Giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình theo pháp luật việt nam và quốc tế (Trang 40 - 45)

2.2 Kiến nghị giải pháp về hình phạt tử hình

2.2.1 Giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật

Nhìn nhận vấn đề bỏ hình phạt tử hình không đồng nghĩa với việc ủng hộ tình hình tội phạm và các hành vi sai trái với chuẩn mực đạo đức từ xưa đến nay. Tuy nhiên, quyền được sống chính là vấn đề then chốt để các nhà nhân quyền, các bài nghiên cứu đấu tranh và yêu cầu bỏ hình phạt tử hình. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả nhận thấy việc bỏ hình phạt tử hình tại Việt Nam là phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Do đó, tác giả đề xuất một số ý kiến như sau:

Đầu tiên, cần phải loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi các văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam, trước hết là Bộ luật hình sự. Kể từ khi có quyết định tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc cho đến nay chỉ gần 10 năm nhưng đã có tới 3 văn bản để hướng dẫn, bao gồm Nghị định 43/2020/NĐ-CP53; Nghị định số 82/2011/NĐ-CP54; Nghị định số 47/2013/NĐ-CP55 quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Mỗi lần ra một văn bản quy phạm pháp luật như thế sẽ tốn rất nhiều thời gian, chính sách bồi dưỡng nghiệp vụ rất rườm rà, trong khi xu hướng bỏ hình phạt tử hình là một xu hướng chung của thế giới. Việc bỏ hình phạt tử hình này sẽ giảm tải sức ép đối với nền lập pháp của của ta, không cần phải nghiên cứu về các biện pháp tử hình nào được gọi là nhân đạo đối với phạm nhân. Ví dụ, tại Thông tư liên tịch 5/2013 TTLT-BCA-BQP- BYT-TANDTC- VKSNDTC hướng dẫn thi hình án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, quy định kinh phí để thực hiện được lấy từ ngân sách nhà nước. Theo quy định này, một điểm đáng chú ý là quy định về trách nhiệm của rất nhiều cơ quan liên kết với nhau, dễ dẫn đến việc có nhiều quy định có thể chồng chéo lẫn nhau, khó xác định được trách nhiệm chính thuộc về cơ quan nào nếu việc thi hành hình phạt tử hình đối với

53 Chính phủ (2020), Nghị định số 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, ban hành ngày 08 tháng 4 năm 2020.

54 Chính phủ (2011), Nghị định số 82/2011/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, ban hành ngày 16 tháng 09 năm 2011.

55 Chính phủ (2013), Nghị định số 47/2013/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, ban hành ngày 13 tháng 05 năm 2013.

người bị kết án sai. Hơn nữa các nước Châu Âu đã từ chối bán thuốc56 này cho Việt Nam bởi vì họ cho rằng mục đích trái với nguyên tắc nhân đạo.

Giải pháp thứ hai, một số lập luận đưa ra cho rằng bỏ hình phạt tử hình sẽ gây sức ép lên các nhà tù vì quá tải và tốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, lập luận này thiếu cơ sở, cần bỏ hình phạt tử hình để thay thế bằng chung thân không khoan hồng, như vậy sẽ tạo ra một bài toán về ngân sách giải thích cho lập luận trên là sai. Nếu lấy giá trị căn bản của mức tiền lương theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương thấp nhất là 3.070.000 VNĐ để chi trả cho chế độ lao động của phạm nhân quy định tại Điều 32 Luật thi hành án hình sự năm 2019, vậy chi ra mỗi ngày sẽ hơn 100.000 VNĐ. Theo quy định về mức sinh hoạt của phạm nhân trong Nghị định 133/2020/NĐ-CPQuy định chi tiết thi hành một số điều của luật thi hành án hình sự, tại Điều 7, Điều 8 Nghị định này nêu rõ mức sinh hoạt, khẩu phần ăn của phạm nhân trong 01 tháng và chế độ mặc và tư trang của phạm nhân trong 01 năm. Bằng các số liệu thu thập dựa trên bảng giá thực phẩm, quần áo trong thị trường hằng ngày sao với mức lương lao động của phạm nhân, ta sẽ có số tiền dư ra trong 1 ngày của phạm nhân dựa vào :

Tiền công 01 ngày – Tiền sinh hoạt 01 ngày = Số tiền dư 1 ngày

Trong đó “tiền sinh hoạt 01 ngày” gần bằng 27.000 VNĐ - dựa trên tên các sản phẩm được liệt kê trong Nghị định 133/2020/NĐ-CP đã được tác giả đối chiếu với bảng giá niêm yết danh mục hàng tiêu dùng ngày thường tại các nơi cung cấp thực phẩm, hàng tiêu dùng (sai số trong giới hạn cho phép là 5.000 đến 10.000 VNĐ).

Tức là: 100.000 – (785.000 : 30) = 74.000 VNĐ/ngày (Tạm gọi là “giá trị A”) Trong quá trình cải tạo, giam giữ bắt buộc phạm nhân phải lao động và số tiền lương này sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước, thay vì mức án tử hình của mỗi phạm nhân là 300.000.000 VNĐ. Nếu lấy 300.000.000 VNĐ này làm kinh phí để phục vụ cho việc chi trả cho phạm nhân về mức sống sinh hoạt, thì mức kinh phí

56 T.Dũng (2013). VIỆT NAM SẼ SẢN XUẤT THUỐC ĐỘC THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH. Nhà xuất bản Người

Lao Động, truy cập lần cuối ngày 29 tháng 3 năm 2021, từ < https://dotchuoinon.com/2013/01/23/viet-nam- se-san-xuat-thuoc-doc-thi-hanh-an-tu-hinh/>.

này đủ chi trả cho việc làm phạm nhân là hơn 8 năm = 2.929 ngày (Tạm gọi là “giá trị B”) - dựa vào cách tính 300.000.000 : (3.070.000 x 12) = 8,1.

Từ đó ta có giá trị sau: giá trị A x giá trị B = giá trị C

Cụ thể: 74.000 x 2.920 = 216.080.000 VNĐ (hai trăm mười sáu triệu không trăm tám mươi ngàn đồng) là khoản phí thu được sau hơn 8 năm một con số không hề nhỏ đối với một phạm nhân. Nếu nói về giá trị sản phẩm tạo ra trong quá trình lao động cải tạo là rất lớn, nhưng việc giữ hình phạt tử hình như phân tích ở trên mang lại tâm lý không ổn định cho phạm nhân. Trong lĩnh vực lao động đối với phạm nhân được quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 133/2020/NĐ-CP57 quy định về kế hoạch dạy nghề, chương trình dạy nghề cho phạm nhân; Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ lao động của phạm nhân, căn cứ vào những quy định trên thì phạm nhân sẽ được học nghề và lao động trong suốt quá trình chấp hành án. Tuy nhiên, khi tâm lý một người bất ổn, luôn phải lao động trong sự lo sợ về bản án tử hình mình đang chấp hành có thể được thi hành bất cứ lúc nào, như vậy khó có thể tạo ra năng suất và hiệu quả công trong việc. Việc bỏ hình phạt tử hình thay bằng hình phạt chung thân không khoan hồng sẽ giúp giải tỏa tâm lý đó cho phạm nhân thay vì chờ đợi cái chết. Bên cạnh đó, việc làm này sẽ giúp phạm nhân có cơ hội được sống để bù đắp lại những sai lầm mình gây ra, nếu làm tốt công tác tuyên truyền cho gia đình bị hại thì sẽ tạo nên một chính sách tối ưu nhất trong giai đoạn hiện nay.

Giải pháp thứ ba, nên ban hành các văn bản hướng dẫn về xác định yếu tố cấu thành, hành vi phạm tội, mối quan hệ nhân quả về một hành vi, định nghĩa rõ về một loại tội phạm cụ thể cũng như hành vi, cách thức thực hiện,... Việc này rất dễ dẫn đến tình trạng hiểu nhầm hoặc hiểu sai về một hành vi tội phạm, bởi vì mỗi vụ án là một câu trả lời khác nhau hoàn toàn. Ở các nước theo hệ thống thông luật58,

57 Chính phủ (2020), Nghị định số 133/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thi hành án hình sự, ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2020.

58 Thông luật (Common Law) là một loại luật pháp thông qua các phán quyết của tòa án hay các cơ quan tương tự hơn là những quyết định của các cơ quan lập pháp hay hành pháp (luật thành văn). Trong những trường hợp các bên tham gia trong vụ án không đồng thuận với nhau về phần luật pháp, tòa án sẽ tra cứu hồ sơ của các bản án trước đó và nếu như một vụ việc tương tự trong quá khứ đã được giải quyết, tòa án có nghĩa vụ phải áp dụng các phán quyết trong vụ án tương tự ở quá khứ vào vụ việc hiện tại (nguyên tắc này được gọi là stare decisis).

các bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án có thẩm quyền được ban hành trong các tuyển tập sẽ được xem là án lệ và là nguồn luật chính thức. Tại Việt Nam, khi có bản án được tòa cấp dưới trình lên (không bắt buộc) thì sẽ áp dụng theo Nghị quyết ngày 19 tháng 6 năm 201959 quy định về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ do Hội đồng Thẩm phán Nhân dân tối quyết định. Nên có thêm quy định bắt buộc tòa cấp dưới trình bản án lên để xem xét trong một khoảng thời gian. Bởi vì các bản án đó nếu được chấp nhận làm án lệ sẽ có giá trị thực tiễn áp dụng rất cao, do xuất phát từ tình hình tội phạm và thay đổi tính chất liên tục nên sẽ có các biện pháp giải quyết phù hợp.

Giải pháp thứ tư, khi bỏ hình phạt tử hình thì nên tăng mức hình phạt cao hơn đối với một số loại tội phạm. Trong BLHS hiện hành, một số điều luật không đủ tính răng đe như tội tổ chức đánh bạc, chỉ phạt hành chính đối với các cá nhân tham gia, nhưng đây là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng cướp giật, trộm cắp,... Tội phạm này là tiền đề để nảy sinh những loại tội phạm khác, ví dụ khi người sở hữu tài sản đó phát hiện hành vi này, dễ xảy ra việc tấn công đối với họ và gây hậu quả chết người. Cũng như tội gây rối trật tự công cộng, sử dụng rượu bia khi lái xe cũng dễ gây ra các vụ ẩu đả và hậu quả gây chết người. Thay vì chỉ xử lý bằng hình thức dừng lại ở việc phạt tiền, nếu thay vào đó biện pháp xử phạt ban đầu được quy định mức cao hơn thì sẽ tránh được tình trạng biến tướng tội phạm như đã nêu trên. Giao cho các cán bộ chuyên ngành luật học phối hợp cùng với Đoàn thanh niên khu vực tuyên truyền pháp luật tại từng địa phương. Nếu có thể, nên lồng ghép một số quy định cơ bản của luật hình sự và dân sự vào chương trình học giáo dục công dân, tăng mức độ quan trọng đối với môn học này do hiện nay môn học này bắt đầu đã được đưa vào chương trình thi trung học phổ thông quốc gia,… Thay vì chỉ giải thích về các biện pháp, chủ chương đường lối trên cơ sở lý thuyết, thông qua báo chí và phương tiện truyền thông.

Giải pháp thứ năm, cần ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành hình phạt đối với một số loại tội phạm như tội phạm sử dụng ma túy gây hậu quả chết người;

59HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO (2019), Nghị quyết về quy trình lựa chọn,

cần bổ sung thêm quy định hình phạt tù chung thân không khoan hồng đối với người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm giết người. Hiện nay, tội phạm sử dụng ma túy chỉ dừng lại ở mức xử lý vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trong quá trình tác giả nghiên cứu hồ sơ các vụ án đưa vào cơ sở cai nghiện tại Tòa án nhân dân Quận 8, thì mức án đưa ra với loại tội phạm này dao động từ 16 đến 18 tháng. Như vậy, theo quy định tại Điều 9 BLHS hiện hành thì tội phạm này được xếp vào tội ít nghiêm trọng. Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội giết người, tiêu biểu như vụ án Lê Văn Luyện60 đã gây ra vụ thảm sát và bản án chỉ dừng lại là 18 năm, do tính chất khoan hồng không áp dụng mức hình phạt tử hình, không áp dụng mức hình phạt tù chung thân đối với người phạm tội dưới 18 tuổi. Cho đến nay, theo BLHS hiện hành vẫn còn quy định này, cụ thể tại điều 39 và 40 BLHS 2015. Việc ban hành những bộ luật riêng cho từng loại tội phạm sẽ là một biện pháp tối ưu, thay vì giữ mức hình phạt tử hình nhưng lại không áp dụng đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi và người trên 75 tuổi vẫn thật sự chưa thuyết phục đối với người dân.

Giải pháp cuối, cần có cơ sở pháp lý rõ ràng, các quy định cụ thể và công tác quản lý triệt để các thông tin trên internet, cho đến giai đoạn hiện nay quy định về những nội dung sản xuất và quảng bá trên Internet vẫn còn mang tính chung chung, vẫn còn ít quy định, cụ thể chỉ có trong Nghị định số 158/2013/NĐ-CP61 và Nghị định 06/2016/NĐ-CP62. Hiện nay, các trang báo, Vlog cá nhân như Đường Nhuệ, Khá Bảnh, đặc biệt là các tác phẩm phim nội dung về giết người, giang hồ do Việt Nam sản xuất được sự quan tâm rất nhiều đến từ giới trẻ, được phát trên Youtube mang nội dung tiêu cực nhưng không được kiểm duyệt, gây ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý người dân, nhất là trẻ em ở độ tuổi vị thành niên gây ảnh hưởng sai lệch về đạo đức, hành xử và lối sống. Ngoài ra, quyền tự do tác nghiệp của báo chí cần được các cơ quan ban ngành quan tâm sâu sắc hơn, hiện tại có rất nhiều bài báo

60 Vụ án Lê Văn Luyện là một vụ án giết người cướp của xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích (Phương Sơn, Lục Nam) vào ngày 24 tháng 8 năm 2011. Trong vụ án này, Lê Văn Luyện đã sát hại vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém mất tay.

(Nguồn: wikipedia.org)

61 Chính Phủ (2013), Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo số 158/2013/NĐ-CP, ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013.

62Chính Phủ (2016), Nghị định quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình số 06/2016/NĐ- CP, ban hành ngày 18 tháng 01 năm 2016.

xuất hiện và thực hiện việc đăng bài với mục đích kích động, luôn đánh vào tâm lý đám đông và việc giải quyết hậu quả sau khi các đối tượng bị khởi tố gần như là không thể. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, có thể thấy rằng các tổ chức phản động, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng cũng bắt đầu hoạt động mạnh mẽ hơn so với trước, thực hiện việc trả tiền cho các đối tượng phản động trong nước, thực hiện qua hình thức đăng báo, viết bài,... Các loại tội phạm này rất khó phát hiện nếu có phát hiện thì cũng không đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm bởi vì chưa có một quy định cụ thể, đến khi phát hiện và xử lý thì đã gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình theo pháp luật việt nam và quốc tế (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)