Quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện hợp pháp trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 64 - 77)

Bộ luật TTHS tại các điều 51, điều 52, điều 53, điều 54 quy định về người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều đồng thời có quy định về quyền của người đại diện hợp pháp cho những người nêu trên. Tuy nhiên, riêng đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quy định tại điều 48, điều 49 và điều 50 Bộ luật TTHS thì hồn tồn khơng nêu quyền của người đại diện hợp pháp. Do vậy, trong q trình giải quyết những vụ án mà có người đại diện hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo các cơ quan tiến hành tố tụng đã coi những người đại diện hợp pháp đó có các quyền như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đây chỉ là cách vận dụng linh hoạt của các cơ quan tố tụng để giải quyết vụ việc. Chính vì các

quyền này không được quy định trong luật nên việc các quyền của người đại diện hợp pháp không được thực hiện một cách đầy đủ, thiếu tính nghiêm minh và cũng vì vậy mà người đại diện hợp pháp khơng có cơ sở pháp lý để bảo đảm các quyền của mình được thực hiện trên thực tế. Có nhiều trường hợp cán bộ của CQĐT, Tòa án đã lợi dụng kẽ hở này cùa pháp luật mà gây khó khăn cho người đại diện hợp pháp và tạo cản trở cho quá trình điều tra, xét xử vụ án.

Trên thực tế xét xử các vụ án hình sự, đa số các Bản án đều ghi nhận quyền kháng cáo của người đại diện hợp pháp. Tuy nhiên, tại khoản 3 điều 249 Bộ luật TTHS lại không quy định quyền kháng cáo cho người đại diện hợp pháp mặc dù tại điểm e khoản 2 điều 51, điểm g khoản 1 điều 52 và điều 231 đều có quy định là người đại diện hợp pháp có quyền kháng cáo. Rõ ràng, giữa các quy định tại khoản 3 điều 249 và điều 231 đang khơng có sự thống nhất. Cách quy định như tại khoản 3 điều 249 hồn tồn có thể hiểu: Ngoài người bị hại, nguyên đơn dân sự được kháng cáo về các vấn đề: tăng, giảm hình phạt; tăng giảm mức bồi thường thiệt hại; áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo… thì những chủ thể khác trong đó có người đại diện hợp pháp khơng có quyền kháng cáo.

Hiện nay, sự am hiểu về pháp luật hình sự và pháp luật TTHS của một phần lớn nhân dân cịn chưa cao. Do vậy, trong việc tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng trong đó có người đại diện hợp pháp còn nhiều điểm hạn chế. Để tạo cho người dân có điều kiện tiếp xúc với pháp luật và hiểu mình có được quyền gì khi tham gia quan hệ pháp luật TTHS thì cần có sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải thích quyền và nghĩa vụ của họ. Do vậy, Bộ luật TTHS cũng cần có sự bổ sung một điều luật riêng khi quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp

pháp trong từng giai đoạn của quá trình tố tụng vì ở mỗi một giai đoạn tố tụng thì quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp là khác nhau và quy định này sẽ giúp cho quá trình tố tụng đạt hiệu quả hơn thơng qua việc người đại diện hợp pháp có thể thực hiện tốt hơn các quyền năng của mình trên cơ sở pháp luật. Mặc dù, điều 201 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định về thủ tục bắt đầu phiên tòa cũng đã quy định về việc chủ tọa phiên tòa sau khi kiểm tra căn cước của những người triệu tập có mặt thì phải giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tịa. Tuy nhiên, như đã trình bày thì quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng trong đó có quyền của người đại diện hợp pháp được giải thích ở thời điểm này là đã muộn vì quyền và nghĩa vụ có được thực hiện tốt hay khơng phụ thuộc rất lớn vào việc người đại diện hợp pháp hiểu được mình có được quyền gì và chuẩn bị thực hiện các quyền đó trên thực tế đến đâu và đương nhiên việc chuẩn bị đó phải được nghiên cứu từ trước chứ khơng phải tại phiên tịa mà có thể chuẩn bị tốt ngay được. Nên chăng, trong điều luật quy định quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp có một khoản quy định về quyền được nhận và giải thích văn bản quy định quyền và

nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp của bị cáo tại phiên tòa trước thời điềm diễn ra phiên tòa chậm nhất là 15 ngày. Quy định này sẽ giúp cho quá

trình tố tụng đạt hiệu quả hơn trong việc người đại diện hợp pháp có thể thực hiện tốt hơn các quyền năng của mình trên cơ sở pháp luật. Sở dĩ, chọn thời điểm bị cáo, người đại diện hợp pháp được nhận văn bản trên chậm nhất là 15 ngày vì thời điểm đó trùng với thời điểm mà Tịa án phải tống đạt cho bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ Quyết định đưa vụ án ra xét xử và do đó cán bộ Tịa án thì họ có thể tống đạt ln cả văn bản quy định quyền và nghĩa vụ hợp pháp của bị cáo và người đại diện hợp pháp tại tòa án. Như vậy đỡ mất công sức và thời gian của cán bộ Tòa án.

Một bất cập nữa cần phải xem xét đó là vấn đề liên quan đến đại diện hợp pháp của người bị hại. Tại khoản 5 điều 51 Bộ luật TTHS quy định:

“Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có

quyền được quy định tại điều này”. Nếu chỉ quy định như vậy thì đối với

trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất khi tham gia tố tụng thì thì người đại diện hợp pháp của họ có được hưởng các quyền như người bị hại không. Nếu hiểu theo tinh thần của khoản 5 điều 51 Bộ luật TTHS thì rõ ràng chỉ trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ mới có những quyền như tại điều 51, cịn đối với người đại diện của những người bị hại trong đó có người đại diện của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất khơng có quyền như quy định tại điều 51 Bộ luật TTHS. Tuy nhiên, theo tinh thần tại điều 59 Bộ luật TTHS thì người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại thì được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại. Quy định về quyền của những người này gần giống như quy định về quyền của người bị hại tại điều 51. Như vậy, để các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp được thống nhất thì Bộ luật TTHS cần có sự sửa đổi cho phù hợp.

Hiện nay, Bộ luật TTHS mới chỉ quy định trường hợp người bị hại chết mà chưa quy định trường hợp người bị hại mất tích. Vậy trong trường hợp người bị hại mất tích thì việc xác định người đại diện hợp pháp của họ ra sao và họ có những quyền, nghĩa vụ gì. Thực tiễn giải quyết vụ án cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết mỗi nơi một khác. Do vậy, Bộ luật TTHS cẫn bổ sung trường hợp đã nêu trên thông qua việc công nhận người đại diện hợp pháp của người bị hại mất tích được tham gia tố tụng và được thực hiện các quyền của người bị hại.

Một điểm nữa cần phải nghiên cứu đó là trường hợp một người bị hại có nhiều người đại diện hợp pháp mà giữa những đó có quyền và nghĩa vụ mâu thuẫn nhau thì giải quyết như thế nào. Ví dụ: Trong một vụ án chồng giết

vợ, người vợ hiện vẫn còn bố mẹ và một con đã thành niên. Theo quy định của pháp luật thì bố mẹ và con của người vợ đều là người đại diện hợp pháp cho người vợ. Tuy nhiên, bố mẹ của người vợ yêu cầu Tòa án phài tuyên hình phạt nghiêm khắc nhất đối với người con rể đã giết con gái mình nhưng vì thương bố, con lại yêu cầu Tịa án áp dụng hình phạt nhẹ cho bố mình. Để có cách thức giải quyết vấn đề này, Bộ luật TTHS cũng cần phải có quy định quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp trong trường hợp người bị hại có nhiều người đại diện theo pháp luật và quyền, nghĩa vụ của những người này đối lập nhau.

Về vấn đề liên quan đến quy định và thực hiện các quyền của người bị hại cũng cần phải xem xét thêm. Tại điểm e khoản 2 điều 51 Bộ luật TTHS quy định: “Người bị hại có quyền kháng cáo Bản án, Quyết định của Tịa án

về phần bồi thường cũng như về phần hình phạt đối với bị cáo”. Theo tinh

thần của điều luật trên chúng ta có thể hiểu ngồi những vấn đề về bồi thường và hình phạt ra, người bị hại khơng có quyền kháng cáo bất cứ một vấn đề gì khác trong nội dung Bản án. Chẳng hạn như các quyết định dân sự trong Bản án hình sự, quyết định về tội danh… Việc quy định này đang mâu thuẫn với quy định tại điều 231 Bộ luật TTHS: “Người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo Bản án và các quyết định của Tịa án.”

Chính vì sự mâu thuẫn này nên dẫn đến tình trạng các Tịa án chưa thống nhất được cách thức giải quyết dẫn đến thực trạng là mỗi nơi đều giải quyết theo cách hiểu riêng của mình.

Một vấn đề khác liên quan đến quyền của người bị hại mà pháp luật TTHS chưa đề cập đó là quyền được bảo vệ của người bị hại. Thực tế xét xử cho thấy rất nhiều người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ bị người phạm tội hoặc gia đình, người thân của người phạm tội khống chế, đe dọa điều này dẫn đến họ không thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích

của mình. Trong khi đó, Bộ luật TTHS tại điều khoản 3 điều 55 thì người làm chứng lại có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng. Vì vậy, cần thiết nên có quy định tại Bộ luật TTHS về việc bảo vệ nguời bị hại vì trong rất nhiều trường hợp vai trò của người bị hại là rất quan trọng trong quá trình tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Hiện nay, Luật TTHS chỉ coi vai trò của Kiểm sát viên, nguyên đơn dân sự là có chức năng buộc tội còn đối với người bị hại luật chưa thừa nhận người bị hại là một bên tranh tụng có chức năng buộc tội. Mặt khác, họ là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do phạm tội gây ra nên họ là người hiểu rõ hành vi của người phạm tội. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho mình họ phải là một bên tranh tụng. Đặc biệt là đối với những vụ án mà việc khởi tố phải do người bị hại yêu cầu theo điều 105 Bộ luật TTHS.

Việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại hiện cũng cần phải nghiên cứu thêm. Trên thực tế, không phải bất cứ hành vi phạm tội nào mà người bị hại cũng mong muốn đưa ra xử lý theo pháp luật vì lý do trong nhiều trường hợp việc xử lý đó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và cuộc sống của họ. Chính vì lẽ đó, điều 51 và điều 105 Bộ luật TTHS đã quy định quyền yêu cầu của người bị hại. Thực tiễn áp dụng điều luật này cho thấy đã có được hiệu quả, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của nười bị hại. Tuy nhiên, quy định này cũng đã bộc lộ những điểm bất cập. Ví dụ: Theo quy định tại khoản 3 điều 51 Bộ luật TTHS thì trong trường hợp vụ án bị khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo quy định tại điều 105 thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền trình bày lời buộc tội trước phiên tịa. Trong khi đó, việc buộc tội thuộc thẩm quyền của VKS. Như vậy, trong những trường hợp mà người bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền trình bày lời buộc tội thì VKS có phải trình bày lời buộc tội nữa của mình khơng và

nếu như lời buộc tội giữa người bị hại và VKS có sự đối lập nhau thì giải quyết như thế nào, ý nghĩa lời buộc tội của người bị hại ra sao và sự có mặt của người bị hại có mang tính chất bắt buộc như đối với VKS không. Trong thực tiễn xét xử cho thấy vai trò của người bị hại trong trường hợp này cũng khơng có gì khác so với người bị hại trong những trường hợp khởi tố không theo quy định tại điều 105 Bộ luật TTHS. Bản thân quy định này cũng chưa thật đầy đủ và phù hợp. Chẳng hạn trước khi mở phiên tịa thì người bị hại và người đại diện hợp pháp có các quyền hạn cụ thể nào, việc thực hiện các quyền theo quy dịnh đó ra sao vẫn chưa có nêu rõ. Theo quan điểm của tác giả, việc pháp luật đã có quy định riêng tại điều 105 dành các quyền khởi tố theo yêu cầu của người bị hại chứng tỏ sự khác biệt giữa những người bị hại là chủ thể của điều luật này đối với những người bị hại thông thường khác. Tuy nhiên, quyền của người bị hại ở điều 105 Bộ luật TTHS chỉ giới hạn bởi quyền trình bày buộc tội trước phiên tịa chứ khơng phải là quyền của người bị hại được khẳng định trong suốt quá trình tố tụng.

Bộ luật TTHS năm 2003 hiện có quy định đại diện gia đình người bị tạm giữ, bị can, là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền có mặt khi lấy lời khai của những người trên nhưng có một thiếu xót ở đây đó chính là việc khẳng định coi đó là quyền của người đại diện hợp pháp chứ khơng xem đó như là một nghĩa vụ bắt buộc. Mà đã là quyền thì họ có mặt cũng được và khơng có mặt cũng được. Điểm bất cập ở đây chính là việc mâu thuẫn giữa việc quy định “quyền” có mặt của người đại diện khi lấy lời khai với việc quy định khi lấy lời khai của những chủ thể nêu trên mà khơng có mặt của đại diện gia đình thì có thể bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự và hậu quả pháp lý là có thể bị trả hồ sơ để lấy lời khai bổ sung hoặc nếu vụ án đó đưa ra xét xử thì rất có thể bị hủy án, sửa án. Nên chăng, luật

TTHS cần quy định đồng thời đó là quyền và cũng là nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp.

Khoản 2 điều 306 Bộ luật TTHS quy định: “Đại diện gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu được Điều tra viên đồng ý; được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra…”.Có thể hiểu rằng quyền hỏi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hồn tồn

phụ thuộc vào ý chí của Điều tra viên. Do vậy, nếu vì một lý do nào đó mà Điều tra viên khơng khách quan, vô tư trong khi làm nhiệm vụ thì lập tức quyền lợi của đại diện gia đình trong trường hợp này bị xâm hại. Thiết nghĩ, Bộ luật TTHS nên điều chỉnh để đảm bảo hơn nữa quyền lợi của đại diện gia đình trong việc hỏi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Khoản 1 điều 57 Bộ luật TTHS quy định: “ Người bào chữa do người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện hợp pháp trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)