Tình hình giải quyết tranh chấp tại WTO dước góc nhìn của các

Một phần của tài liệu các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO (Trang 27 - 29)

cách nhằm đảm bảo khách quan của Ban Thư Kí (Điều 27.2 DSU).

2. Tình hình giải quyết tranh chấp tại WTO dước góc nhìn của các nước đang phát triển nước đang phát triển

Trải qua hơn 15 năm hoạt động cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã thể hiện là một cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng, nhanh chóng và hiệu quả. Riêng trong năm 2008 số vụ đưa ra giải quyết là 19 vụ, năm 2009 là 14 vụ, năm 2010 là 17 vụ, năm 2011 là 8 vụ và tính từ đầu năm đến tháng 4 năm 2012 là 9 vụ [12 ]. Ta thấy số vụ tranh chấp đưa ra giải quyết tại WTO không đều qua các năm và có xu hướng giảm trong các năm gần đây. Theo thống kê thì sự tham gia của các nước phát triển và các nước đang phát triển là khác nhau. Các nước phát triển có 2447 yêu cầu chiếm 59%, các nước đang phát triển có khoảng 172 yêu cầu chiếm 41% (tính đến tháng 12/2010) [ 4 ]. Theo cơ thống kê thì Hoa Kỳ đang dẫn đầu với 287 vụ (trong đó có 97 là nguyên đơn, 110 vụ là bị đơn và 80 vụ với tư cách là bên thứ ba). Đứng thứ hai là Cộng đồng Châu Âu với 249 vụ (Trong đó 82 vụ là nguyên đơn, 70 vụ là bị đơn và 97 vụ với tư cách là bên thứ ba). Các nước đang phát triển cũng đang dần tham gia tích cực vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Tập trung ở các nước như: Ấn Độ với 102 vụ trong đó có 19 vụ là nguyên đơn, 20 vụ là bị đơn và 63 vụ tham gia với tư cách là bên thứ ba; Braxin với 99 vụ trong đó 25 vụ là nguyên đơn, 14 vụ là bị đơn và 60 vụ tham gia với tư cách là bên thứ ba; Chile với 49 vụ trong đó 10 vụ là nguyên đơn, 13 vụ là bị đơn và 26 vụ là bên thứ ba; Các nước ở khu vực Đông Nam Á cũng tích cực tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Idonesia là 13 vụ (Trong đó có 5 vụ với tư cách là nguyên đơn, 4 vụ là bị đơn và 4 vụ với tư cách là bên thứ ba); Philippin với 16 vụ (Trong đó có 5 vụ là nguyên đơn, 6 vụ là bị đơn và 5 vụ với tư cách là bên thứ ba); Thái Lan với 61 vụ (Trong đó 13 vụ là nguyên đơn, 3 vụ là bị đơn và 45 vụ với tư cách là bên thứ ba). Và Việt Nam cũng đã từng bước

tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Kể từ khi tham gia WTO đến năm 2012 Việt Nam tham gia 6 vụ trong đó 1 vụ là nguyên đơn và 5 vụ tham gia với tư cách là bên thứ ba [ 12 ]

Các nước đang phát triển ngày càng tham gia nhiều vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với cả tất cả tư cách nguyên đơn, bị đơn và bên thứ ba. Trong những năm gần đây các nước đang phát triển tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là nguyên đơn ngày càng nhiều biểu hiện: Năm 2008 là 10 vụ trong tổng số 18 vụ giải quyết tại WTO, năm 2009 là 6 vụ trong tổng 11 vụ, năm 2010 là 11 vụ trong tổng 16 vụ, tính từ đầu năm đến tháng 4 năm 2012 là 5 vụ trong tổng 9 vụ [12]. Điều này chứng tỏa các nước đang phát triển đã dần quen với cơ chế này, và đã chủ động tham gia cơ chế để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Nó thể hiện rằng: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO phù hợp và có hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế đối với các nước đang phát triển.

Nội dung khởi kiện của các nước đang phát triển thường liên quan đến khiếu nại về vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) hoặc đãi ngộ quốc gia (NT), và chủ yếu là ở các lĩnh vực như: Nông nghiệp, thủy sản, hải sản, giầy dép, dệt may, thép, ô tô, dược phẩm…Như trong vụ DS36 Ấn Độ kiện Hoa Kỳ liên quan đến “Biện pháp chống trợ cấp đối với tấm thép carbon nhập khẩu từ Ấn Độ”; Tại vụ DS429 Việt Nam kiện Hoa Kỳ về “Các biện pháp chống bán phá giá với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam”; Trong vụ DS428 Ấn Độ kiện Thổ Nhĩ Kì về “các biện pháp tự vệ đối với hàng nhập khẩu là sợ bông”[ 12 ]…

Thực tế cho thấy các nước đang phát triển ngày càng tham gia tích cực vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và cũng đã có rất nhiều nước đang phát triển thắng kiện như: Trong vụ DS231 Pê-Ru kiện EC về mô tả thương mại đối với cá Sardine; Trong vụ DS335 Ecuador kiện Hoa Kỳ về chống bán phá giá tôm đông lạnh; Hay trong vụ DS429 Việt Nam kiện Hoa Kỳ về các

biện pháp chống bán phá giá với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Điều này chứng tỏa cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã và đang thể hiện sự tích cực của nó trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung và với các tranh chấp quốc tế có liên quan đến các nước đang phát triển nói riêng.

Một phần của tài liệu các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w