Lần lượt hiệu đính các điểm trên đồ thị

Một phần của tài liệu Thiết kế nhóm piston trên động cơ xe du lịch (Trang 28 - 31)

Chương II : Cơ sở lý luận của đề tài

2.2 Tính toán chu trình công tác của động cơ đốt trong

2.2.3.2 Lần lượt hiệu đính các điểm trên đồ thị

1) Hiệu đính điểm bắt đầu quá trình nạp: (điểm a)

Từ điểm O’ trên đồ thị Brick ta xác định góc đóng muộn xupáp thải β, bán kính này cắt đường tròn tại điểm a’. Từ a’ gióng đường thẳng song song với trục tung cắt đường P tại điểm a”.

Nối điểm r trên đường thải (là giao điểm giữa đường P và trục tung) với a ta được đường chuyển tiếp từ quá trình thải sang quá trình nạp.

2) Hiệu đính áp suất cuối quá trình nén: ( điểm c’)

Áp suất cuối quá trình nén thực tế do hiện tượng phun sớm (động cơ diesel) và hiện tượng đánh lửa sớm (động cơ xăng) nên thường chọn áp suất cuối quá trình nén, lý thuyết P đã tính. Theo kinh nghiệm, áp suất cuối quá trình nén thực tế P’ được xác định theo công thức sau:

Vì đây là động cơ xăng:

P’ = P+ \f(1,3.(0,85 P - P ) = 2,2185+ \f(1,3 .( 0,85*7,951 – 2,2185) = 3,731679 (MPa)

Từ đó xác định được tung độ điểm c’ trên đồ thị công:

y = , c p p  = 0, 03975283,731679 = 93,872046 (mm)

Do hiện tương phun sớm nên đường nén trong thực tế tách khỏi đường nén lý thuyết tại điểm c’’. Điểm c’’ được xác định bằng cách: Từ điểm O’ trên đồ thị Brick ta xác định được góc phun sớm hoặc góc đánh lửa sớm θ, bán kính này cắt vòng tròn Brick tại 1 điểm. Từ điểm gióng này ta gắn song song với trục tung cắt đường nén tại điểm c’’. Dùng một cung thích hợp nối điểm c’’ với điểm c’.

4) Hiệu đính điểm đạt P thực tế:

Áp suất p thực tế trong quá trình cháy-giãn nở không duy trì hằng số như động cơ diesel (đoạn ứng với ρ.V) nhưng cũng không đạt được trị số lý thuyết như động cơ xăng. Theo thực nghiệm, điểm đạt trị số áp suất cao nhất là điểm thuộc miền vào khoảng 372° ÷ 375° (tức là 12° ÷ 15° sau điểm chết trên của quá trình cháy và giãn nở)

Hiệu đính điểm z của động cơ xăng:

- Cắt đồ thị công bởi đường 0,85pz = 0,85.7,95 = 6,75798 (MPa), vậy ta có giá trị biểu

diễn đường pz là: y = pz =

6, 7579802

0, 0397528 = 170 (mm)

- Xác định điểm z từ góc 12º. Từ điểm O΄trên đồ thị Brick ta xác định góc tương ứng với 372º góc quay truc khuỷu, bán kính này cắt vòng tròn tại 1 điểm. Từ điểm này ta gióng song song với trục tung cắt đường P tại điểm z

- Dùng cung thích hợp nối c’ với z và lượn sát với đường giãn nở

5) Hiệu đính điểm bắt đầu quá trình thải thực tế: ( điểm b’ )

Do có hiện tượng mở sớm xupáp thải nên trong thực tế quá trình thải thực sự diễn ra sớm hơn lý thuyết. Ta xác định điểm b bằng cách: Từ điểm O’ trên đồ thị Brick ta xác định góc mở sớm xupáp thải β, bán kính này cắt đường tròn Brick tại 1 điểm. Từ điểm này ta gióng đường song song với trục tung cắt đường giãn nở tại điểm b’.

6) Hiệu đính điểm kết thúc quá trình giãn nở: ( điểm b’’ )

Áp suất cuối quá trình giãn nở thực tế P thường thấp hơn áp suất cuối quá trình giãn nở lý thuyết do xupáp thải mở sớm. Theo công thức kinh nghiệm ta có thể xác định được:

P= P+ \f(1,2.( P - P ) = 0,115 + \f(1,2 .( 0,420443- 0,115 ) = 0,267721(MPa) Từ đó xác định tung độ của điểm b’’ là :

y = ,, b p p  = 0, 2677210,039728 = 6,7346535 (mm)

Sau khi xác định b', b'' dùng cung thích hợp nối hợp với đường rr. Như vậy ta đã có đồ thị công chị thị dùng cho phần tính toán động lực học.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhóm piston trên động cơ xe du lịch (Trang 28 - 31)