Hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Vịnh Cửa Lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn ô nhiễm nước vịnh cửa lục với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU

2.3. Hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Vịnh Cửa Lục

2.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu

Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu bao gồm: hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ và hiện trạng chất lượng nước mặt lục địa.

Hiện trạng chất lượng nước được thể hiện qua kết quả quan trắc chất lượng nước tại khu vực dự án; so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng và mục đích sử dụng nguồn nước để có nhận định ban đầu về chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu.

Đề tài sử dụng số liệu tham khảo từ Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 và Quy hoạch Bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long, trong đó:

- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 do Trung tâm Quan trắc Tài nguyen và Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh thực hiện trong quý I và quý II năm 2015; trong đó vó 02 điểm quan trắc nước biển ven bờ tại cầu Bãi Cháy (NB12) và cầu Bang (NB9) thuộc khu vực nghiên cứu.

Tổng hợp mạng điểm quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường nước được thể hiện trong Hình 6:

Hình 6: Mạng điểm quan trắc chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu (nguồn: Sở TNMT Quảng Ninh)

nước từ nhiều sông suối vừa và nhỏ trên địa bàn như: sông Man, sông Trới, sông Diễn Vọng, suối Lại, … Các sông này hiện đang được sử dụng cho mục đích chính là giao thông thủy. Tại một số khu vực của vịnh, chủ yếu trên địa bàn huyện Hoành Bồ vẫn còn một diện tích nhỏ rừng ngập mặn nguyên thủy, phân bố rải rác. Do đó, tùy theo vùng nước mà chất lượng nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục được so sánh với các mục đích sử dụng khác nhau theo QCVN 10:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.

Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục, khu vực thành phố Hạ Long được trích lục từ Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 và Quy hoạch Bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long (năm 2014) như sau:

Bảng 6: Kết quả quan trắc nước biển tại khu vực nghiên cứu năm 2014 (nguồn: Sở TNMT Quảng Ninh) TNMT Quảng Ninh) TT Kí hiệu Độ đục DO SO 2- 4

COD BOD5 TSS Coliform

NTU mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml 1 NVB8 13,4 6,9 2,15 12,4 5,5 157,1 9 2 NVB9 15,7 5,7 1,19 13,5 5,9 108,9 216 3 NVB12 5,4 5,3 0,5 6,6 6,3 75,6 122 QCVN 10:2008/BTNMT NTTS, bảo tồn thủy sinh - - - 3 - 50 1000 Bãi tắm, TT dưới nước - - - 4 - 50 1000 Các nơi khác - - - - - - 1000 Ghi chú:

- QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ;

- “-“: Không quy định;

Nhận xét: Kết quả quan trắc nước biển ven bờ tại thời điểm lấy mẫu cho thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) và chỉ số nhu cầu oxi hóa học (COD) vượt giới hạn

cho phép của QCVN 10:2008/BTNMT đối với mục đích sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh và bãi tắm; nhưng không quy định đối với các nơi khác.

Tại vị trí cầu Bang (NB9) và cầu Bãi Cháy (NB12), diễn biến hàm lượng dầu mỡ trong nước biển ven bờ tham khảo từ Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 được thể hiện trong Biểu đồ 1 như sau:

Biểu đồ 1: Diễn biến hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước biển ven bờ khu vực vịnh Cửa Lục giai đoạn 2011- 2015 (nguồn: Sở TNMT Quảng Ninh)

Nhận xét:

- Nước biển ven bờ khu vực cầu Bãi Cháy đang được sử dụng chủ yếu cho mục đích giao thông thủy ra vào cảng nước sâu Cái Lân tương ứng với mức chất lượng “Khu vực khác” của QCVN 10:2008/BTNMT.

- Diễn biến hàm lượng dầu mỡ giai đoạn 2011 – 2015 tại vị trí cầu Bang tương đối ổn định, hầu hết nằm trong giới hạn cho phép đối với “Khu vực khác” của QCVN 10:2008/BTNMT. Tuy nhiên, tại thời điểm quý II năm 2013, hàm lượng dầu mỡ vượt giới hạn cho phép 1,17 lần.

- Diễn biến hàm lượng dầu mỡ giai đoạn 2011 – 2015 tại vị trí cầu Bãi Cháy có xu hướng tăng và vượt giới hạn cho phép từ 1,2 đến 4,4 lần đối với “Khu vực khác” của QCVN 10:2008/BTNMT từ quý III năm 2012 đến nay.

2.3.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt lục địa tại khu vực nghiên cứu

Bảng 7: Kết quả quan trắc nước mặt tại khu vực nghiên cứu năm 2014 (nguồn: Sở TNMT Quảng Ninh) TT Vị trí quan trắc pH BOD5 TSS TDS Tổng dầu mỡ Coliform mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml 1 NM2 - Suối Lại 7,3 32 187,4 9 0,025 250 2 NM21 – Hồ Cao Xanh 8.35 9 18,6 13,3 0,0015 138 3 NM24 – cầu K67 8.06 10 33,3 2.86 0,0041 138 4 NM25 – cầu Bang 7.36 14 38,9 20.4 0,0074 75 QCVN 08:2008/BTNMT (B1) 6 - 8,5 15 50 - 0,1 7500 Ghi chú: - “-“: Không quy định;

QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; Trong đó:

+ B1:Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2;

+ B2:Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp;

Nhận xét:

Kết quả quan trắc tại thời điểm lấy mẫu cho thấy:

- Giá trị của hầu hết các thông số ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép mức B1 của QCVN 08:2008/BTNMT.

- Hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS và nhu cầu oxi sinh học BOD5 trong nước tại suối Lại gần khu vực khai thác than vượt giới hạn cho phép mức B1 của QCVN 08:2008/BTNMT lần lượt là 3,7 và 2,1 lần (Biểu đồ 2 và Biểu đồ 3).

Biểu đồ 2: Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước mặt tại khu vực nghiên cứu (nguồn: Sở TNMT Quảng Ninh)

Biểu đồ 3; Chỉ số BOD5 trong nước mặt tại khu vực nghiên cứu (nguồn: Sở TNMT Quảng Ninh)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn ô nhiễm nước vịnh cửa lục với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)