Những vấn đề cơ bản về định tội danh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 64 - 65)

3.1. Mặt khách quan của tội phạm đối với việc định tội danh

3.1.1. Những vấn đề cơ bản về định tội danh

Định tội danh là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Trong hoạt động này, các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của luật hình sự để xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội được chủ thể thực hiện tương ứng với điều luật về tội phạm nào được quy định trong luật hình sự. Hoạt động định tội danh là một quá trình mà trong đó chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành theo trình tự, thủ tục pháp lý nhất định, được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự. Dưới góc độ khoa học, có thể hiểu: “Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính logíc, đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành bằng cách - trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng do luật hình sự quy định”[10, tr.33].

Định tội danh được hiểu là hoạt động thực tiễn pháp lý của các cơ quan tư pháp hình sự tiến hành các hoạt động cần thiết để đối chiếu, kiểm tra và kết luận về hành vi khách quan được thực hiện có các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể nào đó được quy định trong luật hình sự. Như vậy, bản chất của định tội danh là đồng nhất hóa các tình tiết thực tế của một trường hợp phạm tội cụ thể với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm trong Bộ luật hình sự và là tiền đề cho việc phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật. Quá trình định tội danh cần phải được tiến hành trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản và điển hình nhất được quy định trong cấu thành tội phạm cụ thể, quá trình này phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp

luật nội dung (Bộ luật hình sự) và pháp luật hình thức (Bộ luật tố tụng hình sự).[10, tr.34].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)