Hoạt động xãhội và năng lực tổ chức hoạt động xãhội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 25 - 29)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.3. Hoạt động xãhội và năng lực tổ chức hoạt động xãhội

* Hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội là toàn bộ những hành động của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho xã hội nói chung, con người nói riêng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tươi đẹp hơn.

Các hoạt động xã hội là những hoạt động được thực hiện bởi 1 người hay 1 nhóm người mà đem lại lợi ích cho cộng đồng, cá nhân thực hiện hoạt động xã hội sẽ không được trả lương khi thực hiện những công việc này.

Các hoạt động xã hội được thực hiện để giúp đỡ bất kì 1 nhóm đối tượng nào cần sự hỗ trợ: trẻ em, người già, người khuyết tật, cộng đồng học ngoại ngữ,.. Đơi khi cũng có thể là các hoạt động bảo vệ động vật, cảnh quan, bảo tồn 1 di tích mang tính lịch sử,.

Những lợi ích hoạt động xã hội:

-Có cơ hội giúp đỡ mọi người: Đây là động lực lớn nhất để thực hiện hoạt động xã hội. Khi những hành động tuy nhỏ lại có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của những con người cần sự giúp đỡ, giúp tình nguyện viên thấy tự hào về bản thân.

-Thu lại được những kinh nghiệm thực tế: Giúp tình nguyện viên có thể học được rất nhiều điều từ việc rời xa nhà trường sách vở và trải nghiệm những gì chân thật đang diễn ra ở thế giới ngồi kia. Đó có thể là kinh nghiệm dạy học, vẽ tranh, làm thí nghiệm khoa học, kĩ năng sơ cứu, kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, truyền thơng,…

-Phát triển bản thân, trau dồi kĩ năng mềm: Tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp tình nguyện viên phát triển những tố chất và năng lực bản thân. Họ sẽ phải có tổ chức, kỉ luật, trách nhiệm, cũng như phải dành sự nhiệt huyết và tận tâm trong những nhiệm vụ được giao.

-Làm quen thêm bạn mới-những người có cùng đam mê nhiệt huyết: Hoạt động xã hội thường được thực hiện bởi 1 nhóm, vì thế người thực hiện sẽ có cơ hội được giao lưu học hỏi với rất nhiều tình nguyện viên từ mọi miền đất với học vấn và kinh nghiệm khác nhau.

* Năng lực tổ chức hoạt động xã hội

Năng lực: Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê biên soạn:

“1/Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.

2/ Phẩmchấttâmlý và sinhlý tạochoconngườikhảnănghồnthànhmộthoạt độngnào đó vớichấtlượngcao” [25].

- Theo “Từ điển Tâm lí học”: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lí độc

đáo hay các phẩm chất tâm lí của cá nhân, đóng vai trị là điều kiện bên trong, tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động xác định” [12].

-Theo P.ARudich: “Năng lực và tính chất tâm- sinh lý của con người chi phối

quá trình tiếp thu các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định”. Định nghĩa này đã m rộng khái niệm năng lực bao gồm các

điều kiện tâm – sinh lý chi phối các hoạt động của con người [7].

- Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Năng lực là những đặc điểm tâm lí cá biệt, tạo thành điều kiện qui định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc tác động vào đối tượng lao động”. Định nghĩa này coi năng lực là những đặc điểm tâm lí cá biệt trong một hoạt động cụ thể, tạo thành điều kiện qui định tốc độ, chiều sâu, cường độ tác động và đối tượng lao động [13].

Từ các định nghĩa trên cho thấy: Khi nói đến năng lực là nói đến khả năng đạt được kết quả trong hoạt động nào đó. Muốn hoạt động đạt hiệu quả thì cá nhân thực hiện hoạt động ấy phải có những phẩm chất tâm lí nhất định phù hợp với yêu cầu của hoạt động đó. Thực tế cho thấy những người phát triển tâm lí bình thường nào cũng có khả năng tiếp thu một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo tối thiểu. Song trong những điều kiện như nhau thì những người khác nhau có thể tiếp thu những tri thức,

kĩ năng, kĩ xảo đó với nhịp độ khác nhau. Đặc biệt với một số hoạt động đặc thù như hoạt động văn học, nghệ thuật, thể thao chỉ có một số người có năng lực nhất định mới có thể đạt kết quả. Do đó, khi xét bản chất của năng lực, trước hết cần chú ý: 1/ Sự khác nhau giữa người này với người kia về hiệu quả hoạt động; 2/ Năng lực tạo điều kiện cho việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo dễ dàng chứ không phải bản thân tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

Từ việc phân tích các quan niệm của các tác giả trong và ngồi nước, ta có thể hiểu: Năng lực là khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ để giải

quyết hiệu quả một tình huống hoặc một hoạt động thực tiễn xác định.

* Tổ chức hoạt động xã hội

Nói đến tổ chức hoạt động xã hội là nói đến hoạt động con người trong xã hội. Từ “tổ chức” ở đây được sử dụng với tính chất là động từ. Hoạt động xã hội tạo nên bản chất, nhân cách con người, Mác đã nói “Bản chất con người là tổng hịa các mối quan hệ xã hội”. Trong q trình tổ chức các hoạt động xã hội, con người mới phát triển, bộc lộ đầy đủ khả năng, trí tuệ, tư duy, đạo đức, tính cách, tìnhcảm…

Tổ chức hoạt động xã hội được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau, theo nghĩa rộng nhất nó là tồn bộ hoạt động do con người thực hiện trong xã hội nhằm cải biến xã hội, con người và tư duy [1].

Tổ chức hoạt động xã hội hiểu theo nghĩa hẹp: Bao gồm những nỗ lực của tổ chức, cá nhân để thúc đẩy, cản trở hoặc điều khiển những thay đổi về xã hội, chính trị, kinh tế, hoặc môi trường của cộng đồng.

Tổ chức hoạt động xã hội là quá trình chủ thể hoạt động lựa chọn, sắp xếp, vận dụng những tri thức, hệ thống biện pháp, phương pháp và điều kiện hoạt động để đảm bảo sự thực hiện hoạt động xã hội đạt mục đích đã đề ra.

* Cấu trúc năng lực tổ chức hoạt động xã hội

Năng lực tổ chức hoạt động xã hội là một trong những năng lực thành phần của năng lực xã hội trong những thành tố cấu tạo nên năng lực chung của người học. Dựa vào các thành tựu của các nhà nghiên cứu trên thế giới và các nhà khoa học ở Việt Nam, theo tác giả năng lực tổ chức hoạt động xã hội gồm có các thành phần cơ bản sau:

* Thành phần nhận thức:

Có thể nói đến một số năng lực cụ thể sau:

- Biết nghiên cứu nội dung và phương pháp tác động đến người khác. - Biết tìm hiểu những đặc điểm lứa tuổi và loại hình cá thể của người đó. - Biết tìm hiểu đặc điểm quá trình và kết quả hoạt động của bản thân, nhận ra những ưu điểm và khuyết điểm trong hoạt động của mình.

* Thành phần thiết kế

Có thể nêu ra các năng lực sau:

- Biết dự kiến các hoạt động của người học.

- Biết xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng dạy trong suốt cả một thời kỳ công tác nhất định với người học có chú ý tới triển vọng và kết quả của kế hoạch này.

- Biết thiết kế các biện pháp tác động giáo dục hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp của người học.

- Biết xây dựng các biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập độc lập của người học.

* Thành phần kết cấu

Được biểu hiện ở một số năng lực cơ bản sau:

- Biết lựa chọn và sắp xếp nội dung thông tin mà người học cần phải đạt được. - Dự kiến các hoạt động của người học mà qua đó họ sẽ lĩnh hội được những thông tin cần thiết.

- Dự kiến các hoạt động và hành vi của bản thân nhà sư phạm sẽ phải như thế nào trong quá trình tác động qua lại với người học.

* Thành phần giao tiếp

Bao gồm những năng lực sau:

- Biết thiết lập mối quan hệ qua lại đúng đắn với các chủ thể khác mà nhà giáo dục cần tác động.

- Biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn với người lãnh đạo (theo chiều dọc) và các đồng nghiệp (theo chiều ngang) trong hệ thống giáo dục.

- Biết phối hợp hoạt động của mình với nhiệm vụ quốc gia được đề ra cho người lãnh đạo với tư cách là một cơng dân thực hiện nhiệm vụ đó.

* Thành phần tổ chức

- Biết tổ chức thơng tin trong q trình thơng báo cho người nghe.

- Biết tổ chức các loại hoạt động của người học sao cho kết quả phù hợp với mục đích đề ra.

- Biết tổ chức hoạt động và hành vi của mình trong quá trình tác động qua lại trực tiếp với người học.

Các thành tố trên luôn thống nhất hữu cơ với nhau, chi phối lẫn nhau trong quá trình hình thành và phát triển năng lực tổ chức hoạt động xã hội. Nếu thiếu một trong các thành tố thì khơng hình thành và phát triển được năng lực tổ chức hoạt động xã hội. Khái niệm hoạt động xã hội được xem ở góc độ hoạt động có tính chất cộng đồng.

Năng lực tổ chức hoạt động xã hội là sự ứng dụng tri thức về việc điều hành, sắp xếp, bố trí nguồn lực, các bộ phận làm cho có trật tự, nề nếp trong hoạt động thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ có mục đích theo cách thức, trình tự, quy tắc nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)