Một số đặc trưng cơ bản về tốc độ dòng chảy tại vịnh Cửa Lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn ô nhiễm nước vịnh cửa lục với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 33 - 37)

TNMT Quảng Ninh)

TT Vận tốc dòng chảy (cm) Tầng 2 m Tầng 6 m Tầng 10 m

1 Trung bình 26,3 31,5 45,2 2 Cực đại quan trắc được 93,5 88,0 126,0 3 Cực đại theo tính toán 124,2 139,3 260,9

Dòng chảy ven bờ chủ yếu là tổng hợp của dòng chảy sông và dòng chảy triều, dòng chảy gió ít thịnh hành hơn, giá trị dòng chảy giảm từ mặt đến đáy (Bảng 2-4). Hướng dòng triều chủ yếu theo hướng các lạch triều; tốc độ dòng triều phụ thuộc từng pha triều, chu kỳ triều và lưu lượng nước sông chảy vào vịnh. Nhìn chung tốc độ dòng triều trong pha triều xuống thường cao hơn trong pha triều lên từ 1,5 – 2 lần; vào kỳ triều cường lớn gấp 2,5 – 3 lần kỳ triều kiệt. Theo độ sâu, tốc độ dòng chảy tăng đến gần 02 lần

từ tầng mặt đến tầng đáy tại Cửa Lục (Trung tâm dự báo KTTV Quảng Ninh).

Nhìn chung vịnh Cửa Lục nằm trong vùng biển kín được các đảo che chắn nên hoạt động của sóng ven bờ tương đối yếu, ít có ảnh hưởng làm xói lở bờ vịnh hoặc dịch chuyển vật liệu hạt thô; tuy nhiên do mực nước trong vịnh biến thiên theo chu kỳ nên sóng có tác động nhất định đến bề mặt các bãi triều, nhất là vào các pha triều lên và thời kỳ mưa bão.

2.2.1.5 Đặc điểm kinh tế xã hội

Trong giai đoạn 2010-2015, kinh tế xã hội thành phố Hạ Long đã có sự tăng trưởng nhanh, mạnh theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nâu sang xanh, ưu tiên phát triển dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp; giảm dần khai thác khoáng sản đặc biệt là khai thác than lộ thiên. Cụ thể:

Kinh tế của thành phố phát triển ổn định và tăng trưởng ở mức cao. GRDP bình quân ước đạt 19,4%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng ước đạt 16,4%/năm; giá trị tăng thêm ngành dịch vụ ước đạt 22,1%/năm; giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 7,9%/năm.

- Thu ngân sách theo phân cấp đạt 2.757 tỷ đồng, tăng 1,91 lần so với năm 2010. - Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn 5 năm ước đạt 50.000 tỷ đồng, tăng bình quân 9,7%/năm.

- Tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt từ 70-80%; có 76% trường đạt chuẩn quốc gia. - Trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho 28.500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 80%.

- Tỷ lệ hộ nghèo còn 0,23%.

- Đảng bộ có 76% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh; đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 84%; đã kết nạp 2.056 đảng viên.

- Năm 2013 thành phố đạt đô thị loại I; di dời và tái định cư thành công làng chài trên Vịnh Hạ Long; chuyển chợ đêm Bãi Cháy, chợ cá Cột 5 và giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện đông người; tổ chức thành công Diễn tập khu vực phòng thủ, đảm bảo an ninh quốc phòng, triển khai Nghị quyết T.Ư 4 (khoá XI), Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị; triển khai Đề án 25 bước đầu có kết quả [3].

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hạ Long sẽ phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân (GRDP) giai đoạn 2013–2030 đạt 14,5%/năm, trong đó: giai đoạn 2016-2020 đạt 15,5%; giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 6,9%/năm.

Về cơ cấu kinh tế:

+ Năm 2020, dịch vụ chiếm 58,3%; công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 41,3%; nông nghiệp chiếm khoảng 0,4%;

+ Năm 2030, nông nghiệp chiếm 0,3%; công nghiệp – xây dựng chiếm 36,7%; dịch vụ chiếm 63%;

+ Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2020 tăng bình quân 14%/năm.

Như vậy, định hướng tương lai, thành phố Hạ Long sẽ tập trung phát triển mạnh ngành dịch vụ thương mại, khuyến khích các hoạt động công nghiệp tận dụng tối đa hạ tầng cảng biển của thành phố. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch (công nghiệp phi khai khoáng, chế biến, chế tạo), công nghệ cao, giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp khai khoáng, đưa ngành chế biến chế tạo trở thành động lực cho sự tăng trưởng. Riêng đối với công nghiệp khai khoảng, mục tiêu hướng đến giảm hoạt động khai thác than và chuyển đổi theo hướng phát triển các hoạt động xanh, khai thác than sẽ chuyển dần từ khai thác lộ thiên sang khai thác hầm lò với công nghệ hiện đại và tiến đến năm 2020 sẽ ngừng khai thác lộ thiên theo Quy hoạch phát triển ngành than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b.Về bảo vệ môi trường

Phấn đấu đến năm 2020: tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 27%; cải tạo và hoàn nguyên môi trường đạt 100% các mỏ than đã ngừng khai thác; Thu gom và xử lý 70% lượng nước thải từ các đô thị và 100% nước thải công nghiệp, 100% nước thải y tế; Thu gom và xử lý 90% chất thải rắn từ các khu vực đô thị, 92% chất thải rắn công nghiệp, 72% chất thải rắn nguy hại, 100% chất thải rắn y tế, 100% chất thải rắn xây dựng; Đảm bảo chất lượng nước sạch đạt Quy chuẩn Việt Nam, 100 các hộ gia đình được cung cấp nước sạch.

Như vậy, trong tương lai, Hạ Long với định hướng ưu tiên phát triển dịch vụ, giảm tỷ trọng trong ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng sẽ góp phần giảm số lượng nguồn thải và tải lượng chất ô nhiễm do hoạt động khai thác than ở thượng nguồn lưu vực vịnh Cửa Lục.

2.3. Hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Vịnh Cửa Lục.

2.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu

Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu bao gồm: hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ và hiện trạng chất lượng nước mặt lục địa.

Hiện trạng chất lượng nước được thể hiện qua kết quả quan trắc chất lượng nước tại khu vực dự án; so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng và mục đích sử dụng nguồn nước để có nhận định ban đầu về chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu.

Đề tài sử dụng số liệu tham khảo từ Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 và Quy hoạch Bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long, trong đó:

- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 do Trung tâm Quan trắc Tài nguyen và Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh thực hiện trong quý I và quý II năm 2015; trong đó vó 02 điểm quan trắc nước biển ven bờ tại cầu Bãi Cháy (NB12) và cầu Bang (NB9) thuộc khu vực nghiên cứu.

Tổng hợp mạng điểm quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường nước được thể hiện trong Hình 6:

Hình 6: Mạng điểm quan trắc chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu (nguồn: Sở TNMT Quảng Ninh)

nước từ nhiều sông suối vừa và nhỏ trên địa bàn như: sông Man, sông Trới, sông Diễn Vọng, suối Lại, … Các sông này hiện đang được sử dụng cho mục đích chính là giao thông thủy. Tại một số khu vực của vịnh, chủ yếu trên địa bàn huyện Hoành Bồ vẫn còn một diện tích nhỏ rừng ngập mặn nguyên thủy, phân bố rải rác. Do đó, tùy theo vùng nước mà chất lượng nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục được so sánh với các mục đích sử dụng khác nhau theo QCVN 10:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.

Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục, khu vực thành phố Hạ Long được trích lục từ Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 và Quy hoạch Bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long (năm 2014) như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn ô nhiễm nước vịnh cửa lục với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)