Quy định về người đại diện hợp pháp trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện hợp pháp trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 28 - 46)

Hình sự năm 2003

Qua nghiên cứu về Bộ luật TTHS năm 2003 cho thấy: Người đại diện hợp pháp được đề cập ở hai góc độ: Góc độ thứ nhất đó là những điều luật quy định những chủ thể có quyền có người đại diện hợp pháp và góc độ thứ hai đó là những điều quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện.

Nói như vậy có nghĩa là khi nghiên cứu về người đại diện hợp pháp trong TTHS, ta chỉ xoay quanh các vấn đề liên quan đến hai góc độ đã đề cập trên.

Ở góc độ thứ nhất đó là những điều luật quy định những chủ thể có quyền có người đại diện hợp pháp.

Tại chương IV quy định về những người tham gia tố tụng từ điều 48 đến điều 62 thì những người tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS bao gồm: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người bào chữa. Tuy nhiên, bộ luật TTHS chỉ quy định một số các chủ thể trong số những chủ thể nêu trên là có người đại diện hợp pháp, người đại diện đó có thể tồn tại dưới một trong hai hình thức đó là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

Có thể nêu ra những chủ thể được quyền có người đại diện hợp pháp đó là: người bị hại, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người làm chứng. Quyền của người đại diện hợp pháp của các chủ thể trên quy định cụ thể tại các điểm d khoản 2 điều 48, điểm e khoản 2 điều 49, điểm e khoản 2 điều 50, khoản 2 điều 51, khoản 2 điều 52, khoản 2 điều 53, khoản 1 điều 54. Riêng đối với người làm chứng thì được có quyền có người đại diện trong một trường hợp duy nhất được quy định tại khoản 3 điều 133: “…Giấy triệu tập người làm chứng chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ”

Tại khoản 2, điều 57 Bộ luật TTHS quy định: Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì CQĐT, VKS hoặc Tịa án phải yêu cầu Đoàn Luật sư phân cơng Văn phịng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:

- Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật Hình sự;

- Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Không phải ngẫu nhiên mà Bộ luật TTHS lại dành riêng phần thứ bẩy thủ tục đặc biệt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Xin trích dẫn lời của tác giả Đặng Thanh Nga trong bài viết “Một số đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội” đăng trên Tạp chí Luật học [25, tr.39]: “Người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh lý

lẫn tâm lý, ý thức. Đây là giai đoạn diễn ra những biến cố những biến cố rất đặc biệt, đó là sự phát triển cơ thể mất cân bằng đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của người chưa thành niên. Sự phát triển không cân bằng của hệ tim và mạch. Tim phát triển nhanh hơn các mạch máu đã gây ra sự thiếu máu trong từng bộ phận trên vỏ não và đơi khi cịn làm rối loạn chức năng trong hoạt động của hệ tim mạch. Do đó, người chưa thành niên có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc suy giảm, dễ bị kích động, dễ nổi nóng…”

Theo thơng tư 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật TTHS đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên quy định tại điều 1 về mục đích của Thơng tư như sau:

“Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần, là những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi họ tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án, do đó tùy theo lứa tuổi, mức độ trưởng thành và nhu cầu cá nhân mà họ cần được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự.”

Bởi những yếu tố đặc thù như đã phân tích ở trên của người chưa thành niên nên Bộ luật TTHS đã quy định tại điều 303 về bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên:

“Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam

nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cư quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”

Như vậy, có thể suy đốn rằng: Những người chưa thành niên từ dưới 14 tuổi thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự và vì vậy khơng áp dụng hình phạt bắt, tạm giữ, tạm giam.

Nắm bắt được các đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, các nhà làm luật đã quy định tại khoản 2 điều 302 Bộ luật TTHS như sau: “…Khi tiến hành hoạt động điều

tra, truy tố và xét xử cần phải xác định rõ:

Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; điều kiện sống và giáo dục; có hay khơng có người thành niên xúi giục; ngun nhân và điều kiện phạm tội”.

Điều 306 Bộ luật TTHS quy định: Đại diện của gia đình người bị tạm giữ, bị can, bị cáo… có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của CQĐT, VKS, Tòa án.

Tại điều 8 thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC- BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật TTHS đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên

quy định: “Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thơng báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam…”

Điều 9 thông tư 01/2011 quy định về tham gia tố tụng của người bào chữa là bắt buộc trừ trường hợp người chưa thành niên và người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa.

Việc hỏi cung, lấy lời khai của người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp họ cố tình vắng mặt mà khơng có lý do chính đáng. Nếu Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý thì đại diện gia đình có thể hỏi người tạm giữ, bị can, được đưa ra yêu cầu, tài liệu, đồ vật, khiếu nại; đươc đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra (điều 10, thông tư liên tịch 01/02011).

Đối với chủ thể là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì pháp luật TTHS nói chung và Bộ luật TTHS nói riêng khơng có điều luật nào quy định thế nào gọi là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất và mức độ nào thì bắt buộc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất phải có người đại diện. Từ thực tế cuộc sống cho thấy có những người có nhược điểm về thể chất như mù, câm, điếc, cụt tay, chân…nhưng họ không bị mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi và vì thế trong từng quan hệ pháp luật TTHS cụ thể mà họ vẫn có thể tham gia với tư cách là người tham gia tố tụng. Trong thực tế xét xử, những người có nhược điểm về thể chất được hiểu là người bị hạn chế hoặc mất năng lực điều khiển hành vi dân sự. Do vậy, khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS bắt buộc họ phải có người đại diện hợp pháp. Cịn đối với người có nhược điểm về tâm thần thì khơng cần phải bàn luận, đương nhiên trong mọi quan hệ pháp luật, họ bắt buộc phải có mặt của người đại diện.

Một đối tượng nữa là chủ thể có quyền có người đại diện đó là người bị hại chưa thành niên (tức là người chưa đủ 18 tuổi) và người bị hại có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Luật TTHS ghi nhận thông qua điều 105: “Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật Hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”. Khái niệm người bị hại trong Luật TTHS được hiểu là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra.

Bộ luật TTHS khơng có điều luật nào quy định đối với từng chủ thể là người đại diện cho người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS thì họ là người đại diện theo pháp luật hay theo ủy quyền. Tại một văn bản dưới luật đó là Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối Cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật TTHS tại điểm 1.1, mục I hướng dẫn như sau: “Bị cáo, người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật) của bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất có quyền…”

Cũng tại Mục 1, của văn bản trên tại điểm 1.3 có quy định: ” Người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại (đại diện theo pháp luật) trong trường hợp người bị hại chết hoặc người bị hại là người chưa thành niên…”

Như vậy, đối với những chủ thể trên thì người đại diện hợp pháp cho họ bắt buộc phải là người đại diện theo pháp luật và không thể là người đại diện theo ủy quyền được. Hay nói cách khác, chỉ những người đại diện theo pháp luật mới được coi là người đại diện hợp pháp của bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất; người bị hại chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, người bị hại chết.

Tuy nhiên, đối với riêng trường hợp hại là người chưa thành niên, người bị hại có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, người bị hại chết thì theo quy định của Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP thì mới có người đại diện theo pháp luật. Có nghĩa là loại trừ người bị hại kể trên thì những người cịn lại hồn tồn có thể có người đại diện theo ủy quyền cho người khác tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS. Tại điểm 1.3, mục 1, Nghị quyết 05/2005/NQ- HĐTP quy định về vấn đề này như sau:

“ … Trong trường hợp người bị hại chỉ kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại, thì họ có thể ủy quyền cho người khác. Người được ủy quyền có quyền và nghĩa vụ như người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự”.

Việc pháp luật quy định người chưa thành niên, người có nhược điềm về tâm thần và thể chất bắt buộc phải có người đại diện theo pháp luật và đã có người đại diện theo pháp luật thì đương nhiên họ khơng được ủy quyền cho người khác. Vấn đề này hoàn toàn hợp lý, bởi đây là hai trường hợp đặc biệt. Họ là những người bị mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự và do vậy họ cần thiết phải có người đại diện do pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và đơi khi là cả nghĩa vụ dân sự nữa. Không thể đặt ra vấn đề ủy quyền trong trường hợp cụ thể này được. Bởi lẽ, một bên chủ thể là người bị người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì văn bản ủy quyền cũng khơng cịn giá trị pháp lý.

Về vấn đề ủy quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cho người khác tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS, Luật khơng cho phép có người đại diện theo ủy quyền. Bởi lẽ, một trong những nhiệm vụ chính của luật Hình sự là xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vơ tội. Để đảm bảo mục đích trên, thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong mọi trường hợp đều không được phép ủy quyền cho người

khác tham gia vào quan hệ pháp luật. Trách nhiệm hình sự chỉ được đặt ra đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội và đương nhiên không thể ủy quyền cho một người khác được. Ngay cả khi pháp luật có quy định đối với những trường hợp bị can, bị cáo có người đại diện theo pháp luật thì họ vẫn phải có mặt trong q trình tham gia tố tụng để đảm bảo tính chính xác, khách quan của quá trình tìm ra sự thật của vụ án. Sở dĩ pháp luật quy định họ có người đại diện là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo và khơng có bất cứ người đại diện theo pháp luật nào phải chịu trách nhiệm hình sự thay cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Đối với những trường hợp như: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người đã thành niên, khơng có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì pháp luật khơng cho phép họ có quyền có người đại diện theo pháp luật và theo ủy quyền và chính họ chứ khơng phải bất cứ một người đại diện nào khác phải tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS ở bất cứ giai đoạn nào.

Một đối tượng nữa mà pháp luật không ghi nhận có người đại diện hợp pháp đó là người làm chứng. Điều này xuất phát từ chính vai trị của người làm chứng đó là: để khai báo, cung cấp những thông tin mà họ biết được về vụ án. Do vậy, chỉ họ mới là người biết được những thơng tin đó và để góp phần phục vụ cho việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án thì họ khơng được ủy quyền cho người khác và cũng khơng thể có người đại diện theo pháp luật trong trường hợp này được. Ngay cả khi người làm chứng là trẻ em, mặc dù pháp luật TTHS quy định phải mời cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp khác, thầy cơ gi những vẫn phải có mặt của người làm chứng.

Pháp luật TTHS quy định ba dạng chủ thể có quyền có người đại diện hợp pháp đó là: Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tại khoản 2 điều 52 Bộ luật TTHS quy định: “Nguyên

53 quy định “Bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền…” Tại điểm 1.5, điểm 1.6 Mục 1, Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP nêu rõ: “Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ

(đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền) có quyền…”; “Người có quyền

lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ (đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện hợp pháp trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 28 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)