1. Sự tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO WTO
WTO là một tổ chức quốc tế toàn cầu với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới. Tham gia WTO mang lại cho các nước nhiều cơ hội cũng như thử thách. Tháng 1 năm 1995 Việt Nam làm đơn xin gia nhập WTO, trải qua hơn 10 năm với nhiều cuộc đàm phán song phương và đa phương, thì ngày 11/1/2007 WTO đã tiến hành lễ nghi trao thẻ thành viên WTO chính thức cho Việt Nam và khi đó Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO [ 13 ]. Trở thành viên của WTO mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển và cơ hội bảo vệ lợi ích của mình trên trường quốc tế thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Việt Nam là một nước đang phát triển bởi sự phát triển là vì con người nên thước đo khá tin cậy (không phải là hoàn toàn) là chỉ số phát triển con người (HDI). Theo chỉ tiêu này, năm 2006 Việt Nam đứng vị trí 109 trên thế giới (trong tổng số 177), chỉ số HDI 0,709 (báo cáo UN năm 2006). Trong khi đó, nước có chỉ số cao là phải từ 0,800 trở lên. Nếu xét về thu nhập đầu người thì vào năm 2006 mỗi người dân Việt Nam có hơn 500 $; Sức mua tương đương là $ 3.100 (đứng thứ 157/229)( Theo báo cáo của UN năm 2006).
Bên cạnh đó Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, đây là cách nói của chính phủ Việt Nam. Còn tốc độ phát triển lĩnh vực công nghiệp hằng năm là 11.9% (theo World Fact Book 2007) [ 12 ]. Từ đây chúng ta có thể thấy Việt Nam đang làm công nghiệp hóa và hiện đại hóa cùng lúc.
Từ khi trở thành thành viên của WTO từ năm 2007 đến nay, Việt Nam đã tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là bên thứ ba, tư cách nguyên đơn. Biểu hiện, Việt Nam là bên thứ ba trong 5 vụ kiện:
Thái Lan kiện Hoa Kỳ về các biện pháp liên quan đến tôm từ Thái Lan năm 2006 (DS343); Hoa Kỳ kiện Ấn Độ về việc bổ sung thuế quan nhập khẩu đối với rượu vang và các sản phẩm chưng cất từ Hoa Kỳ năm 2007 (DS360); Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài loan kiện Liên minh Châu Âu về thuế quan đối với các sản phẩm công nghệ thông tin 2008 (DS375, 376, 379); Nhật Bản, Trung Quốc kiện Hoa Kỳ về các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu một số xe chở khách và xe tải nhẹ từ Trung Quốc năm 2009 (DS399); Hàn Quốc kiện Hoa Kỳ về sử dụng Zeroing trong các biện pháp chống bán phá giá các sản phẩm từ Hàn Quốc năm 2009 (DS402); Trung Quốc kiện Liên Minh Châu Âu EC về các biện pháp chống bán phá giá giầy dép từ Trung Quốc năm 2010 (DS405). Có thể thấy các vụ kiện trên chủ yếu là giữa thành viên đang phát triển với các nước phát triển. Mặt khác lĩnh vực tranh chấp chủ yếu là về các biện pháp chống bán phá giá các loại mặt hàng như: Tôm, giầy dép…Đó là lĩnh vực trọng yếu của Việt Nam khi tham gia vào thị trường quốc tế. Việc tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là bên thứ ba là bước tập dượt trước khi Việt Nam chính thức tham gia cơ chế này.
Tháng 2 năm 2010, Việt Nam khởi kiện Hoa Kỳ về các biện pháp chống bán phá giá tôm đông lạnh từ Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam khởi xướng vụ kiện tranh chấp thương mại giữa hai nước thành viên WTO, sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp trong WTO như một công cụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp nước thành viên. Ngày 11/7/2011 vừa qua, Ban hội thẩm (WTO) đã ban hành và gửi báo cáo giải quyết tranh chấp tới các bên liên quan. Báo cáo ủng hộ hầu hết những lập luận Việt Nam đưa ra trong tham vấn.
Việc chủ động tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là dấu hiệu tích cực, cho thấy Việt Nam đã sẵn sang tham gia vào sân chơi thương mại chung để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp trong nước và cũng như của Việt Nam theo các hiệp định của WTO.