2.2 Kiến nghị giải pháp về hình phạt tử hình
2.2.2 Giải pháp về thực thi và tuyên truyền pháp luật
Trong thảo luận về dự thảo Bộ luật hình sự63 (sửa đổi) có những ý kiến đề nghị nghiên cứu tiến tới bỏ hẳn hình phạt tử hình. Trung tướng Trần Văn Độ (nguyên chánh án Tòa án quân sự trung ương) đã nêu ý kiến của mình, trong đó có đoạn như sau:
“…Áp dụng theo luật hiện hành tôi thấy có vụ án ma túy ở Quảng Ninh mà tòa tuyên tới 30 án tử hình là quá mức. Tại sao phải giảm hình phạt tử hình, quy định tử hình có tác dụng răn đe hay không? Tôi thấy hình phạt tù đày nhiều không giải quyết được vấn đề. Chúng ta phải giải quyết nguyên nhân xã hội là chủ yếu. Đó là môi trường xã hội, chính sách kinh tế - xã hội, công ăn việc làm, đời sống, quản lý xã hội, giáo dục...”
Luật sư Ngô Ngọc Trai (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cùng phát biểu ý kiến: “Cần có hình phạt tù chung thân không thời hạn”.
Ở nước ta, việc thay đổi pháp luật được thực hiện theo trình tự thủ tục theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 201564 (sửa đổi năm 202065), để có một văn bản có hiệu lực pháp luật trải qua rất nhiều giai đoạn và thủ tục khác nhau, số lượng các văn bản dưới luật là quá lớn, gây khó hiểu cho người dân. Đây cũng là
63 LÊ KIÊN - TÂM LỤA (2015). Giữ hay bỏ hình phạt tử hình?. Nhà xuất bản tuoitre.vn, truy cập lần cuối ngày 29 tháng 3 năm 2021, từ <https://tuoitre.vn/giu-hay-bo-hinh-phat-tu-hinh-732785.htm>
64 Quốc Hội (2015), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13, ban hành ngày 22 tháng 6 năm 2015
65 Quốc Hội (2020), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 63/2020/QH14, ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2020.
một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm bởi vì chưa tiếp cận được các thông tin đề ra.
Để khắc phục tình trạng này, tác giả đề ra một số giải pháp hoàn cần thiết trong giai đoạn hiện nay:
Thứ nhất, giao cho Chánh án tòa khu vực phân công cán bộ thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền tại các đơn vị hành chính như xã, phường, nhà văn hóa,…giáo dục cho người dân tìm hiểu về chính sách pháp luật, mở các cuộc thi tại các nhà văn hóa thanh niên, đẩy mạnh tuyên truyền hình thức xét xử lưu động thay vì hạn chế việc này trong giai đoạn hiện nay. Công việc tuyên truyền này do cán bộ tòa án thực hiện được tính là một ngày lương theo quy định của luật lao động, kinh phí tổ chức sẽ thông qua Tờ trình66 xin kinh phí gửi cho UBND huyện. Bởi lẽ, việc cần giải quyết để giảm tình hình tội phạm là ở khâu đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, chứ không phải một hành vi xảy ra, có thiệt hại rồi mới thực hiện công tác xử lý nhằm răng đe.
Thứ hai, trong công tác quản lý nhân khẩu, cần có một quy định ở từng địa phương để rà soát, vận động khai báo sơ yếu lý lịch công dân. Trong giai đoạn hiện nay, trước khi cấp thẻ Căn cước công dân có gắn chip theo mục tiêu của Bộ Công an đề ra đến ngày 01 tháng 7 năm 2021 đạt được 50 triệu thẻ67, nên tổ chức một cuộc thi xác hạch những kiến thức cơ bản về pháp luật tại UBND xã, phường nhằm tuyên truyền và định hướng cho mỗi công dân hiểu được hành vi của mình đã đủ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi, công dân nào đủ tiêu chuẩn thì mới được cấp thẻ Căn cước công dân, việc này cũng góp phần loại bỏ tình trạng quá tải về hồ sơ xin cấp thẻ Căn cước công dân như hiện nay. Tùy điều kiện từng vùng, đặc biệt những vùng khó khăn trong công tác tuyên truyền thì cần tăng biên chế, tăng các chính sách và chế độ cho Đoàn viên thanh niên tại địa phương phối hợp
66 Tờ trình là văn bản mang những thông tin và yêu cầu cụ thể về một vấn đề để trình lên cấp trên xem xét, phê duyệt.
Nguồn http://tratu.soha.vn.
67 Minh Hiền (2021). Đẩy mạnh cấp CCCD đảm bảo mục tiêu đề ra, tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước. Nhà xuất bản Báo điện tử CAND, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 4 năm 2021, từ < http://cand.com.vn/Hoat- dong-LL-CAND/Day-manh-cap-CCCD-dam-bao-muc-tieu-de-ra-tiet-kiem-ngan-sach-cho-Nha-nuoc- 632377/>
với đoàn trường THCS và THPT, thời gian linh hoạt có thể đan xen vào các tiết học ngoài trời như thể dục, giáo dục quốc phòng để tuyên truyền pháp luật.
Thứ ba, cần tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân theo từng nhóm tội phạm cụ thể. Bởi vì tình trạng quá tải về số lượng hồ sơ tại các Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, Cơ quan Công an là quá lớn, dễ dẫn đến sự mệt mỏi trong quá trình thụ lý vụ án, dễ bỏ qua các tình tiết vụ án quan trọng nếu không nắm vững chuyên môn về một loại tội phạm nhất định. Nên thay đổi lộ trình đào tạo chuyên môn xét xử cho từng nhóm tội phạm đối với chức danh thẩm phán, đặc biệt thẩm phán chuyên xét xử về tội phạm ma túy, tội phạm giết người, tội phạm công nghệ. Tùy từng khu vực mà quy định nên giảm hay tăng nguồn nhân sự tại tòa án. Trong quá trình kiến tập tại Tòa án Nhân dân Quận 8, tác giả thấy sự thiếu hụt nhân sự rất nhiều dẫn đến sự mệt mỏi cho các cán bộ tại đây, không có thời gian để nghiên cứu chuyên sâu về vụ án, điều này sẽ giảm chất lượng của công việc nếu kéo dài. Việc giữ hình phạt tử hình có lẽ sẽ không ai dám chắc rằng không có oan sai, khi có oan sai xảy ra sẽ giải quyết như thế nào. Ngoài ra, nếu tiến hành thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm nếu một bản án phúc thẩm đã thực hiện thì khó có thể khắc phục, dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Kết luận chương 2
Trong giai đoạn hiện nay quy định về hình phạt tử hình của các vùng lãnh thổ trên thế giới là khác nhau, các quốc gia tại Châu Âu hầu hết đã bãi bỏ hình phạt này (ngoại trừ quốc gia Belarus). Ở Hoa Kỳ hơn nửa số bang tại đây cũng đã đồng ý loại bỏ hình phạt tử hình. Các tổ chức khác nhau cũng cùng nhau kêu gọi bãi bõ hình phạt này như EU và Liên Hợp Quốc,… Tại Châu Á các quốc gia cũng dần quan tâm đến chế định này. Tính đến năm 2017 đã có 142 quốc gia/vùng lãnh thổ đã bãi bỏ hoặc không áp dụng hình phạt tử hình. Ngoài ra Tổ chức Ân xá thế giới cũng thường xuyên cập nhật số liệu về hình phạt tử hình tại các quốc gia, theo nhận định của tổ chức này vào năm 2019 hình phạt này đã giảm. Một số quốc gia không công bố số liệu về hình phạt tử hình cụ thể, vì cho rằng đây thuộc số liệu bí mật quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam hiện nay vẫn duy trì hình phạt tử hình, nguyên nhân là do tình hình tội phạm gia tăng, giữ nguyên để giữ tính nghiêm minh của pháp luật. Có nhiều ý kiến yêu cầu bãi bỏ hình phạt này thông qua các dẫn chứng, phân tích số liệu mà họ tìm được để chứng minh. Gần như các phân tích của họ chiếm ưu thế hơn, bởi vì việc bãi bỏ hình phạt này ngoài phù hợp với xu hướng của thế giới còn đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đảm bảo tính nhân quyền đang trong giai đoạn nhạy cảm. Đồng thời cũng chỉ ra tình hình tội phạm gia tăng không liên quan đến quy định này, cùng với bản chất của pháp luật là phục vụ con người, việc quản lý cải tạo phạm nhân là một quá trình giáo dục định hướng chứ không phải xử phạt và trừng phạt.
Để thay thế cho hình phạt tử hình, tác giả đã đề ra một số giải pháp kiến nghị như tăng hình phạt đối một số loại tội phạm, thay bằng hình phạt chung thân không khoan hồng cho các loại tội phạm bị áp dụng hình phạt tử hình hiện nay.Đồng thời cần xử lý nghiêm các tội phạm hoạt động trong lĩnh vực Internet, báo chí, tội phạm ma túy, trộm cắp tài sản,…
Việc thi hành hình phạt tử hình tại Việt Nam hiện nay theo hình thức tiêm thuốc độc, quy trình thực hiện và trách nhiệm thi hành bao gồm nhiều cơ quan phối hợp với nhau. Những năm gần đây Việt Nam đã bắt đầu ghi nhận một số hình phạt
oan sai trong lĩnh vực hình sự, không ai dám chắc rằng trong giai đoạn tiếp đến sẽ không có án oan sai về hình phạt hình sự với mức hình phạt tử hình. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Ân xá, Tổ chức Liên Hợp Quốc cũng như các văn bản thỏa thuận, hầu hết các quốc gia đã đồng ý bỏ hình phạt tử hình. Vì vậy, Việt Nam thay đổi hình phạt tử hình và áp dụng hình thức tù chung thân không khoan hồng là hoàn toàn có cơ sở. Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cần tổ chức tuyên truyền, công khai minh bạch trong công tác quản lý phạm nhân, cũng như định hướng cho người dân hiểu rõ việc bỏ hình phạt tử hình này là một việc cần thiết.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả rút ra các kết luận như sau:
Thứ nhất, về yếu tố lịch sử, theo nghiên cứu của các nhà khoa học ghi nhận thì hình phạt tử hình đã có từ rất lâu đời, trải qua hàng triệu năm thì hình phạt này đã tiến bộ hơn, cho đến hiện nay đã có 2/3 các quốc gia trên thế giới đã bỏ hoặc không còn thi hành hình phạt tử hình. Các quốc gia còn duy trì hình phạt này thường áp dụng bằng hình thức xử bắn và tiêm thuốc độc, mục đích cuối cùng của hình phạt này dùng để tước đi mạng sống của người phạm tội để trả giá cho hành vi mà họ gây ra.
Thứ hai, về yếu tố xã hội, tùy vào tình hình kinh tế cũng như tội phạm tại mỗi nước mà có quy định khác nhau về hình phạt này. Chẳng hạn tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu đã loại bỏ hình phạt này hoàn toàn, đồng thời cũng bắt đầu kêu gọi và lên án những quốc gia còn duy trì hình phạt này. Khác với Châu Âu, tại Việt Nam vẫn còn giữ nguyên hình phạt tử hình đối với một số tội danh nhất định. Lý do để giữ nguyên hình phạt này là do tình hình tội phạm tăng cao và giữ tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, việc giữ nguyên hình phạt nếu thi hành bản án sai đối với phạm nhân thì hậu quả hầu như là không thể khắc phục.
Thứ ba, về yếu tố giáo dục, tại những nước chú trọng vào nhân quyền thường đưa ra biện pháp chú trọng cảm hóa phạm nhân trong quá trình giam giữ, để đưa phạm nhân trở về bản chất vốn có ban đầu của con người chính là sự lương thiện. Tuy nhiên, ở những nước không ủng hộ bỏ hình phạt tử hình cho rằng việc làm này sẽ gây sức ép lên các trại giam. Để đáp trả nhận định này hàng loạt cuộc nghiên cứu đã bắt đầu được thực hiện, kết quả của các cuộc nghiên cứu này đều có kết quả chung chính là tình hình tội phạm không liên quan đến việc giữ hay bỏ hình phạt tử hình.
Thứ tư, mỗi vụ án khác nhau thì tính chất, cách thức thực hiện là khác nhau. Rất nhiều phạm nhân khi chấp hành án phạt, họ đã mong muốn được hoàn lương, nhưng cũng có những người chấp hành án phạt vì sự ép buộc, cho nên bản án lương tâm của mỗi người mới công bằng nhất. Trước giờ mọi người đều hướng tới cái chung mà bỏ quên cái riêng, việc giữ lại mạng sống của những người muốn hoàn
lương là một việc thật sự cần thiết. Tội ác cần lên án và loại trừ, nhưng việc này nên được thực hiện bằng cảm hóa phạm nhân, giáo dục chứ không phải bằng sự trừng phạt. Pháp luật do con người tạo ra để phục vụ cho con người, nhưng việc này không nhằm mục đích loại trừ lẫn nhau, vì vậy bỏ hình phạt tử hình là một điều cần thiết.
Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra những điểm bất cập trong việc thực thi hình phạt tử hình tại Việt Nam, đồng thời đã nêu ra một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật như bỏ hình phạt tử hình thay vào đó là mức hình phạt tù chung thân không khoan hồng, tăng khung hình phạt đối với một số tội danh. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn nhân quyền, Tuyên ngôn về quyền chính trị và dân sự, các điều ước quốc tế khác,...có thể khẳng định rằng mọi người đều có quyền được sống. Ngoài các yếu tố kể trên, việc tuyên án tử hình thông thường do quyết định của Tòa án (cơ quan Nhân danh nhà nước) thể hiện tính quyền lực tuyệt đối của nhà nước. Việc loại bỏ hình phạt tử hình cũng đảm bảo loại bỏ đi tính quyền lực tuyệt đối của nhà nước mà nhân quyền luôn hướng đến và phù hợp với quy định Điều 2 Hiến pháp năm 2013. Nhận thấy quyền được sống chính là cơ bản nhất của mỗi con người, ngay cả khi những người phạm tội nghiêm trọng nhất cũng cần được bảo vệ quyền này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn bản quy phạm pháp luật
01.Quốc Hội (2013), Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013.
02.Quốc Hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 số 101/2015/QH13, ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015.
03.Quốc Hội (2015), Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) số
100/2015/QH13, ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015.
04.Quốc Hội (1999), Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) số
15/1999/QH10, ban hành ngày 21 tháng 12 năm 1999.
05.Quốc Hội (1985), Bộ luật hình sự năm 1985 số 17-LCT/HĐNN7, ban hành ngày ngày 27 tháng 6 năm 1985.
06.Quốc Hội (2010), Luật thi hành án hình sự năm 2010 của nước Việt Nam số
53/2010/QH12, ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010.
07.Quốc Hội (1988), Luật thi hành án hình sự năm 1988 của nước Việt Nam. 08.Quốc Hội (2019), Luật thi hành án hình sự năm 2019 của nước Việt Nam số
41/2019/QH14, ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2019.
09.Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1966), Nghị quyết số 2200 (XXI) Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, ban hành ngày 16/12/1966.
10.Ủy hội Châu Âu (1961), Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh Châu Âu, ban hành năm 1961.
11.Công ước Châu Âu về Nhân quyền, ban hành ngày 4 tháng 11 năm 1950.
12.Chính Phủ (2020), Nghị định số 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, ban hành ngày 08 tháng 4 năm 2020.
13.Chính Phủ (2011), Nghị định số 82/2011/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, ban hành ngày 16 tháng 09 năm 2011.
14.Chính Phủ (2020), Nghị định số 133/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thi hành án hình sự, ban hành ngày 09/11/2020.
15.Chính Phủ (2013), Nghị định số 47/2013/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, ban hành ngày 13 tháng 05 năm 2013.
16.Nghị viện Châu Âu (2010), Nghị quyết về thành lập ngày thế giới chống lại án tử hình vào ngày 10 tháng 10, ban hành ngày ngày 7 tháng 10 năm 2010.
17.Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (2007), Nghị quyết 62/149 kêu gọi tạm hoãn việc áp dụng hình phạt tử hình, ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2007.
18.Ban chấp hành trung ương (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ban hành ngày 02 tháng 6 năm 2005. 19.Chính Phủ (2019), Nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng, ban
hành ngày ngày 15 tháng 11 năm 2019.