PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3.1 Đánh giá ưu nhược điểm

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội trong pháp luật Việt Nam (Trang 48 - 50)

3.1. Đánh giá ưu nhược điểm

3.1.1. Ưu điểm

- Việc kết hợp hai chính sách đã đem lại lợi ích cao cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

- Giúp Nhà nước giải quyết các vấn đề còn nảy sinh và tồn tại trong pháp luật lao động.

- Đảm bảo việc làm cho người lao động, lợi ích, quyền lợi cũng như nhu cầu của con gười trong lao động, đồng thời cũng đảm bảo lợi ích cho cả người sử dụng lao động.

- Với các chính sách xã hội như việc làm, học nghề, bảo hiểm xã hội , bảo hộ lao động và hợp đồng lao động đã có phần kết hợp của chính sách kinh tế như tiền công, tiền lương, trợ cấp xã hội của người lao động.

- Thúc đẩy năng lực làm việc của người lao động trong mọi hoàn cảnh đồng thời tạo cho người sử dụng lao động sử dụng hết tiềm lực sẵn có của đất nước.

- Đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của con người theo đúng quy định của pháp luật hiện hành cũng như Bộ luật lao động đề ra.

- Đẩy mạnh tạo việc làm đầy đủ hạn chế tình trạng thất nghiệp so với các giai đoạn trước.

- Tạo thu nhập cao cho người lao động góp phần vào nền kinh tế quốc dân của đất nước.

- Sự kết hợp hài hòa hai chính sách này giúp Nhà nước thuận tiện cho việc quản lý lao động, đồng thời giúp người lao động hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ mà học cần làm trong thời kỳ xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

- Tăng cường việc thực hiện các Nghị quyết, chủ trương, chính sách và đường lối của Đảng và Nhà nước đã vạch ra trong giai đoạn hiện tại cũng như các giai đoạn phát tiển tiếp theo của đất nước.

- Đảm bảo lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động.

- Quy định các chế định bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong nền kinh tế thị trường.

- Chế định học nghề đã được gải quyết nhằm đảm bảo cho người lao động có thể học nghề một cách hiệu quả.

- Hợp đồng lao động đã đảm những quyền cơ bản của người lao động cũng như của người sử dụng lao động với vấn đề lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội trong pháp luật Việt Nam (Trang 48 - 50)