Kinh nghiệm thu phí BVMT ở nước ta

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại tỉnh quảng ngãi (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.2 Kinh nghiệm thu phí BVMT đối với nước thải

1.2.2 Kinh nghiệm thu phí BVMT ở nước ta

Thu phí môi trường chỉ là một trong nhiều công cụ kinh tế quản lý môi trường đã, đang và sẽ được đẩy mạnh áp dụng trong thời gian tới. Sau 3 năm thực hiện nghị định 25/2013/NĐ-CP, công tác thu phí BVMT ở Việt Nam đã đạt được kết quả khá tích cực.

Vĩnh Phúc

Năm 2015, chi cục đã thu phí BVMT đối với 70 cơ sở, DN. Trong đó, thu phí cố định (một lần/năm) đối với 44 cơ sở, DN có mức xả thải bình quân dưới 30m3/ngày, đêm; thu phí biến đổi (thu hằng quý) đối với 26 cơ sở, DN có mức xả thải từ 30m3/ngày, đêm trở lên với tổng số tiền thu được 565 triệu đồng. Tuy nhiên, con số này so với tổng số các cơ sở, DN thực tế hoạt động trên địa bàn tỉnh có phát sinh nước thải công nghiệp còn khá khiêm tốn.

Thành phố Hồ Chí Minh

Đến hết năm 2014 thành phố mới chỉ thu được gần 20 tỷ đồng, nhưng năm 2016 thành phố đã đứng đầu cả nước thực hiện tốt công tác thu phí đạt 23 tỷ đồng. Tổng số phí thu được không đủ để giải quyết những vấn đề ô nhiễm từ nước thải công nghiệp của thành phố và nó không mang tính chất răn đe trong vấn đề BVMT.

26

Công tác thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp địa bàn tỉnh Thái Nguyên tương đối ổn định. Bên cạnh các cơ sở chấp hành nộp phí đầy đủ vẫn còn một số cơ sở nộp chậm, nộp thiếu. Đối với các cơ sở này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tiến hành truy thu nợ. Đối tượng nộp phí nước thải công nghiệp tại địa bàn chủ yếu là: các hộ kinh doanh gia đình; các DN đóng trên địa bàn và các DN trong khu, CCN.

Nhìn chung các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại tỉnh Thái Nguyên tuân thủ tốt việc nộp phí BVMT đối với nước thải. Sau khi triển khai việc thu phí BVMT đối với nước thải, phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tìm hiểu kỹ và nghiêm chỉnh chấp hành, một số ít các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thờ ơ và không thực hiện kê khai và nộp thuế theo quy định. Qua công tác thu phí BVMT đối với nước thải cho thấy các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã có ý thức tìm hiểu về các vấn đề môi trường và có những hành động BVMT như: thay đổi công nghệ sản xuất nhằm làm giảm lượng phát thải ra môi trường; lắp đặt hệ thống xử lý chất thải...

Theo số liệu tổng hợp chưa đầy đủ từ báo cáo của 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường, số phí BVMT thu được trong

năm 2016 từ nước thải sinh hoạt là 852.045.934.279 đồng và nước thải công nghiệp

91.044.166.428 đồng (trong đó, cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh với số phí

thu được đối với nước thải sinh hoạt là gần 309 tỷ đồng và nước thải công nghiệp là gần 20 tỷ đồng. Với tổng số phí thu được khoảng 1.000 tỷ đồng trên phạm vi cả nước sẽ góp phần không nhỏ vào công tác phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường, xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước, tập trung vào các điểm nóng về môi trường trên phạm vi toàn quốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại tỉnh quảng ngãi (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)