Địa hình, địa mạo
Đồi núi chiếm tới gần 2/3 lãnh thổ của QN.
Địa hình phân hóa theo chiều đông – tây và tạo thành vùng: vùng đồng bằng ven biển ở phía đông và vùng đồi núi rộng lớn chạy dọc phía tây với những đỉnh nhô cao trên 1.000m.
Khí hậu
QN nằm trong đới nội chí tuyến với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
Nhiệt độ trung bình năm đạt 25,6 – 26,90C, nhiệt độ cao nhất lên tới 410C.
Số giờ nắng trung bình năm là 2.131giờ. Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt 84,3%. Lượng mưa trung bình năm đạt 2.504mm.
31
Thuỷ văn
Mạng lưới sông suối cuả QN tương đối phong phú và phân bố đều trên khắp lãnh thổ. Phần lớn sông ngòi đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển Đông với đặc điểm chung là ngắn, dốc, lòng sông cạn, hẹp với lưu lượng nước có sự phân hóa rõ rệt giữa các mùa trong năm.
Ở QN có 4 con sông chính là: sông Trà Bồng, Trà Khúc, Vệ, Trà Câu.
QN có nhiều suối khoáng, suối nước nóng như: Thạch Bích (Trà Bồng), Hà Thanh, Vin Cao (Sơn Hà), Lộc Thịnh, Bình Hòa (Bình Sơn); Hòa Thuận (Nghĩa Hành), Đàm Lương, Thạch Trụ (Mộ Đức)…
Tài nguyên thiên nhiên
Đất đai: QN hiện có 9 nhóm đất chính: đất cát biển, đất mặn, đất phù sa, đất glây, đất xám, đất đỏ, đất đen, đất nứt nẻ và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
Chất lượng đất của QN thuộc loại trung bình. Đất có chất lượng tốt chỉ chiếm 21% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.
Sinh vật: Có nhiều gỗ quý (lim, dổi, chò, kiền kiền…), cây làm nguyên liệu cho ngành tiểu thủ công nghiệp (tre, nứa, song mây, lá nón…), cây thuốc (sa nhân, hà thủ ô, thiên niên kiện, sâm…)
Khoáng sản: Trên địa bàn tỉnh QN có một số khoáng sản, các mỏ được phát hiện
gồm có mỏ bôxít ở Bình Sơn, mỏ sắt ở núi Võng, núi Đôi huyện Mộ Đức, mỏ than bùn ở Bình Sơn, mỏ graphit ở Hưng Nhượng huyện Sơn Tịnh, mỏ cao lanh ở Sơn Tịnh, mỏ granit ở Trà Bồng và Đức Phổ, đá vôi san hô ở Lý Sơn, Ba Làng An, Sa Huỳnh, cát thạch anh ở Bình Thạnh (Bình Sơn), Tru Trổi (Đức Phổ)…
1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh QN
Tính đến nay, tỉnh QN được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập 3 KCN: KCN Tịnh Phong (diện tích 141,72 ha); KCN Quảng Phú (diện tích 120,41 ha) và KCN Phổ Phong (diện tích 143,7ha – đang trong giai đoạn hình thành). Các KCN đã thu hút được gần 80 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng và giải quyết
32
việc làm cho hơn tám nghìn lao động, hầu hết các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Dân số tỉnh QN xấp xỉ 1,5 triệu người, trong đó hơn 50% dân số trong độ tuổi lao động. Việc tuyển dụng lao động có sự phối hợp chặt chẽ của các Trường đào tạo và các đơn vị đào tạo nghề. Vì vậy, nguồn lao động không chỉ dồi dào mà còn đáp ứng được chất lượng tay nghề theo yêu cầu của DN.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động trở thành một lực kéo mạnh mẽ, thu hút nhiều dự án đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực miền Trung nói chung và tỉnh QN nói riêng. Lợi thế đầu tư ở tỉnh QN đã được khẳng định, ngày càng có nhiều DN tìm đến đầu tư. Vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội của Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp đã được khẳng định, có các yếu tố thuận lợi vượt trội như giao thông đường bộ, hàng không, đường biển; cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư ngày càng hoàn thiện phù hợp với yêu cầu phát triển; môi trường đầu tư đã được các cấp và các ngành quan tâm cải thiện; chính sách ưu tiên về huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu đãi đầu tư vào các Khu công nghiệp… từ đó đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn trong nước cũng như nước ngoài. Tại Dung Quất, nhiều nhà máy quy mô lớn đang được triển khai và chuẩn bị triển khai xây dựng như: nhà máy lọc dầu (1.600 triệu USD), các nhà máy hoá chất (LAB, Polypropylen, Carbon Black, Lốp ôtô radial...), Liên hợp Công nghiệp Đóng tàu, nhà máy cán thép, nhà máy xi măng và các nhà máy công nghiệp nhẹ khác . Đặc biệt, Khu kinh tế Dung Quất nơi VSIP QN tọa lạc là một trong số ít khu vực của Việt Nam được hưởng các ưu đãi đầu tư từ Chính Phủ. Các ngành công nghiệp chủ lực gồm thực phẩm – nước giải khát, các mặt hàng tiêu dùng nhanh, lắp rắp linh kiện điện tử và các ngành công nghiệp nhẹ phục vụ cho lĩnh vực dầu khí, hóa chất…
Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn từ năm 2011-2015 kinh tế tỉnh QN tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông
33
nghiệp. Hiện nay cơ cấu kinh tế: công nghiệp chiếm 62%, dịch vụ chiếm 24%, nông nghiệp chiếm 14%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 7,5%/năm, trong đó dịch vụ tăng 12,7%, công nghiệp – xây dựng tăng 5,7%, nông nghiệp tăng 3,6%; tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 47%, công nghiệp chiếm 28%, dịch vụ
chiếm 25%. Quy mô tổng sản phẩm năm 2015 (giá so sánh năm 2014) đạt 12.410 tỷ
đồng, tăng 3.101 tỷ đồng so với năm 2011; thu nhập bình quân đầu người (GDP) năm 2015 đạt 2.485 USD.
Bảng 1.2 Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) giai đoạn 2012-2016 [7].
ĐVT: Tỷ đồng Năm Lĩnh vực 2012 2013 2014 2015 2016 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1.754,417 1.858,276 1.899,886 1.981,572 2.023,711 Công nghiệp – Xây dựng 4.905,342 5.123,151 5.984,045 5.731,932 6.113,708 Dịch vụ 2.648,894 3.013,196 3.391,352 3.814,860 4.272,643 GRDP theo giá so sánh 2004 9.308,653 9.994,623 11.275,283 11.528,364 12.410,062
Chất lượng, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của nền kinh tế được nâng lên, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và môi trường đầu tư được cải thiện.
Thu hút đầu tư trong nước ngày càng đẩy mạnh, trong năm qua đã cấp giấy chứng nhận đầu tư 95 dự án, hiện có 190 dự án đang hoạt động, giải quyết việc làm khoảng 25.000 lao động. Giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt 545 triệu USD. Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng cao, giai đoạn 2011-2015 đạt 128.190 tỷ đồng, tăng bình quân 16,9%/năm.
34
Kinh tế tăng trưởng cao theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì sự thay đổi này đã tạo áp lực đối với môi trường như: gia tăng nhu cầu sử dụng nước sạch, gia tăng lượng chất thải phát sinh do nhu cầu tiêu dùng tăng cao và xả thải từ hoạt động công nghiệp, dịch vụ, …
Sức ép dân số và vấn đề di cư
Tính đến năm 2016 dân số tỉnh QN là 1.241.400 người; mật độ dân số toàn tỉnh là
241 người/Km2, dân số thành thị chiếm 14,72% và dân số nông thôn chiếm 85,28%.
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm, năm 2011 là 8,64 đến năm 2016 còn 8,48%. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, tập trung đông ở các thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng. Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm y tế, … phục vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình núi cao, chia cắt, thưa dân.
Từ năm 2012 đến 2016 mật độ dân số tỉnh QN tăng từ 237người/Km2 đến 241
người/Km2. Nguyên nhân do số lượng người nhập cư từ các tỉnh khác vào làm việc
tại các Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất, Nhà máy Công nghiệp nặng Doosan Vina, Khu công nghiệp VSIP QN,… Ngoài ra, sự di cư và tăng dân số cũng là hai nguyên nhân làm tăng mật độ dân số trong tỉnh.
Bảng 1.3 Dân số trung bình phân theo huyện/thành phố [7]
Năm Khu vực 2012 2013 2014 2015 Tổng số 1.225.236 1.229.810 1.236.250 1.241.400 Khu vực đồng bằng 1.003.102 1.003.624 1.011.173 1.014.492 TP. QN 113.458 113.995 114.663 248.739
35
Bảng 1.4 Cơ cấu dân số chia theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn [7]
Năm
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
Tổng Tỷ lệ (%) Tổng Tỷ lệ (%) Tổng Tỷ lệ (%) Tổng Tỷ lệ (%) 2013 604.281 49,32 620.955 50,68 179.562 14,66 1.045.67 4 85,34 2014 606.359 49,31 623.451 50,69 180.224 14,65 1.049.58 6 85,35 2015 606.640 49,31 626.610 50,69 181.202 14,66 1.055.04 8 85,34 2016 612.758 49,36 628.642 50,64 182.791 14,72 1.058.60 9 85,28 Huyện Bình Sơn 175.575 176.318 177.302 177.564 Huyện Sơn Tịnh 187.752 188.550 189.213 96.509
Huyện Tư Nghĩa 167.698 168.369 169.072 129.514
Huyện Nghĩa Hành 90.114 90.172 90.486 90.837
Huyện Mộ Đức 126.376 126.632 127.159 127.471
Huyện Đức Phổ 142.129 142.588 143.278 143.858
Khu vực miền núi 203.738 204.605 206.278 207.853
Huyện Trà Bồng 30.320 30.477 30.746 30.939
Huyện Tây Trà 17.991 18.245 18.442 18.710
Huyện Sơn Hà 69.138 69.292 69.778 70.141
Huyện Sơn Tây 18.120 18.158 18.323 18.439
Huyện Minh Long 15.917 16.056 16.275 16.580
Huyện Ba Tơ 52.252 52.377 52.714 53.044
Khu vực hải đảo 18.396 18.581 18.799 19.055
36
Dân số tỉnh QN trong độ tuổi lao động từ năm 2013-2016 dao động trong khoảng (58,47 - 60,72%) trong tổng số dân. Đây chính là lực lượng laođộng khá dồi dào phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá -Hiện đại hóa của tỉnh. Trong đó, nằm trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50,57% tổng số lao động.
Theo ước tính phát tán chất ô nhiễm theo đầu người của Tổ chức Y tế Thế giới, trên cơ sở dữ liệu về dân số tỉnh QN theo đơn vị hành chính có thể tính toán tải lượng các chất gây ô nhiễm như sau:
Bảng 1.5 KL chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường [8]
STT Chất ô nhiễm Khối lượng (gam/người/ngày)
1 BOD 45 – 54 2 COD 72 – 102 3 TSS 70 – 145 4 Nitơ tổng 6 – 12 5 Photpho tổng 0,8 – 4 6 Amoni 2,4 – 4,8
37
Bảng 1.6 Tải lượng chất gây ô nhiễm từ các đơn vị hành chính tỉnh QN [8]
2011 2014 2011 2014 2011 2014 2011 2014 2011 2014 2011 2014 Quảng Ngãi 5.616 12.313 9.871 21.640 12.197 26.739 1.021 2.239 272 597 408 895 Bình Sơn 8.691 8.789 15.275 15.448 18.874 19.088 1.580 1.598 421 426 632 639 Sơn Tịnh 9.294 4.777 16.334 8.396 20.183 10.375 1.690 869 451 232 676 347 Tư Nghĩa 8.301 6.411 14.590 11.268 18.028 13.923 1.509 1.166 402 311 604 466 Nghĩa Hành 4.461 4.496 7.840 7.903 9.687 9.765 811 818 216 218 324 327 Mộ Đức 6.256 6.310 10.995 11.090 13.585 13.703 1.137 1.147 303 306 455 459 Đức Phổ 7.035 7.121 12.365 12.516 15.279 15.465 1.279 1.295 341 345 512 518 Trà Bồng 1.501 1.531 2.638 2.692 3.259 3.326 273 278 73 74 109 111 Tây Trà 891 926 1.565 1.628 1.934 2.011 162 168 43 45 65 67 Sơn Hà 3.422 3.472 6.015 6.102 7.432 7.540 622 631 166 168 249 253 Sơn Tây 897 913 1.576 1.604 1.948 1.982 163 166 43 44 65 66 Minh Long 788 821 1.385 1.442 1.711 1.782 143 149 38 40 57 60 Ba Tơ 2.586 2.626 4.546 4.615 5.617 5.702 470 477 125 127 188 191 Lý Sơn 911 943 1.600 1.658 1.978 2.048 166 171 44 46 66 69 Tổng số 60.649 61.449 106.596 108.002 131.713 133.451 11.027 11.173 2.941 2.979 4.411 4.469 SS (kg/ngđ) Nitơ tổng (kg/ngđ) Photpho tổng (kg/ngđ) NH4+ (kg/ngđ) Huyện, Thành phố BOD (kg/ngđ) COD (kg/ngđ)
Như vậy, hiện nay mỗi ngày dân cư trên địa bàn tỉnh QN thải ra môi trường khoảng 64,4 tấn BOD; 108 tấn COD; 133,4 tấnTSS; 11,2 tấn nitơ; 3 tấn photpho và 4,5 tấn Amoni qua đường nước thải.
Phát triển công nghiệp
Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh QN trong quá trình phát triển kinh tế. Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành và triển khai kế hoạch về đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh giai đoạn 2011-2015, kế hoạch phát triển KKT Dung Quất giai đoạn 2011-2015, tập trung chỉ đạo thực hiện các cam kết và tạo điều kiện thuận lợi để Công ty Liên doanh TNHH Việt Nam – Singapore lập các thủ tục đầu tư dự án Khu công nghiệp – Dịch vụ và Đô thị tại tỉnh. Đã tiến hành rà soát các cơ
38
chế, chính sách của tỉnh đã ban hành để xác định cơ chế, chính sách cần phải bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Xây dựng Quy chế quản lý đầu tư cơ bản, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Hình 1.3 Danh nghiệp chế biến dăm gỗ trên địa bàn tỉnh.
Qua thống kê trên địa bàn tỉnh, với Khu kinh tế Dung Quất, 3 khu công nghiệp đang hoạt động, 11 cụm công nghiệp, 22 làng nghề và hơn 3.000 DN hoạt động sản xuất kinh doanh, trung bình mỗi ngày, KKT, KCN, các làng nghề trong tỉnh thải ra môi
trường hàng triệu m3 nước thải. Điều đáng nói là hiện nay một số nơi tại KKT,
KCN, làng nghề vẫn chưa hoàn thiện khu xử lý chất thải, nước thải tập trung. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy, xí nghiệp chưa nghiêm túc chấp hành các quy định về BVMT, lén lút xả thải ra môi trường, khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ở nơi đây đang trong tình trạng báo động.
Phần lớn đất sử dụng trong Khu sản xuất công nghiệp sẽ được sử dụng để xây dựng các hệ thống nhà xưởng và nhà máy. Các lô đất sẽ được phân chia với các quy mô lớn và vừa, phù hợp với nhu cầu của các DN.
Trong Khu Đô thị công nghiệp Dung Quất tập trung thu hút các DN thuộc các ngành sau:
39 + Sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông; + Sản xuất, lắp ráp ô tô, linh kiện máy bay; + Thực phẩm – Đồ uống;
+ Y học – Hóa dược; + Dệt may;
+ Công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất bán thành phẩm xây dựng; + Công nghiệp chế biển nông – lâm – khoáng sản;
+ Công nghiệp dệt nhuộm;
+ Công nghiệp sản xuất giầy dép; + Công nghiệp may mặc;
+ Và các ngành nghề khác được pháp luật Việt Nam cho phép. Các loại hình sản xuất của các KCN tập trung thuộc các ngành sau: + Cưa xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ; sản xuất đồ gỗ xây dựng.
+ Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh.
+ Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện.
+ Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt. + Hoạt động thiết kế dân dụng.
+ Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại. + sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.
+ Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Các làng nghề chủ yếu tập trung:
+ Nghề làm gốm; + Nghề đúc đồng;
40 + Nghề rèn; + Nghề chế tác đá; + Nghề mộc dân dụng; + Nghề sản xuất gạch ngói; + Nghề làm mắm; + Nghề dệt chiếu; + Nghề làm đường muỗng; + Nghề nấu đường phèn;
+ Nghề đan nón lá (Thôn Thu Xà xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa và Cổ Lũy xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh);
+ Nghề làm bánh tráng (Thôn Phú Châu thuộc xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành); + Nghề đan lưới, Đan rỗ lồng ở Thuận Phước, Bình Sơn;
+ Nghề đan võng ( ở Đức Chánh, mộ đức).
Do loại hình sản xuất của các KCN rất khác nhau nên hiện nay ở Việt Nam (và nhiều Quốc gia) chưa có quy định về hệ số phát sinh khí thải đối với KCN. Tuy nhiên, để đánh giá sơ bộ xu hướng gia tăng ô nhiễm do khí thải từ các KCN có thể sử dụng hệ số kinh nghiệm do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và BVMT Thành phố Hồ Chí Minh (VITTEP) xây dựng từ một đề tài cấp Nhà nước (KHCN 07.16) và áp dụng hệ số phát sinh nước thải công nghiệp do cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu đối với các KCN Việt Nam (hàm lượng BOD5 trung bình trong
1m3 nước thải công nghiệp là 170mg/l). Theo đó chất ô nhiễm phát sinh trung bình
trên 1ha đất có thể thuê của một KCN trong một ngày đêm là tính tròn: Rác thải: 0,4 tấn
Nước cấp: 60m3
Nước thải: 80% nước cấp
Bụi: 7,15 kg SO2: 128,3 kg NO2: 13,4 kg
41
Hàm lượng BOD: 170mg/l CO: 2,07 kg
Từ hệ số này có thể ước tính tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các KCN tại QN như sau:
Bảng 1.7 Tải lượng ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp tại QN [8]
Tên Khu