.8 Danh mục các dự án thuỷ điện nhỏ tỉnh QN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại tỉnh quảng ngãi (Trang 51)

TT Nhà máy thủy điện

Vị trí

MW

Sông/suối Xã – Huyện

01 Đakrinh 2 Sông Đakrinh Sơn Thượng – Sơn Hà 10

02 Nước trong Hồ nước trong Sơn Bao – Sơn Hà 9,0

03 Đăksêlô Sông Đăksêlô Sơn Thủy – Sơn Hà 9,0

04 Pờ Ê Suối Pờ Ê Ba Tiêu – Ba Tơ 6,0

05 Sông Liên Sông Liên Ba Nam – Ba Tơ 10

06 Hà Nang Suối Trà Cân Trà Thủy – Trà Bồng 11

07 Cà Đú Suối Cà Đú Trà Thủy – Trà Bồng 4,0

08 Trà Bói Suối Trà Bói Trà Lâm – Trà Bồng 4,8

44

10 Hà Doi Suối Hà Doi Trà Lâm – Trà Bồng 4,0

11 Huy Măng Suối Huy Măng Sơn Dung – Sơn Tây 1,0

12 Đăkba Sông Đăkba Sơn Bua – Sơn Tây 19,5

13 Sơn Tây Sông Đăkrinh Sơn Mùa – Sơn Tây 10,5

14 Tam Rao Suối Tam Rao Sơn Linh – Sơn Hà 5,0

15 Tầm Linh Suối Tầm Linh Sơn Linh và Sơn Cao 4,5

16 Nước Lác Suối Nước Lác Long Môn – Minh Long và

Sơn Kỳ - Sơn Hà 3,5

17 Sông Tang 1 Sông Tang Trà Khê và Trà Xinh – Tây

Trà 8,5

18 Sông Tang 2 Suối Nước Nghèo Trà Xinh – Tây Trà 6,0

19 Sông Riềng Sông Riềng Trà Phong và Trà Lãnh –

Tây Trà 3,5

20 Sông Kem Sông Kem Trà Xinh – Tây Trà 1,5

21 Sơn Trà 1 Sông Đăksêlô Sơn Lập – Sơn Tây và Sơn

Kỳ - Sơn Hà 36

22 Sơn Trà 2 Sông Đăksêlô Sơn Thủy - Sơn Hà 14

23 Sơn Trà 3 Sông Đăksêrong Sơn Kỳ - Sơn Hà 2,5

24 Đăksêlô 2 Sông Đăkrbay Sơn Lập – Sơn Tây 5,0

Việc phát triển hàng loạt các công trình thủy điện nhỏ mà không chú ý tới tác động tổng hợp về Kinh tế - Xã hội và Môi trường sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực. Trước hết là xâm chiếm, phá hoại diện tích rừng tự nhiên. Các thủy điện trên cùng một lưu vực sông không có phương án vận hành mang tính hệ thống dẫn đến việc

45

thay đồi, thậm chí làm đảo ngược chế độ dòng chảy trong mùa cạn cũng như mùa lũ (mùa cạn ít nước hơn, mùa lũ nhiều nước hơn) gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái ở hạ lưu các dòng sông.

Phát triển nông nghiệp

Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh và tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp nhưng giá trị sản xuất qua các năm vẫn tăng cao.

Giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thủy sản năm 2015 đạt 3.365 tỷ đồng (theo giá so

sánh 1994), tăng 544 tỷ đồng so với năm 2011, tăng bình quân 4,5%/năm. Năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi được nâng lên nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đến năm 2015, có 12 xã đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới, quản lý, bảo vệ rừng được chú trọng, hạ tầng nghề cá được quan tâm đầu tư.

Phát triển du lịch

Trong giai đoạn từ 2011- 2014 toàn tỉnh đón gần 1,8 triệu lượt khách, trong đó có gần 136 nghìn lượt khách quốc tế, tổng doanh thu ước đạt 1.530 tỷ đồng. Riêng năm 2015, dự kiến QN sẽ đón 600 nghìn lượt khách đến tham quan, du lịch; trong đó có 50 nghìn lượt khách quốc tế với tổng doanh thu dự kiến đạt 550 tỷ đồng.

Trong thời gian qua, tỉnh QN cũng đã chủ động hợp tác, quảng bá và xúc tiến du lịch. Ngành văn hóa, thể thao và du lịch QN đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia Ngày hội văn hóa Du lịch Quốc tế ITE tại TP. Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội, Hội chợ Du lịch Quốc tế biển Nha Trang… Qua đó đã giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất và người QN đến với du khách trong và ngoài nước.

Không dừng lại ở đó, Ngành văn hóa, thể thao và du lịch QN đã chủ động liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh, bước đầu đã có những kết quả đáng kể trong việc khai thác các tuyến du lịch.

46

Phát triển du lịch đồng nghĩa với sự gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường hoạt động xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch, gia tăng nhu cầu sử dụng các giá trị tài nguyên thiên nhiên như: các nguồn nước, cảnh quan tự nhiên, bãi biển, hồ nước, ... Các tác động tiêu cực đến môi trường đã và đang xảy ra khi sức chứa của nhiều khu du lịch không đảm bảo nhu cầu, gây tình trạng ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái môi trường về lâu dài.

47

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

- Tiến hành khảo sát và phân tích về thu, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước

thải công nghiệp tại tỉnh QN trong những năm vừa qua.

- Nhận định, đánh giá các bất cập về chính sách và thể chế trong việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải.

- Đề xuất những yêu cầu và nội dung cần thiết điều chỉnh, bổ sung các chính sách pháp luật về thu, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp kế thừa

Phương pháp kế thừa nhằm tiếp thu các thông tin, số liệu về việc thu, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải, các nghiên cứu đánh giá về việc thu, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải đã thực hiện trước đây sẽ được kế thừa và tổng hợp phục vụ cho nghiên cứu của luận văn.

Các nguồn thông tin, tài liệu kế thừa của đề tài được thu thập chủ yếu từ Chi cục BVMT tỉnh QN. Đây sẽ là nguồn tư liệu quan trọng và phong phú phục vụ cho công tác điều tra, khảo sát hiện trạng của việc thu, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải tại địa phương.

Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế được tiến hành bằng cách lựa chọn những DN điển hình và đi khảo sát thực tế, các tiêu chí lựa chọn DN điển hình bao gồm:

- Tính đặc trưng về lưu lượng: có hai mức lựa chọn đối với lưu lượng ≥ 20 m3/ngày

đêm và dưới 20 m3/ngày đêm;

- Tính đặc trưng về ngành nghề sản xuất (không chứa kim loại nặng hoặc chứa kim loại nặng): Linh kiện điện tử, sản xuất thực phẩm.

48

Tổ hợp các tiêu chí lựa chọn trên, đề tài lựa chọn số DN khảo sát là 16 DN (Đính kèm tại phụ lục)

Các số liệu kế thừa về thu phí, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải thực chất cần phải được kiểm tra đối chiếu nhằm tạo ra những thông tin khách quan nhất phục vụ cho việc đánh giá những bất cập trong công tác thu phí nước thải.

Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn được kết hợp với phương pháp điều tra thực tế nhằm thu thập những ý kiến của các đối tượng thu phí. Việc phỏng vấn được thực hiện thông qua phiếu điều tra/góp ý của các đối tượng hoặc thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp. Qua đó, đề tài sẽ dễ dàng nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc gặp phải của các đối tượng phải nộp phí BVMT đối với nước thải.

Qua đó, đề tài sẽ đánh giá sơ bộ được tình hình thu, quản lý và sử dụng phí BVMT đối

với nước thải tại tỉnh QN cũng như các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thu, quản

lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải. Từ đó, những giải pháp thiết thực sẽ được tổng hợp nhằm đạt được mục tiêu đề xuất những giải pháp về thu, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải.

Phương pháp tổng hợp, thống kê

Công tác tổng hợp, thống kê dựa vào hai nguồn là báo cáo thống kê đề tài được kế thừa và kết quả điều tra thực tế. Báo cáo thống kê được kế thừa chủ yếu là các báo cáo định kỳ được tiến hành thường xuyên với nội dung, phương pháp cũng như hệ thống biểu mẫu thống nhất, được quy định thành chế độ báo cáo áp dụng cho nhiều năm thông thường do các cơ quan quản lý nhà nước (cụ thể là Bộ Tài nguyên và Môi trường) quy định.

Đối với số liệu điều tra thu thập được, khi đối chiếu với số liệu kế thừa sẽ giúp phát hiện ra những điểm chưa đúng, bất cập như sai lệch về lưu lượng,nồng độ ô nhiễm...,

từ đó đề tài sẽ đánh giá được những bất cập kể trên vào đưa ra những giải pháp hợp lý.

49

Phương pháp phân tích đánh giá là một phương pháp bắt buộc để từ những thông tin thu thập được, đề tài sẽ nhận diện được những vấn đề gặp phải trong quá trình thực hiện.

Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã được tổng hợp, thống kê, tiến hành đánh giá và phân tích những vấn đề còn tồn tại về mặt cơ chế và pháp lý của thu, nộp, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hữu hiệu để đảm bảo phát triển bền vững.

Phương pháp chuyên gia

Sau khi có kết quả điều tra và đánh giá, đề tài sẽ thực hiện phỏng vấn trực tiếp với một số cán bộ Chi cục BVMT, cán bộ Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch tỉnh QN liên quan đến việc hình thu, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải. Đây là các đối tượng trực tiếp liên quan đến công tác thu phí BVMT đối với nước thải tại tỉnh QN. Số lượng phỏng vấn các chuyên gia bao gồm 02 cán bộ trực tiếp thực hiện, 01 cán bộ lãnh đạo cấp phòng và 01 lãnh đạo đơn vị.

Ý kiến của các chuyên gia sẽ là những thông tin rất hữu ích cho đề tài nhận diện được các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thu, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải và đề xuất những giải pháp thiết thực sẽ được tổng hợp nhằm đạt được mục tiêu đề xuất những giải pháp về thu, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải

50

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả khảo sát về tình hình thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môt trường đối với nước thải công nghiệp tại địa bàn nghiên cứu trường đối với nước thải công nghiệp tại địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Kết quả khảo sát mức thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh QN bàn tỉnh QN

Qua khảo sát thực tế và tổng hợp, phân tích các thông tin, tài liệu liên quan về phí nước thải công nghiệp tại địa bàn QN có thể nhận thấy, công tác thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tương đối ổn định. Bên cạnh các cơ sở chấp hành nộp phí đầy đủ, vẫn còn một số cơ sở nộp chậm, nộp thiếu (năm nay mới kê khai cho năm trước). Đối với các cơ sở này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh QN tiếp tục tiến hành truy thu nợ. Đối tượng nộp phí nước thải công nghiệp tại địa bàn chủ yếu là: các hộ sản xuất và kinh doanh gia đình; các DN đóng trên địa bàn và các DN trong KCN, CCN.

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP, với trách nhiệm được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận, xử lý nhiều ý kiến phản hồi từ các địa phương, trong đó, hầu hết các địa phương đều nhận định quy định về phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại Nghị định số 25/2013/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành có những tiến bộ vượt bậc so với các quy định trước đây do tính đơn giản, dễ áp dụng đối với cả người nộp phí khi kê khai và với cơ quan thu phí khi thẩm định; tiết kiệm được chi phí phân tích mẫu (do giảm các thông số phân tích, chỉ tập trung vào những thông số đặc trưng); tập trung vào các nguồn thải lớn

(có lưu lượng lớn hơn 30m3/ngày đêm) nhưng không bỏ sót các đối tượng xả thải

nhỏ(có lưu lượng nhỏ hơn 30m3/ngày đêm; tách bạch được các nhóm đối tượng xả

thải (công nghiệp, sinh hoạt) để không bị thu trùng; đồng thời tăng được tổng số phí thu được theo lộ trình phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại tỉnh quảng ngãi (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)