Đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn dưới góc độ

Một phần của tài liệu các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO (Trang 29 - 33)

của các nước đang phát triển

3.1. Những ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn từ góc độ của các nước đang phát triển góc độ của các nước đang phát triển

Thứ nhất, theo quy định thì trình tự giải quyết tranh chấp về nguyên tắc không được kéo dài quá một năm hoặc 15 tháng nếu có xét xử phúc thẩm. Điều này rất có ý nghĩa khi các nước đang phát triển đều là các nước có tiềm lực kinh tế hạn chế, thì việc ấn định một khoảng thời gian tối đa cụ thể sẽ giúp hạn chế việc các nước phát triển có tiềm lực kinh tế mạnh cố tình kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp, để gây khó khăn cho các nước đang phát triển, nhằm ép họ bỏ cuộc.

Thứ hai, theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thì Báo cáo của Ban Hội thẩm hay Cơ quan Phúc thẩm sẽ tự động được thông qua nếu như tất cả các thành viên không phản đối, điều này đã hạn chế việc khiếu kiện lâu dài có thể gây khó khăn bất lợi cho các nước đang phát triển, đặc biệt trong trường hợp họ là bên bị hại. Hơn nữa nguyên tắc này giúp cho việc giải quyết không chịu ảnh hưởng hay phụ thuộc vào bất kì nước lớn nào.

Thứ ba, việc WTO cho phép sự tham gia của bên thứ ba vào diễn biến vụ kiện là một biện pháp đảm bảo sự công minh trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO. Theo quy định mới, những nước thấy mình có những lợi ích liên quan tới vấn đề tranh chấp giữa hai nước bất kì có thể yêu cầu tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ ba. Bên thứ ba được phép tiếp cận nội dung vụ tranh chấp, đồng thời có thể đưa ra các quan điểm và lập luận của mình liên quan đến tranh chấp đó. Đối với các nước đang phát

triển đây là cơ hội tốt để họ làm quen với thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO và bày tỏ những quan điểm của mình về những vấn đề pháp lý gắn liền với lợi ích của họ. Là cơ hội để các nước đang phát triển có thể tạo ra vị thế cân bằng so với các nước phát triển khi giải quyết tranh chấp, hơn là khi chỉ có hai bên tranh chấp làm việc với nhau.

Thứ tư, WTO ghi nhận những ưu đãi đặc biệt dành cho các nước đang phát triển khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Chẳng hạn, trong một tranh chấp giữa nước đang phát triển với nước phát triển, nếu nước đang phát triển yêu cầu, ban hội thẩm sẽ phải có ít nhất một chuyên gia đến từ một nước đang phát triển. Đồng thời ban hội thẩm trong quá trình xét xử sẽ phải lưu tâm tới việc đối xử ưu đãi mà các nước đang phát triển được hưởng theo các hiệp định của WTO …

3.2. Những hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn dưới góc độ của các nước đang phát triển góc độ của các nước đang phát triển

Mặc dù các nước đang phát triển có được sự quan tâm của WTO trong quá trình giải quyết tranh chấp, nhưng trên thực tế các điều khoản trong DSU về nước đang phát triển thường mang tính chất tuyên bố hơn là có hiệu lực trên thực tế. Chẳng hạn như quy định: Quy định đặc biệt chú ý tới vấn đề và quyền lợi của các nước đang phát triển trong quá trình tham vấn, điều luật chỉ nêu ra quy định chung chung mà không có nội dung hành động và cũng chưa được phát triển trong các báo cáo của nhóm chuyên gia hoặc cơ quan phúc thẩm. Ngay cả các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển cũng gặp tình trạng này…

Thứ hai, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO quy định cho các nước có thể áp dụng các biện pháp trả đũa khi bên thua kiện không thực hiện nghĩa vụ, nhưng trên thực tế các nước đang phát triển chưa áp dụng có hiệu quả. Bởi vì so với các nước phát triển họ chưa có tiềm lực để áp dụng, đôi khi áp dụng trả đũa thương mại lại gây bất lợi cho chính các nước đang phát triển.

Thứ ba, trong việc giải quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO các nước đang phát triển rất khó để thắng các nước phát triển, bởi vì các nước đang phát triển có sự chuẩn bị không tốt cho quá trình hoạt động xét xử của WTO. Mặc dù các nước đang phát triển có thể nhận được sự trợ giúp từ thành viên ban thư kí WTO, nhưng ban thư kí của WTO không thiên vị, mức độ giúp đỡ các nước đang phát triển về các vấn đề pháp lý cũng có giới hạn. Mặt khác số lượng các nước phát triển thì nhiều trong khi số lượng thành viên Ban thư kí là có hạn, chính vì vậy mà không thể giúp đỡ hết. Cho nên kết quả giải quyết tranh chấp thương mại của các nước đang phát triển thường không cao và còn khó khăn, hạn chế.

Thứ tư, khi đưa vụ tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, thì các vụ tranh chấp thường có tính chất phức tạp phải mất nhiều thời gian và kinh phí để theo kiện. DSU đã có quy định về thời hạn cụ thể cho từng giai đoạn giải quyết tranh chấp. Nhưng một quy trình giải quyết tranh chấp đầy đủ bao gồm cả thủ tục kháng cáo, phúc thẩm và thi hành phán quyết vẫn có thể kéo dài tới 3 năm. Mặt khác trong thời hạn giải quyết tranh chấp các bên vẫn có thể thực hiện những biện pháp không phù hợp với WTO. Như vậy thiệt hại khi theo kiện không ngừng tăng lên, mà có khi đến kết thúc vụ kiện bên thắng kiện vẫn không được bồi thường bất kì khoản nào. Trong khi các nước đang phát triển thường là những nước có tiềm lực kinh tế yếu. Nhiều khi không thể tiếp tục theo đuổi vụ kiện. Nhất là các vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá. Bởi vì khi theo các vụ kiện chống bán phá giá các nước đang phát triển phải tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian vì họ thiếu cán bộ nghiệp vụ kĩ thuật. Mà kết quả giải quyết tranh chấp lại là họ được áp dụng các biện pháp trừng phạt thay cho biện pháp bồi thường. Thực tế áp dụng biện pháp trừng phạt thì không có hiệu quả vì các nước đang phát triển không có đủ tiềm lực như các nước phát triển, rồi phải cân nhắc các mối quan hệ về chính trị quân sự...

Thứ năm, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO lại rất phức tạp, nên yêu cầu phải có nguồn nhân lực với kiến thức pháp lý chuyên sâu, có khả năng đánh giá được khả năng triển vọng về lợi ích kinh tế có thể đạt được sau các vụ tranh chấp. Trên thực tế thì các nước đang phát triển khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, đều phải nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia pháp lý nước ngoài ở các nước phát triển tư vấn trong quá trình tranh tụng, chính vì vậy mà khoản phí phải trả là tương đối lớn, cộng với các chi phí cho quá trình điều tra và thu thập chứng cứ đã trở thành nỗi lo cho các nước đang phát triển. Vì vậy nó đã tạo một rào cản lớn đối với các nước đang phát triển khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

Kết luận chương 2

Chương 2 cho ta thấy một bức tranh toàn cảnh những quy định của WTO dành cho các nước đang phát triển khi tham gia giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Các ưu đãi và những quy định riêng mà WTO dành cho các nước đang phát triển được quy định trong DSU. Cũng như tình hình giải quyết tranh chấp tại WTO của các nước đang phát triển. Từ đó đánh giá những điểm tích cực và những điểm hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với các nước đang phát triển.

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM VỚI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT

Một phần của tài liệu các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO (Trang 29 - 33)