2.1 Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình và bỏ hình phạt tử hình tại một số quốc
2.1.2 Thi hành hình phạt tử hình tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam vẫn là quốc gia duy trì hình phạt tử hình đối với một số loại tội phạm đã đề cập ở chương 1. Trong đề tài “Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam. Giữ nguyên hay cần giảm và tiến tới loại bỏ” của tác giả Lê Văn Cảm, Nguyễn Thị Lan trong đó đoạn nêu về quan điểm nên giữ án tử hình: “TS Phạm Văn Beo, GS.TS Võ Khánh Vinh, PGS.TS Phạm Văn Tỉnh, cố PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng,... căn cứ vào luận điểm cơ bản là do tình hình tội phạm đang diễn ra phức tạp và ngày càng nghiêm trọng ở Việt Nam nên rất cần phải duy trì hình phạt tử hình vì theo họ có những cơ sở khách quan như:
-Sẽ bảo đảm nguyên tắc công bằng trong luật hình sự; -Sẽ bảo đảm được mục đích răn đe và phòng ngừa tội phạm;
-Góp phần nâng cao phẩm giá của con người; đảm bảo chất lượng cuộc sống và đảm bảo an toàn xã hội;
-Không trái với nguyên tắc nhân đạo, không trái với luật quốc tế và không vi phạm nhân quyền;
-Hiện nay việc xóa bỏ hình phạt tử hình không phải là xu hướng chung của toàn thế giới”38.
Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê tại Việt Nam từ ngày 6 tháng 8 năm 2013 đến ngày 30 tháng 6 năm 201639, Việt Nam đã xử tử 429 người, 1.134 người đã bị
38 Lê Văn Cảm, Nguyễn Thị Lan, “Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam: Giữ nguyên hay cần giảm và tiến tới loại bỏ”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, 30(3), 1-14.
kết án tử hình từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 6 năm 2016. Số lượng người đang chờ thi hành án không được biết, có nghĩa rằng con số này có thể tăng rất cao và số lượng tử tù đang chờ được thi hành án sẽ rất lớn, kéo theo ngân sách để phục vụ cho công tác này là một con số không hề nhỏ.
Không phủ nhận những thành tựu to lớn trong công tác xây dựng và đổi mới đất nước theo xu hướng chung của thế giới chính là loại bỏ hình phạt tử hình và nước ta đã hòa nhập với xu hướng này. Tuy nhiên, việc duy trì hay bỏ hình phạt tử hình đang là câu hỏi rất lớn, nó luôn nhận được câu trả lời từ hai hướng khác nhau. Tại Việt Nam, các vụ án lớn có tính chất đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp, như vụ án thảm sát tại Bình Phước của tử tù Nguyễn Hải Dương được dư luận rất quan tâm từ lúc khởi tố bắt tạm giam, cho đến ngày y phải chấp hành án phạt. Không dừng lại ở vụ án này mà còn có các vụ án khác, một điểm chung mà ta dễ nhận thấy chính là hiện nay sức ép của dư luận đặc lên cơ quan điều tra và xét xử rất lớn, yêu cầu phải phá án nhanh, chính xác và đảm bảo đúng người đúng tội. Vì vậy, việc bỏ qua các tình tiết vụ án là một điều không tránh khỏi. Khi bình luận về quyền được sống của con người, các nhà nhân quyền và luật sư cho rằng việc giữ mạng sống cho phạm nhân là cần thiết. Bởi vì sau khi thi hành hình phạt tử hình, nếu xảy ra sai sót trong quá trình điều tra, việc này sẽ dẫn đến hậu quả là không thể khôi phục lại mạng sống của người đã bị tử hình, nhất là trong giai đoạn quyền con người đang được nhắc đến thường xuyên trên các diễn đàn và ở nước ngoài. Chính vì thế, một hành động thiết thực trong giai đoạn hiện nay đối với nhà nước Việt Nam chính là bỏ hình phạt tử hình.
Trước đây, tại khoản 3 Điều 259 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 quy định rằng: “Hình phạt tử hình được thi hành bằng xử bắn” và người cuối cùng phải chấp hành án phạt tử hình này là tử tù Nguyễn Văn Hưng (21 tuổi, ở huyện Thạch Thất) vào ngày 24/6/2011 tại trường bắn Cầu Ngà40. PGS.TS Trịnh Quốc Toản thực hiện nghiên cứu về đề tài “Một số vấn đề lý luận về thực tiễn và thi hành hình phạt tử
39 Lê Minh Trường (2021). Tử hình là gì? Các tội danh bị phạt tử hình hiện nay?. Nhà xuất bản Luật Minh Khuê, truy cập lần cuối ngày 29 tháng 3 năm 2021, từ <https://luatminhkhue.vn/tu-hinh-la-gi---quy-dinh- phap-luat-ve-tu-hinh.aspx>.
40Anh Thư (2013). Ký ức về tử tù cuối cùng bị xử bắn. Nhà xuất bản Vnexpress, truy cập lần cuối ngày 27 tháng 3 năm 2021, từ <https://vnexpress.net/ky-uc-ve-tu-tu-cuoi-cung-bi-xu-ban-2862080.html>.
hình” tại trang số 12 của đề tài nói về trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình theo Chỉ thị số 138-KC1 Bộ Công an ngày 13/02/1974 quy định như sau:
-Sau khi trói phạm nhân vào cọc đã trồng sẵn, thì đại diện Tòa án nhân dân công bố tóm tắt tội trạng của phạm nhân và đọc phần kết luận trong bản án quyết định duyệt án tử hình hoặc quyết định bác đơn ân giảm của phạm nhân.
-Bịt mắt phạm nhân bằng một băng vải đen.
-Hội động thi hành án ra lệnh chỉ thị cán bộ chỉ huy lực lượng thi hành án hô đội viên (5 người bắn giỏi được lựa chọn) bắn một loạt súng trường nhắm thẳng vào tim phạm nhân. Để kết thúc việc thi hành án tử hình, cán bộ chỉ huy bắn thêm một phát súng ngắn vào thái dương của phạm nhân.
-Bác sĩ pháp y khám nghiệm, xác định là phạm nhân đã chết hẳn.
-Chôn phạm nhân tại nơi thi hành án; tại nơi có cắm một biển gỗ nhỏ ghi rõ họ, tên tuổi nguyên quán phạm nhân.
Cũng trong nghiên cứu này, tác giả cũng đưa ra một bản số liệu thống kê về số người bị thi hành án tử hình trong giai đoạn 2008-2013:
Năm Số người bị thi hành án
2008 42 2009 88 2010 94 2011 0 2012 0 2013 15
Nguồn “Một số vấn đề lý luận về thực tiễn và thi hành hình phạt tử hình” PGS.TS Trịnh Quốc Toản
Trong bài nghiên cứu “Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam: Giữ nguyên hay cần giảm và tiến tới loại bỏ” của nhóm tác giả Lê Văn Cảm, Nguyễn Thị Lan có đoạn ghi: “kể từ đầu những năm 2000 trở đi (chính xác là sau
năm 2002) các số liệu tử tù hàng năm ở Việt Nam thuộc diện bí mật quốc gia nên chúng ta chỉ có thể tiếp cận được các số liệu thống kê của thực tiễn xét xử về hình phạt tử hình từ thời điểm năm 2002 trở về trước,…” điều này đồng nghĩa rằng pháp luật Việt Nam quy định hình phạt tử hình thuộc bí mật quốc gia, nên con số thống kê cụ thể về số phạm nhân đã thi hành hình phạt tử hình ở giai đoạn này đã không được công bố.
So với trước đây, việc thi hành án thực hiện bằng biện pháp xử bắn sẽ làm cơ thể nạn nhân không nguyên vẹn sau khi thi hành án. Trong bài viết của nhà báo có bút danh “Tiền Phong”41 thực hiện cuộc phỏng vấn với đại úy Lê Quý Long làm công việc áp giải và thi hành hình phạt tử hình đã chia sẻ việc thi hành hình phạt bằng hình thức tiêm thức độc, việc này sẽ góp phần giúp các cán bộ thi hành hình phạt cảm thấy nhẹ nhàng hơn so với việc thi hành hình phạt bằng súng so với trước kia. Cũng trong bài viết này, khi nói đến tâm lý của tử tù thì trước lúc thi hành hình phạt thì các tử tù thường có tâm lý chung là lo sợ, các tử tù trong các vụ án thảm sát, các tội phạm ma túy cũng cho rằng việc chờ đợi thi hành án là một áp lực vô hình đối với họ. Có thể thấy rằng biện pháp tử hình bằng súng trước kia gây ám ảnh cho người thi hành lẫn phạm nhân trước và sau lúc chết.
Để khắc phục tình trạng này, các nhà lập pháp đã thay thế và sử dụng biện pháp tiêm thuốc độc, quy định tại Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc (thay thế cho thay thế Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2011; Nghị định số 47/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2013) các loại thuốc bao gồm thuốc dùng để gây mê (Sodium thiopental); thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp (Pancuronium bromide); thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim (Potassium chloride). Đây là hình thức thay thế phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến
41 Tiền Phong (2013). Tử tù và ám ảnh mang tên... chờ thuốc chết!. Nhà xuất bản Tin Tức Online, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 3 năm 2021, từ < https://tintuconline.com.vn/phap-luat/tu-tu-va-am-anh-mang-ten- cho-thuoc-chet-n-140342.html>.
năm 2020 và biện pháp tiêm thuốc độc này đang được nhiều nước đang hướng đến và sử dụng42.
Vào ngày 6/8/2013 ở trại giam Công an Hà Nội ghi nhận đã thực hiện hình phạt tử hình bằng phương thức tiêm thuốc độc lần đầu tiên, đối với tử tù Nguyễn Anh Tuấn (Sinh năm 1986, quê ở Mê Linh, Hà Nội)43. Tử tù này đã được tiêm đầy đủ 3 mũi thuốc độc gây mê; làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp và ngừng hoạt động tim. Trải qua khoảng thời gian gần 10 năm sau khi Nghị định số 82/2011/NĐ-CP có hiệu lực, quy định biện pháp tử hình có phần đem lại cái chết êm ái hơn cho phạm nhân là tiêm thuốc độc. Tuy nhiên, thật sự êm ái hơn cho phạm nhân hay không chính phạm nhân mới là người hiểu rõ nhất, thực tế được ghi nhận tại bang Alabama, Hoa Kỳ44 phạm nhân Ronald Smith, 45 tuổi, bị xử tử ở trung tâm Holman bằng hình thức tiêm thuốc độc đã giãy giụa trong nửa tiếng đồng hồ trước khi tắt thở hoàn toàn.
Dù thực hiện bằng hình thức nào, dù muốn mang lại sự êm ái trước lúc chết cho phạm nhân hay mang lại tính nhân văn, thì mục đích cuối cùng hướng tới chính là lấy đi mạng sống của một người để trả giá cho tội ác của chính họ gây ra. Hơn bao giờ hết, một lời kêu gọi bỏ hình phạt tử hình thật sự cần thiết để bảo vệ mạng sống của phạm nhân và hướng đến việc cải tạo phạm nhân.