Khái quát chung về Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 40)

Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam từ khi ra đời năm 1951 đến nay đã trải qua giai đoạn phát triển từ hệ thống ngân hàng một cấp chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp cùng với sự hoàn thiện chức năng quản lý nhà n-ớc và chức năng kinh doanh, gắn liền với sự ra đời và hoàn thiện chức năng của Ngân hàng Trung -ơng ở Việt Nam.

+ Hệ thống ngân hàng một cấp

Từ khi thành lập đến năm 1987, hệ thống ngân hàng Việt Nam là ngân hàng một cấp vừa thực hiện chức năng quản lý và điều tiết l-u thông tiền tệ, vừa thực hiện chức năng của ngân hàng trung gian và đ-ợc tổ chức thống nhất từ trung -ơng đến địa ph-ơng. Tuy nhiên, vừa là cơ quan có chức năng phát hành tiền vừa trực tiếp cấp tín dụng cho Ngân sách nhà n-ớc và cho nền kinh tế nên Ngân hàng Nhà n-ớc chủ yếu là một bộ phận của bộ máy thực hiện cơ chế kế hoạch hoá mà không thực hiện các chức năng của một Ngân hàng Trung -ơng. Thực hiện chủ tr-ơng chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị tr-ờng, từ năm 1988, hệ thống ngân hàng n-ớc ta đã từng b-ớc cải cách nhằm phân định rõ chức năng quản lý‎ nhà n-ớc với chức năng kinh doanh của hệ thống ngân hàng.

+ Hệ thống ngân hàng hai cấp.

Năm 1990, với việc ban hành hai Pháp lệnh: Pháp lệnh Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990 đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và mục đích hoạt động cho mỗi cấp của hệ thống ngân hàng, chính thức hoá việc tách các hoạt động tài chính và kinh doanh ra khỏi cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà n-ớc. Nội dung đó tiếp tục đ-ợc khẳng định tại Luật Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, đ-ợc sửa đổi, bổ sung năm 2003, theo đó Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà n-ớc về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, thực hiện nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung -ơng; các ngân hàng th-ơng mại và các tổ chức tín dụng khác thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ

và dịch vụ ngân hàng.

Sau một thời gian thử nghiệm và khẳng định tính hiệu quả của mô hình ngân hàng hai cấp, cùng với sự hoàn thiện dần chức năng Ngân hàng Trung -ơng của Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam, khái niệm về Ngân hàng Trung -ơng đã đ-ợc quy định tại Luật Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam năm 1997, đ-ợc sửa đổi, bổ sung năm 2003:

‚Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng Trung -ơng của n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngân hàng Nhà n-ớc thực hiện chức năng quản lý nhà n-ớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ‛… [Điều 1, Luật Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam].

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, Ngân hàng Nhà n-ớc thực hiện chức năng quản lý‎ nhà n-ớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, sử dụng công cụ luật pháp, chính sách và một số công cụ khác nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. ở vị trí cấp hai là các tổ chức tín dụng, là những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, hoạt động trực tiếp trên thị tr-ờng với mục tiêu chính là lợi nhuận.

2.1.1. Vị trí pháp l‎ý của Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam

Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam, xét về vị trí pháp lý và mối quan hệ với chính quyền đ-ợc tổ chức theo mô hình trực thuộc Chính phủ.

Điều 1 Luật Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam quy định. ‚Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng Trung -ơng của n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam‛. Theo quy định này, Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam là một tổ chức vừa thực hiện chức năng quản lý nhà n-ớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, vừa là Ngân hàng Trung -ơng của n-ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vị trí pháp l‎ý của Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam đ-ợc xác định là cơ quan của Chính phủ, là cơ quan ngang Bộ. Thống đốc Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam là thành viên của Chính phủ, do Thủ t-ớng Chính phủ đề cử và Quốc hội phê chuẩn, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà n-ớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam còn đ-ợc xác định với vị trí pháp lý là Ngân hàng Trung -ơng của n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà n-ớc, thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung -ơng là phát hành tiền và là ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

Vị trí pháp l‎ý đặc thù này của Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam đ-ợc quyết

định bởi mục đích, tính chất và yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà n-ớc đối với hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, phù hợp với mô hình quản lý nền kinh tế n-ớc ta trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa.

2.1.2. Chức năng của Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam

Theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam, Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ và là Ngân hàng Trung -ơng của n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo đó chức năng của Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam gồm có:

- Chức năng phát hành tiền;

- Chức năng ngân hàng của các tổ chức tín dụng và là ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ;

- Chức năng ngân hàng của Chính phủ.

Nét đặc thù trong cơ chế quản lý nhà n-ớc của Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam là quản lý nhà n-ớc về hoạt động tiền tệ, ngân hàng chủ yếu bằng các chính sách và công cụ kinh tế. ‚Phần lớn, Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam tác động vào kinh tế và tiền tệ thông qua các nghiệp vụ sinh lời, bằng các công cụ vĩ mô gián tiếp gắn liền mật thiết với thị trường tiền tệ‛. [17, tr 59]

Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam đ-ợc xác định với hai chức năng cơ bản là quản lý nhà n-ớc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng Ngân hàng Trung -ơng với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả. Để tạo cơ sở pháp lý‎ cho Ngân hàng Nhà n-ớc thực hiện các chức năng này, Luật Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam quy định các nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam tại Điều 5, và đ-ợc cụ thể hoá tại Nghị định của Chính phủ số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam bao gồm: nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà n-ớc Việt

Nam trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà n-ớc nh- tham gia xây dựng chiến l-ợc và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nhà n-ớc, xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia và tổ chức thực hiện chính sách này, xây dựng chiến l-ợc phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam, xây dựng dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền và một số nhiệm vụ và quyền hạn khác.

Xét về vị trí pháp lý, Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam còn đồng thời là một Ngân hàng Trung -ơng, nên còn đ-ợc trao những nhiệm vụ và quyền hạn trong việc thực hiện chức năng Ngân hàng Trung -ơng nh- tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền, thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và ph-ơng tiện thanh toán cho nền kinh tế, điều hành thị tr-ờng tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thị tr-ờng mở...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)