Giải pháp đối với từng chế định

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội trong pháp luật Việt Nam (Trang 53 - 64)

a. Đối với vấn đề việc làm

Để giải quyết vấn đè việc làm chongười lao động, Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp khác nhau. Có những biện pháp nhằm trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động nhưng cũng có những biện pháp chỉ mang tính chất hỗ trợ cho việc giải quyết việc làm. Sau đây là một số biện pháp:

- Tạo ra chương trình việc làm là một trong những biện pháp để Chính phủ đảm bảo việc làm, hạn chế thất nghiệp. Hằng năm, Chính phủ có trách nhiệm lập chương trình quốc gia về việc làm (khoản 5 Điều 12, Luật lao động).

+ Tạo việc làm mới thông qua việc thức đẩy phát triển kinh tế kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và quyết định việc làm. Đây là hướng xác định cơ bản và quan trọng nhất.

+ Duy trì đảm bảo việc làm cho người lao động chống sa thải công nhân hàng loạt. Từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

- Lập quỹ giải quyế việc làm. Theo quy định pháp luật hiện nay có 3 quỹ việc làm đó là: quỹ quốc gia về việc làm, quỹ giải quyết việc làm ở địa phương và quỹ việc làm cho người khuyết tật.

+ Quỹ quốc gia về việc làm là biện pháp pháp lý quan trọng của Nhà nước trong việc triển khai thực hiện chương trình mực tiêu quốc gia về việc làm. Nguồn quỹ lấy từ ngân sách Nhà nước, nguồn hỗ trợ của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

+ Quỹ việc làm địa phương lấy từ nguồn ngân sách của địa phương do Hội đồng nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

+ Quỹ việc làm địa phương thì lấy từ ngân sách địa phương, ngân sách quốc gia về việc làm, các nguồn thu từ doanh nghiệp nộp hàng tháng,…

- Thành lập tổ chức dịch vụ việc làm được coi là những biện pháp nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động (Điều 14, Luật lao động). Thông qua hoạt động này mà quan hệ lao động có điều kiện và khả năng hình thành. Các tổ chức dịch vụ việc làm có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và giúp tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Dạy nghề và gắn với việc làm. Dạy nghề và việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có nghề nghiệp là có điều kiện kiên quyết để người lao động có thể nhanh chóng tìm được việc làm ổn định.

- Đưa người lao động Việt Nam đi ra làm việc có thời hạn ở nước ngoài, xuất khẩu lao động, đây là hoạt động nhằm tạo thu nhập cao và nâng cao trình độ

tay nghề và tiếp cận với công nghệ hiện đại tiên tiến với người lao động thông qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước.

Ngoài những biện pháp của Nhà nước như đã nêu ở trên thì cần có thêm một số biện pháp nữa để giúp cho vấn đề việc làm được đảm bảo hơn đó là:

- Cần có biện pháp tăng cầu lao động trong thời kỳ thực hiện kế hoạch. Đối với nước ta thì việc tăng cầu lao động là mục tiêu quan trọng như phải đảm bảo hai nguyên tắc: chi phí thấp và ngày càng đào tạo được nhiều tay nghề cao.

- Cần nhanh chóng cải thiện môi trường vĩ mô và môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư tư nhân trong mọi lĩnh vực.

- Khuyến khích hoạt động nông nghiệp ở nông thôn, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình để giải quyết việc làm tại chỗ.

- Nâng cao hiệu quả các chương trình giải quyết việc làm bằng cách xây dựng hệ thống hướng dẫn, giám sát, kiểm tra điều chỉnh chặt chẽ từ trung ương tới địa phương

- Tăng cung lao động về chất lượng và giảm cung lao động về số lượng, thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường học.

b. Đối với chế định học nghề

- Để thực hiện việc học nghề được đảm bảo và nâng cao thì cần có những giải pháp sau:

- Cần nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, vị trí của đào tạo nghề và học nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bằng cách tuyên truyền, định hướng đảm bảo nguồn nhân lực cho đất nước,…

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách và quản lý Nhà nước về đào tạo nghề, xây dựng khung chính sách tài chính để tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả về nguồn vốn cho phát triển dạy nghề.

- Giải pháp quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề.

- Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động tại các trung tâm dịch vụ việc làm để cung cấp thông tin chính xác kịp thời.

- Tăng cường nguồn lực và đầu tư quốc tế cho đào tạo, tăng ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhiều tập đoàn kinh tế đầu tư.

- Đẩy mạnh quốc tế về dạy nghề, kiểm định chất lượng đào tạo nghề.

- Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài. Khuyến khích các cơ sở dạy nghề, trong đó có các cư sở dạy nghề của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thuộc thành phần kinh tế; đầu tư đào tạo nhân lực các nghề mà thị trường lao động ngoài nước có nhu cầu.

- Nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động đi làm ở nước ngoài. Xây dựng, ban hành chương trình giáo dục, dạy nghề theo modul, linh hoạt, thích ứng với từng hợp đồng lao động; tăng thời lượng dạy ngoại ngữ và rèn luyện ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp trong giáo dục định hướng. Đổi mới phương pháp dạy nghề, ứng dụng công nghệ dạy học tiên tiến,…

- Cần có những chính sách, cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư, đào tạo, nâng cao kỹ năng dạy nghề cho lao động của doanh nghiệp mình, góp phần cung ứng lao động cho doanh nghiệp mình, góp phần cung ứng lao động kỹ thuật cho nhu cầu của thị trường lao động nước ngoài và nhận học trở lại làm việc tại doanh nghiệp sau khi hoàn thành hợp đồng trở về nước,…

- Hợp tác quốc tế: mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài; các tổ chức quốc tế trong làm việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo dục tham gia đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Đối với chế định hợp đồng lao động

Một số đề xuất để giải quyết triệt để vấn đề còn tồn tại về vấn đề hợp đồng lao động trong giai đoạn hiện nay đó là:

- Nâng cao trình độ dân trí, phổ biến nâng cao ý thức trách nhiệm về Pháp luật cho người dân, đưa pháp luật gần gũi với mọi người dân bằng nhiều hình thức (giáo dục, các cuộc thi tìm hiểu Pháp luật,…). Từ đó người lao động và người sử dụng la động có đầy đủ kiến thức kí kết hợp đồng lao động đúng pháp luật bảo vệ quyền lợi của đôi bên khi tham gia vào quan hệ lao động. - Tăng cường hiệu quả hoạt động của Công đoàn đồng thời thành lập các cơ

quan tư vấn pháp luật cho người lao động nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động – lực lượng yếu thế trong các vụ tranh chấp hợp đồng lao động, tạo cho người lao động một môi trường lao động an toàn.

- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền tăng cường kiểm tra, giám sát việc kí kết và thực hiện hợp đồng lao độngcủa các doanh nghiệp. Từ đó phát hiện

kịp thời xử lý các sai phạm. Yêu cầu các doanh nghiệp phải công khai minh bạch khi kí kết hợp đồng lao động.

- Các cơ quan bảo trí, ngôn luận và các phương tiện truyền hình cần quan tâm đến vấn đề vi phạm hợp đồng lao động. Từ đó phổ biến rộng rãi đến mọi người cùng biết, giúp giảm thiểu tình trạng vi phạm hợp đồng lao động.

- Quốc hội cần nắm bắt kịp thời sửa đổi và bổ sung các quy định chặt chẽ hơn nhằm hạn chế các trường hợp lách luật, lợi dụng sơ hở để thu lợi bất chính. Đồng thời đưa ra các chế tài mạnh hơn nhằm hạn chế tối đa các trường hợp vi phạm và tái phạm giúp giảm thiểu tối đa các cá nhân, tổ chức có ý định lợi dụng lỗ hổng của pháp luật để làm giàu cho mình.

d. Chế định bảo hộ lao động

Tính mạng của con gười là rất quan trọng là quý giá hơn bất cứ thứ gì, sức khỏe là cơ sở để làm việc một cách hiệu quả. Vì vậy, phải có các chính sách bảo vệ sức khỏe người lao động.

Thứ nhất là chế độ khám sức khỏe:

- Theo quy định của pháp luật, khi tuyển dụng lao động, người sử dụng lao động cần căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tổ chức khám sức khỏe cho người lao động và bố trí công việc hợp lý. - Trong quá trình lao động, người lao động còn được khám sức khỏe định kì

theo chế độ quy định.

- Người sử dụng lao động phải có tổ chức khám sức khỏe cho người lao động khi tuyển dụng lao động, phải yêu cầu người lao động nộp giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế Nhà nước khi làm thủ tục tuyển dụng.

Thứ hai phải có chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật thông qua việc sử dụng một số hiện vật có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng giảm bớt hiệu quả của các yếu tố độc hại (đường, sữa, hoa quả,…) để bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động, tăng cường sức đề kháng của cơ thể người lao động, phòng ngừa nguy cơ mắc bênh nghề nghiệp.

Thứ ba là phải có các quy định về chế độ thời gian làm việc:

- Phải được làm việc trong khoảng thời gian hợp lý. Đảm bảo giờ nghỉ ngơi là một trong các yếu tố góp phần đảm bảo sức khỏe cho người lao động, có thời gian hợp lý tinh thần đầu óc mới thoải mái, có năng suất làm việc cao, từ đó đem lại lợi nhuận kinh tế cao.

- Xu hướng chung của các nước là giảm dần mức tiêu chuẩn hóa thời gian làm việc tối đa từ 48h/tuần giảm xuống còn 40h hoặc 35h/tuần; cho phép các bên thỏa thuận mức thừi gian làm thêm nhưng không vượt quá giới hạn tối đavà phải đảm bảo đầy đủ các chế độ cho người lao động trong thời gian làm việc.

Ngoài ra còn người sử dụng lao động cũng phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xây dựng và bổ sung hoàn thiện Pháp luật về công tác bảo hộ lao động; tăng cường hệ thống kiểm tra, thanh tra theo dõi, tổng hợp, phân tích công tác bảo hộ lao động trong qua trình lao động.

e. Chế định bảo hiểm xã hội

Đối với chế định này cần đưa ra biện pháp để hoàn thiện hơn đó là:

- Nâng cao ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội như: quy định việc giám sát mức suy giảm khả năng lao động của người lao động

để hướng trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp tổng hợp, khen thưởng đối với đơn vị làm tốt công tác an toàn vệ sinh lao động theo Điều 139, Bộ luật Lao động hiện hành.

- Tăng cường các chế tài bảo đảm việc thực thi pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: cụ thể hóa và quy định rõ các trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát, phối hợp, phát hiện và xử lý các vi phạm về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đồng thời cải cách thủ tục hành chính, trình tự xử phạt sao cho thuận tiện, phù hợp.

- Khuyển khích việc thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng cách tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với mục tiêu ổn định đời sống nhân dân thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội hoàn chỉnh theo nguyên tắc đóng – hưởng (bao gồm cả bảo hiểm xã hội bắt buộc tự nguyện, bắt buộc; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp).

- Mở rộng phạm vi và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

f. Chế định tiền lương

Tiền lương, tiền thưởng là chế định mang tính tác động trực tiếp đến toàn bộ quá trình thực hiện lao động, là nhu cầu câp thiết của người lao động, tác động, chi phối đến tất cả các chế định việc làm, học nghề, hợp đồng lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội. Đây là biểu hiện của sự kết hợp giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội trong pháp luật lao động. Chính vì thế nó rất quan trọng và cần phải được quan tâm nhiều nhưng thực tế vẫn còn một số tồn tại nhất định. Do vậy

sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao và đảm bảo việc giải quyết các chế định kia một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chế độ tiền lương phải phù hợp với thực tế khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo cho người công dân duy trì được sức lao động ở điều kiện bình thường.

- Xác định mức lương tối thiểu, khắc phục tình trạng bình quân.

- Thực hiện trả lương theo lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Giải pháp đối với Nhà nước:

+ Phải đổi mới hơn nữa về tư duy trong việc cải cách chính sách tiền lương, tiền công; mong muốn có tư duy về cải cách tiền công đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và người lãnh đạo, quản lý phải bắt đầu nhận thức về sự cần thiết cải cách công vụ, đáp ứng những đòi hỏi đổi mới của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

+ Tăng cường năng lực cho các cơ quan hoạch định và nghiên cứu chính sách có liên quan đến lao động và tiền lương, tiền công, tiền thưởng. Đồng thời tạo điều kiện pháp lý để các Đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội tham gia việc hoạch định và thực hiện chính sách về lao động và tiền lương, tiền công, tiền thưởng.

+ Tiến hành cải cách tiền lương, tiền công phải gắn với cải cách kinh tế, thiết lập đồng bộ hệ thống thị trường lành mạnh.

+ Quy định những quy tắc chung nhất về việc xây dựng thang lương, bảng lương cho các doanh nghiệp vận dụng. Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương phù hợp với quy mô sản

xuất và lao động, tự lựa chọn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định; hình thành các phương pháp trả lương và thu nhập gắn với năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Đối với các cán bộ ngành liên quan cần phải:

+ Thực hiện ngay việc cụ thể hóa và hướng dẫn các quy định của Nhà nước về chính sách tiền lương, tiền công đến với khu vực sản xuất kinh doanh và đến với trự tiếp người lao động.

+ Tổ chức phân viện nghiên cứu hoạch định chính sách tiền lương, bộ phận kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách tiền lương phù hợp với yêu cầu quản lý mới. Kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong vấn đề tiền lương cũng như thu nhập đề xuất với Nhà nước bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi khi phát sinh bất hợp lý.

+ Chuyển đổi cơ chế quản lý hành chính, áp đặt tiền lương, tiền công trong khu vực sản xuất kinh doanh hiện nay sang cơ chế quản lý mang tính chất hướng dẫn là chủ yếu. Đồng thời tăng cường các công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội trong pháp luật Việt Nam (Trang 53 - 64)