Thi hành hình phạt tử hìn hở một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình theo pháp luật việt nam và quốc tế (Trang 28 - 30)

2.1 Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình và bỏ hình phạt tử hình tại một số quốc

2.1.1 Thi hành hình phạt tử hìn hở một số quốc gia trên thế giới

Như đã phân tích ở chương 1, sự hình thành hình phạt tử hình đã xuất hiện và trải qua hàng triệu năm. Bản án tử hình đầu tiên trên thế giới thi hành bằng hình thức tiêm thuốc độc được bài báo của trang History.com32 ghi nhận thực hiện tại nhà tù tiểu bang ở Huntsville, Texas, Hoa Kỳ. Phạm nhân có tên Charles Brooks, Jr bị kết án về hành vi sát hại một thợ sửa xe, đã thay thế hình thức tử hình bằng phòng hơi ngạt, ghế điện và treo cổ và cho đến nay một số bang tại Hoa Kỳ vẫn còn giữ nguyên hình phạt tử hình này.

Những năm 1970 trở lại đây, xu hướng xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự trên thế giới ngày càng gia tăng rõ rệt, phần lớn được thực hiện bởi các quốc gia khu vực Châu Âu, lý do việc xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự quốc gia là một trong những tiêu chí quan trọng để xét gia nhập Liên minh Châu Âu (EU). Hiện nay duy nhất Belarus vẫn là quốc gia Châu Âu duy nhất vẫn áp dụng hình phạt tử hình trên thực tế33. Đến năm 1990, một loạt các nước tại khu vực Đông Âu đã xóa bỏ hình phạt tử hình như Croatia, Cộng hòa Czech, Hungary, Cộng hòa Slovakia, Bulgaria, Moldova… Cũng trên xu thế này, hiện nay có 11 quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm thường (xâm phạm tính mạng, sức khỏe, sở hữu, trật tự, an toàn công cộng…) và vẫn quy định hình phạt tử hình đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Cook Islands, Brazil, Peru, Argentina, Chile,…). Ngoài các quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình, trên thế giới còn ghi nhận có 30 quốc gia tuy vẫn quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự, nhưng cách đây từ

32 Biên tập viên History (1982). “Lần thực hiện đầu tiên bằng cách tiêm thuốc gây chết người”. Nhà xuất bản History, truy cập lần cuối ngày 1 tháng 3 năm 2021, từ <https://www.history.com/this-day-in-history/first- execution-by-lethal-injection.>.

33 Bruxelles (2017), Tuyên bố chung của Đại diện Cấp cao Liên minh châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh và Tổng thư ký của Hội đồng châu Âu vào Ngày châu Âu và thế giới chống lại án tử hình. Nhà xuất bản EEAS, truy cập lần cuối ngày 27 tháng 3 năm 2021, từ < https://eeas.europa.eu/diplomatic- network/monaco/34435/>.

vài năm đến vài chục năm đã không áp dụng và không thi hành hình phạt này trên thực tế34.

Châu Âu cũng là nơi thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại, mà trọng tâm luôn hướng đến việc kêu gọi bỏ án tử hình tại mỗi quốc gia thành viên và trên toàn thế giới. Tại Điều 2 của Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh Châu Âu quy định rằng không ai sẽ bị kết án tử hình hoặc tử hình, Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu ngày 7 tháng 10 năm 201035 về thành lập ngày thế giới chống lại án tử hình vào ngày 10 tháng 10 hàng năm. Trong nghị quyết này cũng kêu gọi các quốc gia áp dụng hình phạt tử hình nên bãi bỏ; khuyến khích hơn nữa các quốc gia như Trung Quốc, Ai Cập, Iran, Malaysia, Sudan, Thái Lan và Việt Nam ban hành số liệu thống kê chính thức liên quan đến việc sử dụng hình phạt tử hình ở các quốc gia này; cũng kêu gọi Triều Tiên36 ngừng ngay lập tức và vĩnh viễn các vụ hành quyết công khai. Các phương pháp hành quyết vào năm 2011 bao gồm chặt đầu, treo cổ, tiêm thuốc độc và bắn chết người.

Không dừng lại ở châu Âu, mà các tổ chức quốc tế khác cũng dần được ra đời nhiều hơn và chú trọng đến việc này. Minh chứng cho việc này, tại Điều 3 Bản tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 của Đại Hội đồng liên Hợp quốc có nêu rõ “Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể”. Theo số liệu thống kê37 của Tổ chức Ân xá thế giới ít nhất có 2.307 án tử hình ở 56 quốc gia vào năm 2019, giảm nhẹ so với tổng số 2.531 được báo cáo vào năm 2018. Ít nhất 26.604 người được biết là đang bị kết án tử hình trên toàn cầu vào cuối năm 2019. Cũng trong bản thống kê này, Tổ chức Ân xá Quốc tế phản đối hình phạt tử hình trong mọi trường

34 Nguyễn Xuân Yêm (2013). Tử hình, một phương pháp chống tội phạm tối ưu?. Nhà xuất bản nguoiduatin, truy cập lần cuối ngày 27 tháng 3 năm 2021 từ <https://www.nguoiduatin.vn/tu-hinh-mot-phuong-phap- chong-toi-pham-toi-uu-a76318.html>

35 P7_TA (2010). Thursday7October2010 World Day Against the Death Penalty. Nhà xuất bản Tạp chí worldcoalition, truy cập lần cuối ngày 31 tháng 3 năm 2021, từ <http://www.worldcoalition.org/ worldday2012.html>.

36 Triều Tiên là một trong số rất ít những nước còn lại trên thế giới duy trì tử hình công khai và các hình thức tử hình tàn nhẫn như dùng súng máy hay bắn pháo, súng cối ở cự ly gần.

37 Biên tập viên Amnesty International (20210. We know that, together, we can end the death penalty everywhere. Nhà xuất bản Tạp chí Amnesty International, truy cập lần cuối ngày 31 tháng 3 năm 2021, từ <https://www.amnesty.org/en/what-we-do/death-penalty/>

hợp. Nhận thấy quyền được sống được coi là quyền tối thượng, bởi vì chỉ khi quyền được sống được đảm bảo thì con người mới có thể được hưởng các quyền khác.

Như vậy, các tổ chức trên thế giới, các quốc gia cũng dần chú trọng đến quyền được sống và kêu gọi chung tay bỏ hình phạt tử hình, tính đến năm 2017 đã có 142 quốc gia bỏ hoặc không áp dụng hình phạt này. Chúng ta phải thừa nhận rằng ai cũng có quyền được sống, nếu áp dụng hình phạt tước đi mạng sống của một người thì hành vi này liệu có vi phạm bản Tuyên ngôn nhân quyền này và các quy định khác của quốc tế hay không?

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình theo pháp luật việt nam và quốc tế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)