.6 Tải lượng chất gây ô nhiễm từ các đơn vị hành chính tỉnh QN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại tỉnh quảng ngãi (Trang 45 - 49)

2011 2014 2011 2014 2011 2014 2011 2014 2011 2014 2011 2014 Quảng Ngãi 5.616 12.313 9.871 21.640 12.197 26.739 1.021 2.239 272 597 408 895 Bình Sơn 8.691 8.789 15.275 15.448 18.874 19.088 1.580 1.598 421 426 632 639 Sơn Tịnh 9.294 4.777 16.334 8.396 20.183 10.375 1.690 869 451 232 676 347 Tư Nghĩa 8.301 6.411 14.590 11.268 18.028 13.923 1.509 1.166 402 311 604 466 Nghĩa Hành 4.461 4.496 7.840 7.903 9.687 9.765 811 818 216 218 324 327 Mộ Đức 6.256 6.310 10.995 11.090 13.585 13.703 1.137 1.147 303 306 455 459 Đức Phổ 7.035 7.121 12.365 12.516 15.279 15.465 1.279 1.295 341 345 512 518 Trà Bồng 1.501 1.531 2.638 2.692 3.259 3.326 273 278 73 74 109 111 Tây Trà 891 926 1.565 1.628 1.934 2.011 162 168 43 45 65 67 Sơn Hà 3.422 3.472 6.015 6.102 7.432 7.540 622 631 166 168 249 253 Sơn Tây 897 913 1.576 1.604 1.948 1.982 163 166 43 44 65 66 Minh Long 788 821 1.385 1.442 1.711 1.782 143 149 38 40 57 60 Ba Tơ 2.586 2.626 4.546 4.615 5.617 5.702 470 477 125 127 188 191 Lý Sơn 911 943 1.600 1.658 1.978 2.048 166 171 44 46 66 69 Tổng số 60.649 61.449 106.596 108.002 131.713 133.451 11.027 11.173 2.941 2.979 4.411 4.469 SS (kg/ngđ) Nitơ tổng (kg/ngđ) Photpho tổng (kg/ngđ) NH4+ (kg/ngđ) Huyện, Thành phố BOD (kg/ngđ) COD (kg/ngđ)

Như vậy, hiện nay mỗi ngày dân cư trên địa bàn tỉnh QN thải ra môi trường khoảng 64,4 tấn BOD; 108 tấn COD; 133,4 tấnTSS; 11,2 tấn nitơ; 3 tấn photpho và 4,5 tấn Amoni qua đường nước thải.

Phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh QN trong quá trình phát triển kinh tế. Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành và triển khai kế hoạch về đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh giai đoạn 2011-2015, kế hoạch phát triển KKT Dung Quất giai đoạn 2011-2015, tập trung chỉ đạo thực hiện các cam kết và tạo điều kiện thuận lợi để Công ty Liên doanh TNHH Việt Nam – Singapore lập các thủ tục đầu tư dự án Khu công nghiệp – Dịch vụ và Đô thị tại tỉnh. Đã tiến hành rà soát các cơ

38

chế, chính sách của tỉnh đã ban hành để xác định cơ chế, chính sách cần phải bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Xây dựng Quy chế quản lý đầu tư cơ bản, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Hình 1.3 Danh nghiệp chế biến dăm gỗ trên địa bàn tỉnh.

Qua thống kê trên địa bàn tỉnh, với Khu kinh tế Dung Quất, 3 khu công nghiệp đang hoạt động, 11 cụm công nghiệp, 22 làng nghề và hơn 3.000 DN hoạt động sản xuất kinh doanh, trung bình mỗi ngày, KKT, KCN, các làng nghề trong tỉnh thải ra môi

trường hàng triệu m3 nước thải. Điều đáng nói là hiện nay một số nơi tại KKT,

KCN, làng nghề vẫn chưa hoàn thiện khu xử lý chất thải, nước thải tập trung. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy, xí nghiệp chưa nghiêm túc chấp hành các quy định về BVMT, lén lút xả thải ra môi trường, khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ở nơi đây đang trong tình trạng báo động.

Phần lớn đất sử dụng trong Khu sản xuất công nghiệp sẽ được sử dụng để xây dựng các hệ thống nhà xưởng và nhà máy. Các lô đất sẽ được phân chia với các quy mô lớn và vừa, phù hợp với nhu cầu của các DN.

Trong Khu Đô thị công nghiệp Dung Quất tập trung thu hút các DN thuộc các ngành sau:

39 + Sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông; + Sản xuất, lắp ráp ô tô, linh kiện máy bay; + Thực phẩm – Đồ uống;

+ Y học – Hóa dược; + Dệt may;

+ Công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất bán thành phẩm xây dựng; + Công nghiệp chế biển nông – lâm – khoáng sản;

+ Công nghiệp dệt nhuộm;

+ Công nghiệp sản xuất giầy dép; + Công nghiệp may mặc;

+ Và các ngành nghề khác được pháp luật Việt Nam cho phép. Các loại hình sản xuất của các KCN tập trung thuộc các ngành sau: + Cưa xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ; sản xuất đồ gỗ xây dựng.

+ Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh.

+ Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện.

+ Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt. + Hoạt động thiết kế dân dụng.

+ Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại. + sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.

+ Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Các làng nghề chủ yếu tập trung:

+ Nghề làm gốm; + Nghề đúc đồng;

40 + Nghề rèn; + Nghề chế tác đá; + Nghề mộc dân dụng; + Nghề sản xuất gạch ngói; + Nghề làm mắm; + Nghề dệt chiếu; + Nghề làm đường muỗng; + Nghề nấu đường phèn;

+ Nghề đan nón lá (Thôn Thu Xà xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa và Cổ Lũy xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh);

+ Nghề làm bánh tráng (Thôn Phú Châu thuộc xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành); + Nghề đan lưới, Đan rỗ lồng ở Thuận Phước, Bình Sơn;

+ Nghề đan võng ( ở Đức Chánh, mộ đức).

Do loại hình sản xuất của các KCN rất khác nhau nên hiện nay ở Việt Nam (và nhiều Quốc gia) chưa có quy định về hệ số phát sinh khí thải đối với KCN. Tuy nhiên, để đánh giá sơ bộ xu hướng gia tăng ô nhiễm do khí thải từ các KCN có thể sử dụng hệ số kinh nghiệm do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và BVMT Thành phố Hồ Chí Minh (VITTEP) xây dựng từ một đề tài cấp Nhà nước (KHCN 07.16) và áp dụng hệ số phát sinh nước thải công nghiệp do cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu đối với các KCN Việt Nam (hàm lượng BOD5 trung bình trong

1m3 nước thải công nghiệp là 170mg/l). Theo đó chất ô nhiễm phát sinh trung bình

trên 1ha đất có thể thuê của một KCN trong một ngày đêm là tính tròn: Rác thải: 0,4 tấn

Nước cấp: 60m3

Nước thải: 80% nước cấp

Bụi: 7,15 kg SO2: 128,3 kg NO2: 13,4 kg

41

Hàm lượng BOD: 170mg/l CO: 2,07 kg

Từ hệ số này có thể ước tính tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các KCN tại QN như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại tỉnh quảng ngãi (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)