2.3. Pháp luật về hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam
2.3.1. Tái cấp vốn và vai trò của tái cấp vốn trong nền kinh tế
Cùng với quá trình hoàn thiện chức năng quản lý nhà n-ớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đổi mới hệ thống ngân hàng, quá trình điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam cũng ngày càng đ-ợc đổi mới theo h-ớng chuyển mạnh sang các giải pháp thị tr-ờng, điều hành bám sát quy luật thị tr-ờng, sử dụng các công cụ điều tiết gián tiếp thông qua cơ chế thị tr-ờng là chủ yếu. Hiệu quả của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào khả năng
điều tiết linh hoạt và chủ động khối l-ợng tiền cung ứng và điều quan trọng là sự điều tiết này phải tạo đ-ợc các phản ứng của thị tr-ờng. Các công cụ điều tiết trực tiếp mang tính hành chính và tách rời quy luật thị tr-ờng khó có thể thoả mãn đ-ợc yêu cầu này. Vì vậy, việc chuyển đổi cơ chế điều tiết từ việc sử dụng các công cụ trực tiếp sang sử dụng các công cụ gián tiếp là cần thiết và hợp quy luật, trong đó có công cụ tái cấp vốn.
‚Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà n-ớc nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và ph-ơng tiện thanh toán cho các ngân hàng’’.[Điều 9, Luật Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam]
Khi cấp tín dụng cho các ngân hàng th-ơng mại, một mặt thông qua hoạt động tái cấp vốn, Ngân hàng Nhà n-ớc đã đ-a thêm một l-ợng tiền vào l-u thông, mặt khác qua đó ảnh h-ởng đến khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng th-ơng mại. Đây là một kênh cung ứng tiền quan trọng của Ngân hàng Nhà n-ớc, cung ứng tiền thông qua kênh tín dụng của các tổ chức tín dụng. Phát hành tiền d-ới hình thức này có độ an toàn cao, th-ờng không gây lạm phát và l-ợng tiền đ-ợc đ-a vào l-u thông đ-ợc cân đối với l-ợng giấy tờ có giá đ-ợc chiết khấu hoặc cầm cố nên nhà n-ớc nào cũng quan tâm tới chính sách tái cấp vốn trong việc cung ứng và điều tiết tiền tệ của mình. Vì vậy, tái cấp vốn vừa đ-ợc sử dụng nh- một công cụ của chính sách tiền tệ, vừa đ-ợc sử dụng để Ngân hàng Nhà n-ớc cho vay đối với các ngân hàng th-ơng mại để đáp ứng nhu cầu thanh toán, thực hiện vai trò ‚người cho vay cuối cùng‛.
Thông qua việc quy định lãi suất tái cấp vốn và hạn mức tái cấp vốn cho các ngân hàng th-ơng mại, Ngân hàng Nhà n-ớc sử dụng nghiệp vụ tái cấp vốn nh- một công cụ điều tiết tiền tệ phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ đ-ợc xác định trong từng thời kỳ. Đồng thời trong tr-ờng hợp các ngân hàng th-ơng mại gặp khó khăn về khả năng thanh toán gây nguy cơ mất ổn định cho cả hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà n-ớc sử dụng nghiệp vụ tái cấp vốn để hỗ trợ cho các ngân hàng th-ơng mại, nhằm cung ứng ph-ơng tiện thanh toán cho các Ngân hàng th-ơng mại, thực hiện vai trò ‚người cho vay cuối cùng‛ nhằm giữ an toàn cho cả hệ thống ngân hàng.
Hoạt động tái cấp vốn bắt đầu đ-ợc Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam sử dụng từ năm 1991 với hình thức lúc đầu còn đơn giản nh-ng ngày càng hoàn thiện. Tr-ớc đó, trong mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chúng ta ch-a có điều kiện để thực hiện công cụ tái cấp vốn theo đúng nghĩa do nền kinh tế còn
kém phát triển, tín dụng th-ơng mại không tồn tại và các loại giấy tờ có giá khác cũng ch-a phát triển nên không có hàng hoá để phát triển hoạt động tái cấp vốn. Quan hệ giữa Ngân hàng Nhà n-ớc với các ngân hàng là quan hệ mang tính bao cấp, do vậy các ngân hàng có nhu cầu vốn có thể đ-ợc Ngân hàng Trung -ơng cấp vốn trực tiếp mà không cần có tài sản bảo đảm. Đến nay, Luật Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam đã xác định tái cấp vốn là một công cụ gián tiếp quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: ‚Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà n-ớc sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị tr-ờng mở và các công cụ khác do Thống đốc quyết định‛ [Điều 16, Luật Ngân hàng Nhà n-ớc Vệt Nam], và tái cấp vốn là một hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà n-ớc: ‚Ngân hàng Nhà n-ớc cho các tổ chức tín dụng là ngân hàng vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn …‛[Điều 30, Luật Ngân hàng Nhà n-ớc Vệt Nam].