Chương này gồm 4 Điều quy định về vấn đề học nghề, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề với nội dung:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề được quy định tại Điều 60 của Bộ luật hiện hành: “1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động
đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình. 2. Người sử dụng lao động phải báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong báo cáo hằng năm về lao động”. Trong Bộ luật Lao động năm 1994( sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007) thì quy định tại Điều 21 và Điều 23 rằng: Cơ sở dạy nghề phải đăng ký, hoạt động theo quy định về dạy nghề, được thu học phí và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. Cơ sở dạy nghề cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật, người dân tộc thiểu số hoặc ở những nơi có nhiều người thiếu việc làm, mất việc làm, các cơ sở dạy nghề truyền thống, kèm cặp tại xưởng, tại nhà được xét giảm, miễn thuế.Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động và đào tạo lại trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề thì không phải đăng ký và không được thu học phí. Thời gian học nghề, tập nghề được tính vào thâm niên làm việc tại doanh nghiệp. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp thì người học nghề, tập nghề được trả công theo mức do hai bên thỏa thuận.
Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, điều này được quy định tại Điều 61 của Bộ luật hiện hành: Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.Người
sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Nhưng đối với Bộ luật cũ, Bộ luật năm 2007 lại quy định vấn đề này tại Điều 24 (khoản 1, 3, 4). Việc học nghề phải có hợp đồng học nghề bằng văn bản hoặc bằng miệng giữa người học nghề với người dạy nghề hoặc đại diện cơ sở dạy nghề.Trong trường hợp doanh nghiệp nhận người vào học nghề để sử dụng thì hợp đồng học nghề phải có cam kết về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp và phải bảo đảm ký kết hợp đồng lao động sau khi học xong. Người học nghề sau khi học xong, nếu không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí dạy nghề. Trong trường hợp hợp đồng học nghề chấm dứt trước thời hạn vì lý do bất khả kháng thì không phải bồi thường. Dựa vào đây cho ta thấy sự khác nhau căn bản giữa một vấn đề của cả hai bộ luật . Như vậy tùy vào hoàn cảnh, thời điểm mà việc học nghề được quy định cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay của đất nước.
Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí dạy nghề. Vấn đề này được Bộ luật hiện hành quy định khá cụ thể. Nếu Bộ luật cũ quy định tại khoản 2 Điều 24: “Nội dung chủ yếu của hợp đồng học nghề phải bao gồm mục tiêu đào tạo, địa điểm học, mức học phí, thời hạn học, mức bồi thường khi vi phạm hợp đồng” thì Bộ luật mới quy định rõ ràng cụ thể hơn nội dung của học nghề tại Điều 62: Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:nghề đào tạo; địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo; chi phí đào tạo;thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;trách nhiệm của người sử
dụng lao động. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Bên cạnh đó tuổi học nghề cũng được quy định khác nhau so với Bộ luật cũ thì tại Điều 22 quy định: “Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải đủ 13 tuổi, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề theo học” nhưng sang Bộ luật mới thì tuổi nghề được quy định tại khoản 1 Điều 61: “Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định”.
Ngoài ra bộ luật mới còn quy định khi hết thời gian học nghề, tập nghề nếu đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, thì hai bên phải ký kết hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề.
Thực trạng việc học nghề ở nước ta được phản ánh qua việc: Năm 2012, việc tuyển sinh dạy nghề tiếp tục gặp khó khăn, do tuyển sinh đại học ngày càng thoáng hơn, trong khi việc phân luồng, định hướng học nghề còn nhiều bất cập. Theo ông Dương Đức Lâm- Phó cục trưởng Tổng cục vấn đề dạy nghề cho rằng: Tuyển sinh của học nghề trong hai năm qua gặp nhiều khó khăn, nhất là với trung cấp nghề. Biểu đồ tuyển sinh cho thấy hướng đi xuống, mỗi năm chỉ tuyển được hơn 200.000 thí sinh. Dự báo năm nay, tuyển sinh học nghề sẽ còn khó khăn hơn
do tuyển sinh vào đại học rất thông thoáng như bỏ điểm sàn, tiến tới bỏ thi 3 chung… Điều này có nghĩa, nhiều trường đại học, mà phần lớn là đại học dân lập, sẽ tuyển được nhiều học sinh hơn, kể cả học sinh học kém. Như vậy, khối đại học sẽ tuyển gần hết lượng học sinh tốt nghiệp lớp 12 và tuyển sinh học nghề sẽ gặp khó khăn. Năm 2012, các trường nghề chỉ tuyển được có 47% so với kế hoạch, năm 2013 đạt được 86%. Học nghề bao giờ cũng là lựa chọn sau, khi người ta trượt đại học rồi mới vào học nghề. Người ta hay nói “chuột chạy cùng sào mới vào học nghề” và đây là tâm lí của xã hội. Điều này cũng tạo khó khăn cho học nghề, dù học nghề xong ra có việc và thu nhập ổn định. Trong khi đó, dù Nghị quyết Trung ương 2 năm 1998 đã chỉ rõ về phân luồng học sinh sau THCS vào học nghề, nhưng đến nay vẫn gần như không triển khai được. Phần lớn học sinh tốt nghiệp THCS đều vào THPT, không vào được công lập thì vào học dân lập. Chúng ta đặt ra mục tiêu, học sinh tốt nghiệp THCS đến năm 2020 có 30% vào học nghề, thì đến nay cũng chỉ được độ 3%. Thực tế ở các địa phương cũng không chuyển biến nhiều.
Giờ thực hành nghề tại trường Cao đẳng nghề cơ điện – xây dựng và nông lâm Trung bộ đóng trên địa bàn tỉnh Bình Định(trang )
Như vậy việc học nghề cũng là vấn đề quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và vấn đề nãy cũng chưa thực sự được giải quyết triệt để do đó cần có giải pháp tốt hơn cho việc phát triển nghề và học nghề.