệu, chứng cứ có liên quan để xác định về những người thừa kế theo pháp luật của người chết. Những người thừa kế theo pháp luật của người bị hại đã chết phải được tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn điều tra. Nếu người chết có những người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất như vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha ni, mẹ ni, con đẻ, con ni thì ngay từ giai đoạn điều tra CQĐT phải triệu tập tất cả những người này để ghi nhận ý kiến của họ về vấn đề cần giải quyết. Trường hợp chỉ có một người đến làm việc với CQĐT thì những người khác phải có giấy ủy

quyền cho họ. Đối với con chưa thành niên thì người cha hoặc người mẹ là giám hộ đương nhiên không cần giấy ủy quyền. Trong thực tế đã có nhiều trường hợp người chết có vợ nhưng lại chung sống với người phụ nữ khác và có con nhưng CQĐT chỉ làm việc với người vợ mà bỏ quên quyền lợi của người con mà người chết đã chung sống với người phụ nữ khác; hoặc người chết cịn cha, mẹ nhưng họ cũng khơng được triệu tập để tham gia tố tụng.

Ví dụ 1: Vụ Nguyễn Quốc Sang lái xe ô tô gây ra tai nạn giao thông

làm chết anh anh Nguyễn Ngọc Phan Tâm, anh Vũ Quốc Nam cùng với hai con anh Nam là cháu Vũ Thu Hà, Vũ Văn Quãng cùng 7 người khác bị thương. Sau tai nạn chủ xe ô tô là bà Nguyễn Thị Thoại đã bồi thường cho gia đình anh Vũ Quốc Nam 100.000.000đ. Bản án sơ thẩm đã tuyên buộc bà Thoại tiếp tục bồi thường 12.600.000đ và bị cáo Sang bồi thường 2.000.000đ cho gia đình anh Nam (do anh Vũ Quốc Đông đại diện); bà Thoại cấp dưỡng nuôi con anh Nam (theo giấy khai sinh) mỗi tháng 200.000đ đến khi cháu tròn 18 tuổi. Sau khi xét xử sơ thẩm, anh Đông kháng cáo đề nghị xử lại phần dân sự. Bản án đã xét xử theo thủ tục phúc thẩm.

Tại Kháng nghị số 04/2009/HS-TK ngày 06/05/2009, Chánh án TANDTC đã kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm và đề nghị Hội đồng thẩm phán TANDTC hủy bản án hình sự phúc thẩm về phần quyết định buộc bà Thoại bồi thường tổn thất tinh thần, tiền mất thu nhập của anh Nam và tiền án phí dân sự để xét xử phúc thẩm lại.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 10/2009/HS-GĐT ngày 03/09/2009, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã nhận xét trong vụ án này, một gia đình có ba người chết là anh Nam cùng hai con, nhưng khi xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm và Tịa án cấp phúc thẩm cịn có những sai lầm và một trong những sai lầm đó là xác định sai tư cách người tham gia tố tụng. Cụ thể: Sau khi anh Nam chết, ngoài chị Nguyễn Thị Phin là người thân gần gũi nhất, thì anh Nam cịn có

mẹ. Như vậy, người đại diện hợp pháp của anh Nam gồm có mẹ và vợ là chị Phin, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không xác minh để đưa mẹ của anh Nam tham gia tố tụng, mà xác định anh Vũ Quốc Đông là em trai anh Nam (được chị Phin ủy quyền) là người đại diện hợp pháp của người bị hại và Tòa án cấp phúc thẩm cũng đã không khắc phục được sai lầm nêu trên.

Nguyên nhân dẫn đến những sai xót trên là do Bộ luật TTHS chưa có quy định cụ thể về người đại diện hợp pháp và do vậy việc áp dụng các quy định về người đại diện theo pháp luật trong luật dân sự và Luật TTDS là khơng có cơ sở pháp lý. Mặt khác, theo quan điểm cá nhân tác giả thì trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự khơng nhất thiết phải áp dụng lần lượt như trong hàng thừa kế của luật dân sự, vì bản chất và mục đích của hai quan hệ pháp luật này là khác nhau. Nên chăng, trong Luật TTHS quy định một trong những người thuộc các hàng thừa kế đều có thể là người đại diện hợp pháp của người bị hại trong luật TTHS. Sở dĩ luật TTHS nên có quy định như vậy là do hầu hết những người thân thích nào của người bị hại trong số những người thuộc hàng thừa kế khi tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự cũng chung một mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị hại. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp vì một lý do chủ quan nào đó họ khơng đứng về phía người bị hại (có thể do những bất đồng cá nhân, có tư thù riêng…) và do vậy họ không thể khách quan trong việc bảo vệ quyền lợi của người bị hại. Trong những trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụng cũng cần có cách lựa chọn người đại diện sao cho không ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án. Để giải quyết vấn đề này, Bộ luật TTHS nên có quy định cụ thể về những trường hợp không được là người đại diện hợp pháp nói chung và là người đại diện hợp pháp của người bị hại nói riêng nếu như có căn cứ cho rằng người đại diện có thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.

Một điểm còn vướng mắc nữa cần được giải quyết trong Bộ luật TTHS khi đề cập đến người đại diện hợp pháp của người bị hại đó là: Bộ luật TTHS hiện chỉ có quy định về người đại diện hợp pháp trong trường hợp người bị hại chết mà chưa có quy định trong trường hợp người bị hại mất tích. Vấn đề đặt ra ở đây là: Nếu người bị hại được xác định là bị mất tích thì người đại diện hợp pháp của họ được quy định và giải quyết như thế nào và họ có được tham gia tố tụng đồng thời thực hiện các quyền của người bị hại không? Thực tế giải quyết vụ án cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng đã giải quyết không thống nhất với nhau.

Ví dụ 2: Trần Văn Hồng 14 tuổi 8 tháng bị Tòa án nhân dân tỉnh A xét

xử về tội Giết người theo quuy định tại khoản 1 điều 93 Bộ luật hình sự. Vì bị cáo là người chưa thành niên phạm tội nên theo quy định tại khoản 3 điều 306 Bộ luật TTHS thì: “…Tại phiên tịa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt của đại diện gia đình bị cáo trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà khơng có lý do chính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức…”.Quy định trên còn quá chung chung, chưa nêu được đại diện của gia

đình là ai nên việc xác định đại diện gia đình ở mỗi một Tịa án lại có sự khác nhau do có nhiều cách hiểu và giải thích khác nhau. Thẩm phán A hiểu rằng: Đại diện gia đình bị cáo là người chưa thành niên là cha mẹ hoặc người giám hộ của bị cáo theo quy định tại điều 141 Bộ luật dân sự. Trong khi đó, Thẩm phán B lại xác định: Chủ hộ mới là đại diện hộ gia đình bị cáo chưa thành niên vì theo quy định tại điều 107 Bộ luật dân sự thì chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự và vì lợi ích chung của hộ. Cha mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Thẩm phán C lại có một cách hiểu khác: Đại diện gia đình bị cáo là người chưa thành niên có thể là người đại diện theo pháp luật và là người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật vì trong luật TTHS hiện hành khơng cấm điều đó và

hơn nữa để là người đại diện theo ủy quyền thì trước tiên họ đã đảm bảo đảm vai trò của người đại diện. Thẩm phán D có quan điểm hoàn toàn khác và quan điểm này hiện được xem như là cách hiểu phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong hoạt động tố tụng hiện nay đó là: Bất cứ người thành niên nào trong hộ gia đình của bị cáo có mối quan hệ huyết thống với bị cáo đều được coi là đại diện gia đình bị cáo chưa thành niên.

Một khó khăn nữa mà các cơ quan tiến hành tố tụng đang gặp phải đó là việc xác định đại diện gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội của những bị cáo chưa thành niên nhưng lang thang không nơi ở cố định, không xác định được cha mẹ hoặc cha mẹ chết mà khơng cịn người thân. Để giải quyết vấn để trên, một văn bản pháp luật mới ra đời đó là Thơng tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật TTHS đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên tại khoản 2 điều 7 quy định: “Đối với người chưa thành niên phạm tội khơng cịn cha mẹ, khơng nơi cư trú rõ ràng hoặc là người lang thang cơ nhỡ khơng nơi nương tựa thì CQĐT cần tìm mọi biện pháp để xác định lý lịch cũng như gia đình của họ. Trong trường hợp khơng xác định được thì CQĐT đề nghị cơ quan Lao động và thương binh xã hội hoặc Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ nơi bắt giữ, nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi có thẩm quyền điều tra cử cán bộ giám sát người chưa thành niên”. Quy định trên có vẻ như thiếu mang tính thực tế vì: số lượng người

chưa thành niên khơng có gia đình, cha mẹ và người thân phạm tội hiện nay khá lớn trong khi khối lượng công việc của các cơ quan trên quá nhiều. Do đó, trên thực tế đa số các cơ quan, tổ chức trên từ chối cử cán bộ giám sát. Mặt khác, việc giám sát theo quy định trên là nhằm mục đích tìm ra người đại diện gia đình nếu như bị cáo là người chưa thành niên cố tình che giấu nhưng có những trường hợp họ khơng có gia đình, cha mẹ và người thân

thực sự thì việc giám sát đó cũng chỉ mất công sức và thời gian mà không đem lại kết quả gì.

Tại khoản 2 điều 306 còn quy định về những trường hợp “cần thiết khác” phải có mặt đại diện của gia đình. Vậy những trường hợp cần thiết khác ở đây là gì và vì vậy, việc thực hiện quy định này vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các cơ quan tiến hành tố tụng. Vấn đề này luật TTHS nên có quy định cụ thể để hạn chế thấp nhất sự thiếu thống nhất về quan điểm giữa các cơ quan tố tụng với nhau dẫn đến việc giải quyết vụ án kéo dài không cần thiết.

Người chưa thành niên trong luật TTHS được hiểu là những người từ đủ 14 tuối đến dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, Bộ luật TTHS khoản 2 điều 306 mới chỉ có quy định về đại diện gia đình cho đối tượng là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất là người bị tạm giữ, bị can mà khơng có quy định đại diện gia đình cho đối tượng là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khơng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất là người bị tạm giữ, bị can. Bộ luật TTHS cần có những quy định rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện hợp pháp trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)