So với các Bộ luật cũ thì Bộ luật Lao động hiện hành quy định rõ các chương, các mục để người học luật cũng như người tìm hiểu luật dễ dàng tiếp cận được. Đối với chương hợp đồng lao động Bộ luật mới chia làm 5 mục tương ứng với mỗi mục là một nội dung riêng biệt đó là:
a. Giao kết hợp đồng lao động
Mục này quy định về hợp đồng lao động; hình thức hợp đồng lao động; nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động; nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động; nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động; những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động; loại hợp đồng lao động; nội dung hợp đồng lao động; phụ lục hợp đồng lao động; hiệu lực của hợp đồng lao động; thử việc; thời gian thử việc; tiền lương trong thời gian thử việc; kết thúc thời gian thử việc.
- Hình thức của hợp đồng lao động có thể kí kết bằng văn bản hoặc bằng lời nói được quy định tại Điều 16 (Luật lao động, 2012): Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được chia làm 02 bản, người lao động giữ 01 bản và người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ những trường hợp công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói.
- Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Không còn là giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động; giao kết với người được ủy quyền; người lao động có thể tham gia giao kết với một hay nhiều người sử dụng lao động nhưng phải đảm bảo đầy đủ các công việc được giao kết; công việc theo hợp đồng lao động phải do người giao kết hợp đồng thực hiện, không giao cho người khác nếu không được sự đồng ý của người sử dụng lao động (Điều 30, Luật lao động 2007). Thay vào đó là sự giao kết tự do, bình đẳng, tự nguyện và không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể ( Điều 17, Luật lao động 2012).
- Giao kết hợp đồng lao động
Khi giao kết hợp đồng lao động thì các bên có nghĩa vụ nhất định và bắt buộc phải có được quy định rõ tại Điều 18, 19 luật lao động, 2012. Đối với người sử dụng lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động , khi giao kết với người lao động từ đủ 15 đến 18 tuổi phải có sự đồng ý của đại diện người lao động theo phía luật của người lao động, phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về việc bảo mật bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và các vấn đề khác liên quan đến việc giao kết và người lao động yêu cầu. Đối với người lao động khi công việc mang tính chất thời mùa vụ dưới 12 tháng thì người lao động có thể ủy quyền cho một người trong nhóm người giao kết hợp đồng lao
động bằng văn bản, phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động biết rõ đầy đủ thông tin của mình (khoản 2 Điều 19, Luật lao động hiện hành).
Bên cạnh đó người sử dụng lao động không được có những hành vi như giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động, …(Điều 20, khoản 1 và 2).
- Loại hợp đồng lao động quy định tại Điều 22 (Luật lao động, 2012) gồm ba loại: hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời gian; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Khi các loại hợp đồng này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục thì trong tời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng hết hạn hai bên phải ký kết hợp đồng mới, nếu không ký kết thì hợp đồng lao động không xác định thời hạn trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng và việc ký kết hợp đồng mới cũng chỉ được ký kết thêm một lần.
Mẫu hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (trang )
- Nội dung của hợp đồng lao động được quy định tại Điều 23 bao gồm: công việc phải làm, địa điểm làm việc, thời giờ làm việc, tiền lương, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội, thời hạn hợp đồng. - Ngoài ra hợp đồng lao động cần phải có phụ lục, hiệu lực và thời gian thử
việc, kết thức thử việc đều được nêu rõ trong hợp đồng lao động quy định tại các Điều 24, 25, 26, 27, 29. Việc tiền lương thử việc cũng được quy định rõ trong Điều 28, tiền lương phải bằng ít nhất 85% tiền lương của công việc đó so với Bộ luật cũ thì tiền lương thử việc đã có mức chuyển biến Bộ luật lao động 1994 (sửa đổi 2007 là 70 % tiền lương của công việc đang làm). Đây cũng là việc kết hợp giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội nằm đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động.
Thực hiện hợp đồng lao động là việc các bên phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện các bên phải thỏa thuận rõ hai nguyên tắc cơ bản: thực hiện theo đúng điều khoản đã cam kết trên phương diện bình đẳng tạo điều kiên cần thiết để các bên thực hiện đúng hợp đồng. Quy định tại các Điều 30,31,32,33,34 quy định về thực hiện công việc theo hợp đồng lao động; chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động; các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; người lao động làm việc không trọn thời gian.
c. Sửa đổi bổ sung chấm dứt hợp đồng lao động
Theo luật hiện hành quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động (Điều 35); các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 36); quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động (Điều 37); quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động ( Điều 38); trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 39); hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 40); đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (Điều 41); nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (Điều 42); nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (Điều 43); nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (Điều 44); nghĩa vụ người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã (Điều 45); phương án sử dụng lao động; trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 47); trợ cấp thôi việc, mất việc làm (Điều 48, 49). Như vậy việc kết hợp chính sách xã hội vứi chính sách kinh tế lại được quy định trong chương hợp đồng lao độngvới các chính sách trợ cấp
nhằm đưa mục tiêu phát triển, bồi dưỡng và khích lệ tinh thần làm vệc cử người lao động làm cho hoạt động sản xuất tăng và kinh tế cũng có bước phát tiển theo.
Các mục còn lại đó là việc hợp đồng lao động vô hiệu và cho thuê lại hợp đồng lao động cũng được quy định rõ tại mục 4 và mục 5 của Bộ luật Lao động.
Thực trạng áp dụng hợp đồng lao động ở Việt Nam hiện nay được chia ra với người sử dụng lao động và người lao động.
Đối với người lao động, nhìn chung thực trạng hiện nay người lao động vẫn chưa thực hiện đầy đủ pháp luật về việc giao kết hợp đồng lao động. Người lao động có trình độ cao được doanh nghiệp đầu tư cho du học nước ngoài. Hay những thanh niên ký kết hợp đồng lao động với các doanh nghiệp học nghề, miễn phí và làm cho công ty tại một một khoảng thời gian xác định, nhưng sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thì hủy bỏ hợ đồng lao động đã kí với doanh nghiệp này và làm cho doanh nghiệp khác với điều kiện tốt hơn. Đáng lẽ trong trường hợp ngày người lao động phải đền bù cho người sử dụng lao động khoản tiền bòi dưỡng đào tạo. nhưng theo luật thì người lao động không cần đền bù mà vẫn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động có trình độ thấp kém tham gia và các hoạt động quan hệ kiếm tiền, đa số là lao động ở nông thôn. Vì vậy học đã bị lợi dụng và gây không ít thiệt hại cho bản thân: bán hàng đa cấp,…
Đối với người sử dụng lao động phần lớn là người có trình độ đòa tạo nhưng họ lại không thực hiện những quy định của hợp đồng lao động. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người lao động và đã giao kết hợp đồng lao động trái pháp luật; thuê mướn, hợp đồng lao động sơ sài; lương ở dưới mức tối thiểu; cắt giảm các khoản bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ thai sản; ốm đau, tai nạn, tiền lương thử việc
Như vậy đòi hỏi cần đưa ra các biện pháp để khắc phục tình trạng này.