2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật Việt Nam
2.2. Các biện pháp thực tiễn
Việt Nam phải chuẩn bị tốt về mọi mặt cả về mặt tài chính cũng như về mặt tố tụng để theo kiện. Khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thì chúng ta trước hết phải chuẩn bị tốt về trình tự thủ tục tham gia. Để có thể tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, thì chúng ta phải đáp ứng đúng các trình tự thủ tục mà WTO đưa ra kể từ khi nộp đơn khởi kiện cho đến khi kết thúc vụ kiện. Để làm được điều này trước hết chúng ta cần phải chuẩn bị chu đáo, đầy đủ chứng cứ, lập luận theo các quy định của WTO. Nếu không chuẩn bị thật tốt thì khi ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, khả năng thắng kiện là rất thấp. Ngoài ra chúng ta phải chú ý đến trình tự thủ, tục mà WTO quy định nhất là quy định về thời hạn đối với các bước đã nêu tại chương hai. Mặt khác sau khi chuẩn bị tốt về mặt thủ tục
thì một điều không thể thiếu đó chính là chuẩn bị về mặt tài chính để theo kiện. Việc tham gia vào vụ kiện mang tính quốc tế sẽ tốn rất nhiều chi phí bởi thời gian có thể kéo dài đến vài năm. Đã có rất nhiều trường hợp vì không đủ năng lực tài chính để theo kiện mà các nước đang phát triển phải bỏ kiện giữa chừng. Không chỉ có vậy khi tham gia vào các vụ kiện này thì chúng ta phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: Gặp khó khăn trong đầu tư, trong việc nhận viện trợ từ các nước phát triển…và cả nguy cơ bị bao vây cấm vận từ nước tranh chấp. Chính vì vậy mà Việt Nam không những phải chuẩn bị tốt về mặt thủ tục, tiềm lực kinh tế còn phải chuẩn bị tốt tâm lý để theo kiện đến cùng.
Ngoài ra qua hoạt động thực tiễn theo kiện khi giải quyết tranh chấp tại WTO thì Việt Nam cần rút ra các bài học kinh nghiệm cho bản thân. Đây chính là cốt lõi để Việt Nam tham gia thành công vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đối với các vụ kiện mà Việt Nam là nguyên đơn thì trước khi tham gia khởi kiện, chúng ta phải xem xét vấn đề một cách cụ thể và chi tiết. Đầu tiên là ở khâu lựa chọn vấn đề - Vấn đề phải là những vấn đề có khả năng thắng cao đồng thời là những biện pháp, phương pháp, thông lệ mà bị đơn có thể áp dụng cho tất cả các cuộc điều tra hoặc sẽ xảy ra trong tương lai. Tiếp theo là phải đánh giá được sự tác động của vụ kiện đối với mình, bao gồm cả khả năng thắng kiện và khả năng thua kiện. Đồng thời chuẩn bị các lập luận sắc đáng, thuyết phục để đạt được kết quả tốt nhất có thể…
Mặc dù trên trường quốc tế không một đất nước nào muốn mình là bị đơn trong các vụ kiện, nhưng điều này sẽ không tránh khỏi khi quan hệ kinh tế Thương mại Quốc tế phát triển.Vì vậy mà Việt Nam cần rút ra bài học cho bản thân với tư cách là bị đơn.Trước tiên Việt Nam phải xem xét các quy định, chính sách hay biện pháp thương mại có vi phạm các quy tắc của WTO không, nếu thấy có vi phạm thì phải mềm mỏng và khôn khéo tham vấn với nước khiếu nại để tránh tổn thất lớn có thể xảy ra…
Với tư cách là bên thứ ba thì Việt Nam cần phải xem xét toàn diện vấn đề xem có sự vi phạm không, nếu có vi phạm thì vi phạm đó có ảnh hưởng tới mình không, đồng thời chuẩn bị chứng cứ, lập luận để chứng mình yêu cầu đó của mình là hợp lý…
Dù là tham gia với tư cách nào, là bên nguyên đơn, bên bị đơn, hay bên thứ ba thì trước khi tham gia Việt Nam cần tiến hành xem xét kĩ lưỡng, cẩn thận, phân tích thấu đáo bởi các chuyên gia giỏi trong nước và ngoài nước.
Kết luận chương 3
Chương 3 trình bày một cách khái quát sự tham gia của Việt Nam với tư cách là một nước đang phát triển vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Trong đó nêu lên Việt Nam tham gia vào cơ chế đó với tư cách nguyên đơn, bị đơn và bên thứ ba. Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ chế giải quyết của WTO như : Rà soát hệ thống pháp luật hiện hành, loại bỏ các quy định chồng chéo không phù hợp với quy định của WTO; Tập trung nguồn lực cho xây dựng pháp luật; Kiện toàn bộ máy nhất là cơ quan nhà nước quản lý về thương mại; Nghiên cứu vận dụng những ưu đãi của WTO dành cho các nước đang phát triển … Cũng như những bài học kinh nghiệm thực tiễn mà Việt Nam rút ra thông qua thực tế.
KẾT LUẬN
Khóa luận đã hoàn thành được mục tiêu, đối tượng nghiên cứu đặt ra. Biểu hiện, khóa luận đã làm rõ các nội dung cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO như: Lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp theo WTO; Tranh chấp nào có thể đưa ra giải quyết tại WTO; Đã làm rõ các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO cũng như cách thức hoạt động và quy trình thủ tục hoạt động của các cơ quan này.
Khóa luận cũng đã trình bày được những quy định mà WTO dành riêng cho các nước đang phát triển như: Quy định khi giải quyết tranh chấp giữa một thành viên là nước phát triển và một nước đang phát triển thì Ban hội thẩm phải có ít nhất một thành viên đến từ nước đang phát triển; Quy định về việc tạo điều kiện thời gian cho thành viên đang phát triển chuẩn bị và trình bầy lập luận của mình…Từ đó phân tích những điểm thuận lợi cũng như những điểm khó khăn khi tham gia giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Trên cơ sở phân tích lý thuyết về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, thực tiễn giải quyết tranh chấp của các nước đang phát triển và của Việt Nam, khóa luận đưa ra các quan điểm, biện pháp nhằm hoàn thiện chích sách pháp luật của nước ta cũng như bài học kinh nghiệm để Việt Nam tham gia ngày càng có hiệu quả hơn cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO như: Rà soát hệ thống pháp luật hiện hành loại bỏ quy định chồng chéo không phù hợp với quy định của WTO; Tập trung nguồn lực cho xây dựng pháp luật; Kiện toàn bộ máy nhất là cơ quan quản lý nhà nước quản lý về thương mại; Nghiên cứu vận dụng những ưu đãi của WTO dành cho các nước đang phát triển; Kinh nghiệm từ thực tế tham gia giải quyết tranh chấp…
Bài khóa luận sẽ có những điểm khiếm khuyết khó tránh khỏi mà trong quá trình nghiên cứu em chưa nhận ra. Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy và các cô.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý Vân Anh, Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn từ các nước đang , Tạp chí nghiên cứu quốc tế, tháng 6 năm 2005.
2. Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ biên), Giáo trình Luật Quốc Tế, Trường đại học Luật Hà Nội, năm 2010.
3. Phan Thảo Nguyên, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7/2002 4. Phạm Thị Mậu, Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn
dưới góc độ các nước đang phát triển, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội, năm 2011.
5. Cơ chế giải quyết tranh chấp TMQT trong khuôn khổ tổ chức thương mại thế giới, Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Luật Hà nội.
6. Sổ tay về - Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO (2005), Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, NXB Chính Trị Quốc Gia, HN. Tr 42-204.
7. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế, nghiên cứu khoa học cấp cơ sở 2001, Trường Đại học Luật Hà Nội.
8. Đại từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 1998
9. Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học 1998, NXB Đà Nẵng. 10. Luật trọng tài Việt Nam 2010
11. Hiệp định tổ chức thành lập WTO
12. http://www.trungtamwto.vn/wto/thong-ke-vu-tranh-chap. 13. http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200645/169220
.aspx.