2.1 Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình và bỏ hình phạt tử hình tại một số quốc
2.1.3 Những vướng mắc tồn đọng
Việc bãi bỏ hình phạt tử hình đã không còn là sự quan tâm riêng của các nhà làm luật và các nhà nhân quyền trên thế giới, mà nó đã được mọi người trên thế giới dần quan tâm đến qua nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực văn học, đây là một phương diện chứa trong nó sự suy ngẫm, đáng kể đến là tác phẩm “Thánh giá rỗng”. Tác phẩm của nhà văn Higashino Keigo xoay quanh câu chuyện về nhân vật Nakahara trải qua những biến cố to lớn trong cuộc đời của mình, lần lượt là con gái
42 Hiện nay một số nước quy định hình thức tiêm thuốc độc như: Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Guatemala.
43 Thi Anh (2013). Tử tù đầu tiên bị tiêm thuốc độc ở Việt Nam chết nhẹ nhàng hay đau đớn tột cùng?. Nhà xuất bản Soha, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 4 năm 2021, từ < https://soha.vn/xa-hoi/tu-tu-dau-tien-bi- tiem-thuoc-doc-o-viet-nam-chet-nhe-nhang-hay-dau-don-tot-cung-20130806152145567.htm>
44 Quang Minh (2016). Mỹ: Tiêm thuốc độc tử hình, giãy giụa suốt 30 phút. Nhà xuất bản Báo điện tử danviet.vn, truy cập lần cuối ngày 30 tháng 3 năm 2021, từ <https://danviet.vn/my-tiem-thuoc-doc-tu-hinh- giay-giua-suot-30-phut-7777729603.htm>
của anh và người vợ (làm nghề phóng viên tự do) của mình bị hai kẻ sát nhân giết chết. Nếu áp dụng BLHS 2015 Việt Nam cho tình tiết này được quy định tại Điều 123 Tội giết người và mức án cao nhất sẽ là án tù tử hình. Diễn biến tiếp theo câu chuyện, bởi vì cái chết của đứa con gái của họ đã khiến họ ly hôn và cô vợ của anh muốn tìm lại công bằng và bảo vệ những gia đình có người thân là nạn nhân trong các vụ án giết người, ít lâu sau là người vợ của anh bị giết hại trong lúc tác nghiệp, hung thủ gây ra cái chết cho vợ anh là một ông bố muốn bảo vệ hạnh phúc cho gia đình của con gái mình bởi vì con gái ông ấy đã phạm sai lầm trong tuổi trẻ. Song, hai vụ án khác nhau do hai người thực hiện khác nhau và suy nghĩ cũng khác nhau, nhưng lại có một điểm chung chính là giống nhau về mức án tử hình, và câu hỏi đặt ra ông lão đó có đáng chịu cái chết ngang với tên trộm hay không, bản án tử hình có phải là dấu chấm hết của một vụ án hay nó sẽ là một câu hỏi cho người nhà nạn nhân và phạm nhân. Riêng với hành vi của cô gái sẽ chịu mức án cao nhất quy định tại Điều 124 BLHS 2015 Việt Nam quy định về tội vứt hoặc giết con mới đẻ mức án cao nhất là 2 năm tù giam. Chiếu theo BLHS 2015 thì hành vi của con rể ông ấy là hành vi giết người theo Điều 123, do hiện nay không có quy định dành cho người cha nào giết con mới đẻ, cũng như giết chết con mới đẻ bởi vì dị tật - theo y khoa cho rằng đó là dị tật bẩm sinh45. Tác phẩm này đã đặt ra những câu hỏi rất lớn đối với những nhà làm luật, đặc biệt khi nghiên cứu pháp luật trên khía cạnh tâm lý gây án và thuật ngữ “giết người phải đền mạng” đã ngầm hình thành trong suy nghĩ của những gia đình có nạn nhân bị giết. Cuối câu chuyện là câu nói “không thể có một phiên tòa hoàn hảo trong nhân loại”. Như đã nêu, không thể có một phiên tòa hoàn hảo nên sẽ không thể nào có một bộ luật hoàn hảo trong tương lai, theo Chủ nghĩa Mác - Lênin thì vạn vật đều vận động và không ngừng đứng yên, xã hội cũng vận động và phát triển không ngừng vì thế pháp luật không ngừng thay đổi để phục vụ cho con người và xã hội.
Câu nói “Human nature is not of itself vicious” tạm dịch “Bản chất con người tự nó không xấu xa” của nhà triết học, nhà cách mạng, nhà hoạt động chính trị
45 Dị tật bẩm sinh (hay: khuyết tật bẩm sinh, rối loạn bẩm sinh), là sự bất thường về một chức năng hoặc cấu trúc nào đó của trẻ em. Bên cạnh các dị tật bẩm sinh phát hiện trong thai kỳ còn có các dị tật khi sinh con ra hoặc khi lớn lên mới phát hiện.
Thomas Paine 46. Ông cũng là người đầu tiên tìm hiểu và viết về quyền con người, bản chất của con người vốn không xấu xa, hành vi vi phạm của một người là nhất thời, hành vi đó đáng lên án và phải được trừng phạt bằng bản án pháp luật. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà tước đi quyền được sống, là quyền cố hữu của mỗi con người. Việc cần làm là cảm hóa người phạm tội, để hướng con người về bản chất vốn có của con người, chứ không phải là một bản án để đưa người phạm tội ra khỏi xã hội.
Trong lĩnh vực y khoa, Quy ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa thế giới (World Medical Association), tại Điều 12 nêu rõ “Tôn trọng sinh mạng của con người”. Lời thề Hippocrates có đoạn ghi “Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ,…”. Trong quy định trên ta thấy rằng nhiệm vụ của ngành Y chính là cứu chữa và giữ lại mạng sống cho con người. Tuy nhiên, theo Điều 17 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định việc thi hành án tử hình sẽ bao gồm trách nhiệm của Bộ Y tế. Như vậy, theo quy định này sẽ bao gồm những y bác sĩ có mặt tham gia, dù thực hiện dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp đi chăng nữa thì việc này đồng nghĩa với việc trong lĩnh vực y khoa sẽ tham gia thực hiện thi hành án tử hình, điều đó cũng đồng nghĩa với việc trái với lời thề Hippocrates và Quy ước đạo đức ngành y. Câu nói của nhà văn khoa học viễn tưởng Heinlein người Mỹ “không có vũ khí nguy hiểm, chỉ có những con người nguy hiểm”47 và khi liên hệ câu nói này với lịch sử thi hành án tử hình, đã chứng minh rõ một điều từ giai đoạn TCN cho đến hiện nay, con người vẫn đang miệt mài nghiên cứu, đang cố gắng tìm kiếm một “phương pháp tử hình hiện đại” nhằm đem lại cái chết nhân đạo cho phạm nhân nhằm trả giá cho hành vi họ gây ra.
46 Thomas Paine (29 tháng 1 năm 1737 tại Thetford, Anh – 8 tháng 6 năm 1809 tại New York, New York) sinh ra tại Đế quốc Anh, sống ở Mỹ là nhà triết học, nhà cách mạng, người theo trường phái chủ nghĩa tự do cổ điển, một nhân vật nổi bật trong phong trào khai sáng, tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Common Sense (Cảm giác chung) (1776); Rights of Man (1791); The Age of Reason (1793-94); Agrarian Justice (1795).
(Nguồn: vi.unionpedia.org)
47 Robert Anson Heinlein (7/7/1907 – 8/5/1988) là nhà văn khoa học viễn tưởng Mỹ. Thường được coi là "nhà văn gạo cội trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng", ông là một trong những tác giả nổi tiếng nhất, có ảnh hưởng nhất, và cũng gây nhiều tranh cãi nhất trong thể loại này.
Tuy nhiên, trong khi các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng hình phạt tử hình không ảnh hưởng đến xu hướng tội phạm bạo lực48. Theo báo cáo số ACT 50/004/200249 của Tổ chức Ân xá thế giới viết vào tháng 4 năm 2002, tại mục số 6 nêu ra các cuộc nghiên cứu của họ đã chỉ ra việc giữ án tử hình không có tác dụng răn đe đối với tình hình tội phạm. Việc giữ án tử hình còn phải đối mặt với những hậu quả kéo theo khi đã xử tử một người, không gì có thể bù đắp được khi mạng sống bị mất đi. Tại báo cáo này đã nêu rõ tình trạng xử tử người vô tội tại mục số 09, cụ thể “Chừng nào án tử hình được duy trì, nguy cơ xử tử người vô tội không bao giờ có thể xảy ra, bị loại bỏ”.
Liên hệ với tình tiết vụ án giết người tại Việt Nam, theo cáo trạng trong hồ sơ của Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Bắc Giang vào tối ngày 15 tháng 8 năm 2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang xảy ra vụ án giết người, nạn nhân tên Nguyễn Thị Hoan, giới tính nữ, 31 tuổi. Sau quá trình khởi tố và điều tra đến ngày 29/9/2003, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Chấn về tội danh “Giết người”. Ngày 26/3/2004, TAND tỉnh Bắc Giang đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thanh Chấn và ra quyết định bản án về tội “Giết người” mức án tù chung thân. Sau khi nhận được đơn kháng cáo, đến ngày 26 và 27/7/2004, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội quyết định xét xử phúc thẩm vụ án, ra quyết định không sửa đổi bản án, giữ nguyên mức án là tù chung thân cho ông Nguyễn Thanh Chấn. Điều đáng nói ở đây là vào ngày 25 tháng 10 năm 2003, người có tên Lý Nguyễn Chung ra đầu thú và thừa nhận mình là người thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan. Trước sức ép của dư luận đặc biệt là sự quan tâm của các nhà làm luật trong và ngoài nước, ngày 4/11/2013 Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành Quyết định số 01/QĐKNTT-VKSNDTC kháng nghị tái thẩm bản án đối với ông Nguyễn Thanh Chấn. Cùng ngày, Phó Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân dân tối cao Lê Hữu Thể đã ký quyết định số 04/QĐTĐCTHA tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn.
48 Ngày thế giới chống lại án tử hình Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu ngày 7 tháng 10 năm 2010 về Ngày thế giới chống lại án tử hình (2011), Tạp chí chính thức của Liên minh châu Âu, OJ C 371E(2011), 5–10.
49 Tổ Chức Ân xá Thế Giới (2002). Facts and Figures on theDeath Penalty. Nhà xuất bản Amnesty, truy cập lần cuối ngày 29 tháng 3 năm 2021, từ <https://www.amnesty.org/download/Documents/112000/act5000420 02en.pdf>
Cuối năm 2015, ông Nguyễn Thanh Chấn nhận được 7,2 tỷ đồng tiền bồi thường oan sai, hiện nay ông có nhiều biểu hiện bất ổn về tinh thần.
Trên thế giới cũng đã xảy ra rất nhiều án oan sai, cụ thể tại Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2000 Thống đốc bang Illinois của Mỹ, George Ryan, tuyên bố tạm hoãn hành quyết, ân xá cho tử tù cuối cùng còn sống trong tổng số 13 người bị tuyên án tử hình và đã thi hành án 12 người trước đó trong tiểu bang, kể từ khi Hoa Kỳ khôi phục án tử hình năm 197750.
Sau khi nghiên cứu đề tài và dựa vào BLHS Việt Nam, Bộ luật tố tụng hình sự 2015, tác giả thấy có thể thành 3 giai đoạn để thực hiện một hành vi phạm tội, bao gồm:
-Hình thành suy nghĩ phạm tội. -Thực hiện hành vi phạm tội.
-Điều tra, bắt giữ, xét xử và tuyên án.
Vấn đề cần giải quyết ở đây là công tác giáo dục ý thức trong giai đoạn đầu tiên, giai đoạn hình thành suy nghĩ phạm tội có nghĩa là chưa phạm tội, nếu thực hiện tốt và hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cũng như phòng chống tội phạm thì sẽ không gia tăng tình hình tội phạm. Chú trọng vào phòng ngừa người phạm tội, chứ không phải chú trọng vào việc xét xử người phạm tội rồi mới đưa ra biện pháp xử lý răng đe và phòng ngừa bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Chẳng hạn, đối với tội phạm ma túy quy định tại Khoản 4 Điều 250 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định đối với chất cấm ở dạng chất lỏng có thể tích trên 750 mililit; chất cấm ở dạng rắn khối lượng trên 05 kilôgam thì có thể đối mặt với khung hình phạt cao nhất là hình phạt tử hình. Nhưng thực tiễn tại Việt Nam mức độ gia tăng về tình hình tội phạm ma túy rất đáng báo động, con số nói về khối lượng ma túy ở các chuyên án đã tăng lên đơn vị tấn. Ngoài ra, tội phạm ngày càng tăng về số vụ và tính chất nghiêm trọng, số liệu thống kê của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) trong 3 tháng đầu năm 2021, Cục đã xử lý
50 THÔNG TIN LIÊN BANG VÀ TIỂU BANG Illinois. Các mốc quan trọng trong việc bãi bỏ / phục hồi. Nhà xuất bản DPIC, truy cập lần cuối ngày 31 tháng 3 năm 2021, từ < https://deathpenaltyinfo.org/state-and- federal-info/state-by-state/illinois>
8.034 vụ tội phạm về ma túy51. Hiện nay, trong các bản án thường chú trọng đến quyết định cuối cùng, hầu hết các vụ án nghiêm trọng đều có kết luận cuối cùng là tử hình, cùng với việc này là ý chí khách quan thể hiện sự cứng nhắc về luận điểm giữ án tử hình thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.
Khi bàn về tình hình tội phạm ma túy tại Philippines, như đã nêu ở chương 1, trước kia là một quốc gia ủng hộ việc bỏ thi hành án tử hình, nhưng vì tình hình tội phạm ma túy tăng vọt, nên Tổng thống Rodrigo Duterte quyết định áp dụng chiến dịch cũng là một biện pháp nhằm trấn áp loại tội phạm này, tỷ lệ tội phạm trên cả nước giảm 13%, từ 52.950 người hồi tháng 5 xuống còn 46.600 người vào tháng 652. Tuy nhiên, bên cạnh mặt trái của chiến dịch này chính là việc cướp đi mạng sống hàng nghìn người trong đó có cả những người vô tội. Song đến nay, tình hình tội phạm ma túy chỉ giảm, chứ chưa có một báo cáo về số liệu thống kê nào đến từ Philippines xác định rằng đã không còn tội phạm ma túy trên đất nước họ.
Nhìn chung, muốn giải quyết bài toán về tội phạm chính là ở khâu phòng chống tội phạm, tuyên truyền ý thức, tập huấn và giáo dục chứ không phải thực hiện ở khâu xử lý tội phạm, nên việc giữ hình phạt tử hình là để răng đe theo một số nhà làm luật là không có căn cứ.