Những vấn đề cơ bản về quyết định hình phạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 80 - 104)

3.2. Mặt khách quan của tội phạm đối với việc quyết định hình phạt

3.2.1. Những vấn đề cơ bản về quyết định hình phạt

Theo luật hình sự Việt Nam, bất kỳ ai thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cũng đều phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với việc thực hiện hành vi đó. Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, thể hiện sự lên án nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối với hành vi phạm tội thông qua việc buộc người phạm tội phải gánh chịu hậu quả pháp lý tiêu cực. Hậu quả đó là hình phạt và các biện pháp cưỡng chế khác do luật hình sự quy định và do Tòa án - nhân danh Nhà nước quyết định bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Trong đó, hình phạt là biện pháp chế tài hình sự nghiêm khắc nhất. Điều 26 Bộ luật hình sự quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội”. Tính nghiêm

khắc của hình phạt thể hiện ở chỗ, nó tước bỏ hoặc hạn chế các quyền, tự do, lợi ích căn bản của cá nhân và để lại hậu quả pháp lý lâu dài, bất lợi cho chủ thể.

Cùng với định tội danh, quyết định hình phạt là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Trên cơ sở tội danh đã được xác định, Tòa án xem xét và quyết định loại hình phạt và mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội. Dưới góc độ khoa học luật hình sự, có thể hiểu: “Quyết định hình phạt là hoạt động thực tiễn của Tòa án (Hội đồng xét xử) được thực hiện sau khi đã xác định được tội danh để định ra biện pháp xử lý tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi bị cáo đã thực hiện”[36, tr.74]. Nội dung của hoạt động quyết định hình phạt có thể là miễn trách nhiệm hình sự hoặc có thể là miễn hình phạt, nếu Tòa án quyết định áp dụng hình phạt thì bao gồm việc xác định khung hình phạt và việc xác định hình phạt cụ thể đối với bị cáo. Quyết định hình phạt đúng là cơ sở quan trọng để có thể nâng cao hiệu quả của hình phạt và là cơ sở pháp lý đầu tiên để đạt được mục đích của hình phạt. Quyết định hình phạt đúng góp phần củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, giáo dục sâu rộng ý thức pháp luật trong quần chúng nhân dân, nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật và tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm.[36, tr.75].

3.2.2. Đánh giá về mặt pháp lý hình sự vai trò của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm đối với việc quyết định hình phạt khách quan của tội phạm đối với việc quyết định hình phạt

Quyết định hình phạt là hoạt động được tiến hành sau khi đã xác định được tội danh cụ thể cho hành vi phạm tội. Cũng như định tội danh, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm cũng có vai trò quan trọng trong việc quyết định hình phạt được biểu hiện thông qua những dấu hiệu định khung hình phạt và mức hình phạt cụ thể được quy định trong luật hình sự. Việc đánh giá vai trò của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm là cơ sở để phân biệt các trường hợp phạm tội khác nhau trong cùng một khung hình phạt của cùng một loại tội. Ngoài ra, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan là một trong những căn cứ phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý để nhà làm luật quy định các hình phạt khác nhau tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

a. Vai trò của hành vi khách quan của tội phạm trong việc quyết định hình phạt

Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào những quy định của Bộ luật hình sự thì Toà án mới chỉ xác định được phạm vi hình phạt mà chưa có căn cứ để xác định loại và mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với người phạm tội. Các trường hợp phạm tội trong thực tế không giống nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.[36, tr.164]. Do vậy, trong mỗi trường hợp, khi quyết định hình phạt, một trong những yếu tố Tòa án cân nhắc là tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. (Điều 45 Bộ luật hình sự).

Trong thực tế, hành vi phạm tội khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội nên khi quyết định hình phạt, Tòa án phải xem xét tới tính chất, mức

sự là cơ sở để Tòa án lựa chọn một hình phạt cụ thể áp dụng cho bị cáo. “Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là khái niệm chỉ về chất để phân biệt giữa tội này với tội khác trong cùng một chương hay ở các chương khác nhau trong Bộ luật hình sự và để phân biệt các trường hợp phạm tội thuộc các khung khác nhau của cùng loại tội phạm. Còn mức độ nguy hiểm cho xã hội là khái niệm chỉ về lượng để phân biệt các trường hợp phạm tội khác nhau trong cùng một khung hình phạt của cùng một loại tội”[36, tr.166]. Như vậy, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đều được coi là căn cứ để phân biệt các trường hợp phạm tội khác nhau và là cơ sở quan trọng để quyết định hình phạt. Đối với các nhà làm luật, tính chất nguy hiểm cho xã hội là yếu tố cân nhắc và xem xét khi xây dựng loại, mức hình phạt và khung hình phạt cho từng tội trong mỗi chương và cho các nhóm tội ở các chương khác nhau. Còn mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm phản ánh các trường hợp phạm tội khác nhau của cùng một loại tội phạm và trong cùng một khung hình phạt được quy định trong phần chế tài của tội phạm đó. Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Hình phạt mà Toà án quyết định áp dụng cho bị cáo phải được xem xét và xác định dựa trên mức độ nguy hiểm cho xã hội. [36, tr.168].

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhà làm luật quy định chế tài và khung chế tài đối với tội phạm. Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trước hết được quyết định bởi ý nghĩa và tầm quan trọng của các quan hệ xã hội bị tội phạm đó xâm hại. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: tính chất của hành vi; phương pháp, thủ đoạn, phương tiện phạm tội; tính chất và mức độ thiệt hại; mức độ lỗi; đặc điểm nhân thân của người phạm tội; động cơ, mục đích, quyết tâm phạm tội... Khi quyết định hình phạt, Tòa án phải căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, trong đó mức độ nguy hiểm là điều kiện quan trọng để quyết định hình phạt chính xác trong khung hình phạt tương ứng được quy định tại phần chế tài của điều luật quy định về tội phạm đó. Trên cơ sở đánh giá tổng thể các tình tiết chứng minh tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội

phạm và cùng với các tình tiết khác như đặc điểm về nhân thân, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Tòa án mới có đủ căn cứ để quyết định được loại và mức hình phạt phù hợp, đúng đắn đối với người bị kết án.

b. Quyết định hình phạt đối với hành vi khách quan của tội phạm chưa hoàn thành

Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt là quyết định hình phạt trong trường hợp giảm nhẹ đặc biệt. Việc quyết định hình phạt cho bị cáo phải nhẹ hơn so với trường hợp tội phạm hoàn thành vì hành vi phạm tội trong trường hợp tội phạm chưa hoàn thành có mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao bằng trường hợp tội phạm hoàn thành. Ngoài ra, trường hợp chuẩn bị phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn phạm tội chưa đạt vì hành vi chuẩn bị phạm tội chưa trực tiếp xâm hại khách thể và hành vi đó chưa thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.[36, tr.269]. Căn cứ vào đặc điểm và tính chất của hành vi phạm tội trong các giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, việc quyết định hình phạt đối với các trường hợp này được quy định tại một điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự. “Khi quyết định hình phạt, Tòa án phải tuân thủ các điều của Bộ luật hình sự về tội phạm tương ứng, đồng thời phải tuân theo giới hạn giảm nhẹ hình phạt được quy định bổ sung cho trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt”[36, tr.271].

Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự).

Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự).

Như vậy, theo Điều 52 Bộ luật hình sự, hình phạt áp dụng cho trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt thấp hơn so với trường hợp tội phạm hoàn thành và hình phạt áp dụng cho trường hợp chuẩn bị phạm tội thấp hơn so với trường hợp phạm tội chưa đạt. Quy định về giới hạn giảm nhẹ hình phạt áp dụng cho chủ thể thực hiện hành vi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt đã thể hiện rõ nguyên tắc cá thể hóa hình phạt đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án quyết định hình phạt cụ thể cho người phạm tội chính xác và công bằng.[36, tr.272]. Ngoài ra, khoản 1, Điều 52 Bộ luật hình sự có quy định:

“…hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội, những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng”. Những tình tiết như công cụ, phương tiện mà người phạm tội sử dụng; phương pháp, thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện hay địa điểm, thời gian, hoàn cảnh diễn ra tội phạm được xem xét dựa trên hành vi khách quan của tội phạm, qua đó Tòa án có cơ sở để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Mặt khác, việc xác định mức độ trách nhiệm hình sự cho người có hành vi chuẩn bị phạm tội cần phải căn cứ vào hành vi chuẩn bị phạm tội và các tình tiết có liên quan trong mối quan hệ với tính chất nguy hiểm của tội phạm mà người phạm tội có ý định thực hiện [36, tr.276]. Bên cạnh đó, để quyết định hình phạt được chính xác trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, cần phải xác định được mức độ thực hiện ý định phạm tội tức là phải xác định được tội phạm đã thực hiện ở giai đoạn nào trong toàn bộ quá trình. Nếu mức độ chuẩn bị phạm tội càng cao, sự chuẩn bị càng chu đáo thì càng tạo tiền đề vững chắc cho việc thực hiện tội phạm, tạo điều kiện tích cực cho hành vi phạm tội nên hình phạt được quyết định phải nghiêm khắc hơn trường hợp chuẩn bị ở mức độ thấp. Nếu tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt thì phải xác định rõ ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành hay chưa đạt đã hoàn thành. Về nguyên tắc, hình phạt áp dụng với hành vi phạm tội ở trường hợp chưa đạt đã hoàn thành phải nghiêm khắc hơn trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành vì ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành, người phạm tội đã thực

hiện các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả như mong muốn. Do vậy, mức độ thực hiện ý định phạm tội trong giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành cao hơn giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.

c. Quyết định hình phạt đối với hành vi khách quan trong đồng phạm

Tội phạm được thực hiện bởi đồng phạm mang tính nguy hiểm cao hơn tội phạm riêng lẻ. Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được thực hiện do đồng phạm, đặc biệt là đồng phạm phức tạp thể hiện qua sự phối hợp hành động và liên kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm. Thực tiễn cho thấy, phần lớn những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện bởi đồng phạm. Do vậy, nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm không giống trường hợp phạm tội riêng lẻ. Tòa án quyết định hình phạt không chỉ cho một bị cáo mà quyết định hình phạt cho nhiều bị cáo về một hoặc nhiều tội họ cùng thực hiện.[19, tr.211].

Đồng phạm là trường hợp phạm tội đặc biệt nên khi quyết định hình phạt hình phạt đối với các bị cáo, Tòa án cần phải căn cứ vào tính chất và hình thức của đồng phạm để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và có cơ sở để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của những người tham gia đồng phạm. Có thể nhận thấy rằng, khi phạm tội tập thể, người phạm tội thường có quyết tâm cao hơn, hành động liều lĩnh hơn, hành vi phạm tội của mỗi người mang lại kết quả cao hơn và hợp thành kết quả phạm tội chung. “Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm quyết định mức độ trách nhiệm hình sự của những người tham gia đồng phạm, do đó luật quy định khi quyết định hình phạt, Toà án phải xem xét, cân nhắc tính chất của đồng phạm”[19, tr.213]. Việc cân nhắc tính chất của đồng phạm dựa trên việc xác định hình thức đồng phạm và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hình thức đồng phạm đó. Ở mức độ này hay mức độ khác, hình thức của đồng phạm có ảnh hưởng đến hoạt động quyết định hình phạt của Toà án đối với từng người đồng phạm. Nếu đồng phạm được thực hiện dưới hình thức phạm tội có tổ chức thì bao giờ cũng có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn các hình thức khác.

trong hai trường hợp: mức độ thứ nhất là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng, mức độ thứ hai là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm a, khoản 1, Điều 48 Bộ luật hình sự và áp dụng cho mọi trường hợp phạm tội. Những người đồng phạm không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức thì Tòa án chỉ được quyền tăng nặng trách nhiệm hình sự trong hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất, do vai trò của một số loại người đồng phạm và mức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 80 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)