Chương II : Cơ sở lý luận của đề tài
e. Khai triển đồ thị công P–V thành p= ƒ(α)
Để thuận tiện cho việc tính toán sau này ta tiến hành khai triển đồ thị công P–V thành đồ thị p = ƒ(α). Khai triển đồ thị công theo trình tự sau:
1) Chọn tỷ lệ xích μ = 2°/1mm. Như vậy toàn bộ chu trình 720° sẽ ứng với 360 mm. Đặt hoành độ α này cùng trên đường đậm biểu diễn P và cách điểm chết dưới của đồ thị công khoảng 4÷5 cm
2) Chọn tỷ lệ xích μ đúng bằng tỷ lệ xích μ khi vẽ đồ thị công (MN/mm)
3) Từ các điểm chia trên đồ thị Brick ta xác định trị số của P tương ứng với các góc α rồi đặt các giá trị này trên đồ thị P–α
Chú ý:
+) Cần xác định điểm p
Theo kinh nghiệm, điểm này thường xuất hiện ở 372° ÷ 375°.
+) Khi khai triển cần cẩn thận 1 đoạn có độ dốc tăng trưởng và đột biến lớn của p từ 330° ÷ 400°, nên lấy thêm điểm ở đoạn này để vẽ được chính xác.
4) Nối các điểm xác định theo 1 đường cong trơn ta thu được đồ thị biểu diễn quan hệ P = ƒ(α)
f. Khai triển đồ thị P = ƒ(x) thành P = ƒ(α)
Đồ thị P = ƒ(x) biểu diễn trên đồ thị công có ý nghĩa kiểm tra tính năng tốc độ của động cơ. Nếu động cơ ở tốc độ cao đường này thế nào cũng cắt đường nén ac. Động cơ tốc độ thấp, đường P ít khi cắt đường nén. Ngoài ra đường P còn cho ta tìm được giá trị của P = P + P một cách dễ dàng vì giá trị của đường P chính là khoảng cách giữa đường nạp P với đường biểu diễn P của các quá trình nạp, nén, cháy-giãn nở và thải của động cơ
Khai triển đồ thị P = ƒ(x) thành đồ thị P = ƒ(α) tương tự như cách ta khai triển đồ thị công (thông qua vòng tròn Brick) chỉ có điều cần chú ý là đồ thị trước là ta biểu diễn đồ thị –P = ƒ(x) nên cần lấy lại giá trị P cho chính xác