Quan điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn ô nhiễm nước vịnh cửa lục với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU

2.4. Quan điểm nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm lãnh thổ

Đảm bảo tính đồng bộ, tiên tiến, hiện đại, trên phạm vi toàn lãnh thổ và có đội ngũ cán bộ đủ năng lực để vận hành. Cùng một yếu tố quan trắc, tại mỗi thời điểm và vị trí xác định, việc quan trắc chỉ do một đơn vị sự nghiệp thực hiện theo một quy trình

80 60

NM2-suối Lại NM21-hồ Cao Xanh NM24-cầu K67

Mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường là một hệ thống mở, liên tục được bổ sung, nâng cấp và hoàn thiện, kết nối và chia sẻ thông tin bảo đảm thông suốt từ trung ương đến địa phương với sự quản lý thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.4.2. Quan điểm tổng hợp

Hoạt động quan trắc tài nguyên và môi trường để thu thập và cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội của đất nước được bảo đảm chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, đồng thời có cơ chế phù hợp để huy động thêm các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Quy hoạch phải có tính kế thừa, tận dụng và phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ quan trắc viên hiện có; sửa chữa, nâng cấp hoặc đầu tư xây dựng mới các trạm, điểm quan trắc phải tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu bảo vệ tài nguyên môi trường, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản phục vụ phát triển bền vững đất nước trong từng giai đoạn.

2.4.3. Quan điểm phát triển bền vững

Từng bước hiện đại hóa công nghệ, máy móc và thiết bị quan trắc trên cơ sở áp dụng rộng rãi các công nghệ nghiên cứu tạo ra ở trong nước và tiếp thu, làm chủ các công nghệ tiên tiến của nước ngoài.

2.4.4. Quan điểm quản lý lưu vực

Xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường bảo đảm thống nhất trên phạm vi cả nước, đồng bộ, tiên tiến và từng bước hiện đại, đáp ứng nhu cầu thu nhập và cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản về môi trường, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, phục vụ có hiệu quả cho công tác xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường, dự báo, cảnh báo, phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, phát triển mạnh và bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.

2.4.5. Quan điểm bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế

hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai.

Tuy nhiên, hiệu quả quản lý của một khu bảo tồn phụ thuộc phần lớn vào mức độ ủng hộ hay thù địch của người dân địa phương sống quanh khu bảo tồn. Do vậy tìm kiếm các nguồn thu nhập khác thay thế cho các thu nhập từ tài nguyên thiên nhiên trực tiếp của khu bảo tồn đã bị ngăn cấm khai thác nhằm đảm bảo và nâng cao sinh kế cho cộng đồng sống xung quanh có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc xây dựng các chiến lược dài hạn cũng như các kế hoạch hành động ngắn hạn cho quản lý khu bảo tồn hiệu quả.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn trong phòng giúp làm rõ hơn cơ sở lý luận và các hướng nghiên cứu cũng như các công trình nghiên cứu đã thực hiện ở khu vực nghiên cứu. Từ đó, học viên sẽ hình thành được chuỗi số liệu theo thời gian và không gian.

Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn trong phòng giúp làm rõ hơn cơ sở lý luận và các hướng nghiên cứu cũng như các công trình nghiên cứu đã thực hiện ở khu vực nghiên cứu. Việc phân tích và tổng hợp, tổng luận các tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đó mang lại một số lợi ích cơ bản: giúp tránh sự trùng lặp trong nghiên cứu; thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đó; biết được các thiếu xót của các nghiên cứu trước đó và định hướng được các nghiên cứu ở mức độ phát triển cao hơn.

Hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường tại Sở, Ban, Ngành địa phương là một phần dữ liệu vô cùng quan trọng cần được kế thừa và bổ sung trong quá trình thực hiện dự án. Từ đó hình thành chuỗi số liệu theo không gian, thời gian phục vụ tích cực cho việc giám sát, quản lý môi trường.

2.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa sẽ xác định được sơ bộ các nguồn xả nước thải công nghiệp tại khu vực nghiên cứu; giúp thu thập, bổ sung số liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi

thực hiện ở giai đoạn nghiên cứu trong phòng.

Các đợt khảo sát sẽ được tiến hành theo lộ trình vạch sẵn, lấy thông tin và lấy mẫu tại các cơ sở, doanh nghiệp có hoạt động xả nước thải công nghiệp tại khu vực nghiên cứu. Đây là cơ sở quan trọng để tạo thông tin ban đầu nhằm đảm bảo tính logic về khoa học và áp dụng được ngay trong điều kiện thực tiễn của địa phương.

Giúp thu thập, bổ sung số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, đặc điểm nguồn thải công nghiệp... làm cơ sở chỉnh sửa, điều chỉnh những sai sót và thiếu sót của các tài liệu được thực hiện ở giai đoạn trong phòng.

Các đợt khảo sát sẽ được tiến hành theo lộ trình vạch sẵn cắt qua các dạng địa hình chính và các khu vực sản xuất đặc trưng (khu khai thác than, khu nuôi trồng thủy sản phía nam, khu vực biển ven bờ,...); các khu dân cư chính, nguồn gây ô nhiễm chính cho nước vịnh Hạ Long. Trên các tuyến này, nhóm tác giả sẽ tiến hành khảo sát tổng hợp từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các vấn đề môi trường đặc thù, ảnh hưởng từ các nguồn thải tới môi trường xung quanh...

Đối với luận văn này, công tác khảo sát sẽ được thực hiện theo nhóm phường hành chính tại địa bàn nghiên cứu theo thứ tự từ gần đến xa.

2.5.3. Phương pháp quan trắc môi trường

Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường (Luật BVMT 2014). Phương pháp quan trắc môi trường được sử dụng trong dự án với mục đích mô tả hiện trạng môi trường, xác định diễn biến, xu hướng biến đổi nguồn gây ô nhiễm nước vịnh cũng như chất lượng môi trường nước mặt và nước vịnh tại khu vực chịu ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm. Đây là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng để thành lập hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn thải phục vụ công tác quản lý môi trường.

Các phương pháp quan trắc môi trường được sử dụng bao gồm: đo nhanh tại hiện trường. Trên cơ sở các nguồn gây ô nhiễm nước vịnh Hạ Long, các thông số môi trường được tập hợp từ bộ tiêu chuẩn Việt Nam sao cho phù hợp với tính chất phát thải của từng loại hình. Công tác quan trắc sẽ được triển khai theo đúng các quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam mới nhất về quan trắc môi trường.

2.5.4. Phương pháp điều tra xã hội học

Công tác này giúp ta có cái nhìn tổng quan về khu vực nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu cũng như các nội dung cần điều tra.

Việc khảo sát một nhóm đối tượng liên quan tại khu vực nghiên cứu sẽ phát hiện ra quy luật và những đặc điểm định tính, định lượng của đối tượng nghiên cứu. Đối với phương pháp điều tra này cần xác định:

- Số mẫu thu thập cần thiết; - Chọn lựa phương pháp điều tra; - Thiết kế biểu mẫu điều tra; - Xử lý số liệu;

Cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ các nguồn sau: - Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Ninh.

- Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh. - Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hạ Long. - Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh

- Các doanh nghiệp có hoạt động xả nước thải công nghiệp cố định (gọi là nguồn thải) trên địa bàn các phường Việt Hưng, Giếng Đáy, Bãi Cháy, Yết Kiêu, Cao Xanh, Hà Khánh của thành phố Hạ Long.

Những thông tin thu thập được thông qua hệ thống phiếu điều tra sẽ được xử lý bằng các phần mềm Microsoft Excel để chiết xuất thông tin phục vụ quá trình đánh giá.

2.5.5. Phương pháp bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS)

Việc ứng dụng các phần mềm bản đồ cùng các phép phân tích không gian trong môi trường GIS và thể hiện trên các bản đồ kết quả rất hữu ích trong việc trợ giúp công tác ra quyết định. Để phân tích định lượng và xác định sự biến đổi không gian của các yếu tố địa lý phục vụ cho nội dung của dự án cũng như xây dựng các bản đồ và tổng hợp, nhóm tác giả thực hiện dự án đã sử dụng các phần mềm GIS và phần mềm thành lập, biên tập bản đồ chuyên dụng và hiện đại như: ArcGIS 9.3 trở lên, ArcGIS Server, ArcGIS Engine...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn ô nhiễm nước vịnh cửa lục với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)