Phương pháp công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn ô nhiễm nước vịnh cửa lục với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU

2.6. Phương pháp công nghệ thông tin

2.6.1. Các phương pháp sử dụng để thiết lập mạng lưới theo dõi, đo đạc, thu thập số liệu

Hiện nay, công nghệ truyền tin giữa trạm đo và trung tâm điều khiển rất đa dạng, theo môi trường truyền dẫn có thể phân làm hai dạng chính: truyền tin hữu tuyến (có dây dẫn) và truyền tin vô tuyến (không dây). Hiện tại các trạm quan trắc Môi trường tự động đều sẵn sàng đáp ứng cả hai phương án này.

Các công nghệ truyền tin hữu tuyến đã phát triển khá lâu bằng việc sử dụng các Modem DialUp, ADSL, hay theo chuẩn các mạng LAN, WAN.

Trong vài năm gần đây, ở nước ta mạng điện thoại di dộng GSM (vô tuyến) đã phát triển mạnh mẽ, phủ sóng rộng khắp. Các dịch vụ gia tăng của mạng này đã và đang được mở rộng, đặc biệt là dịch vụ Internet, truyền dữ liệu và tin nhắn. Công nghệ truyền tin qua vệ tinh cũng ngày càng được hoàn thiện.

2.6.2. Các phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu và hiện trạng dữ liệu khu vực nghiên cứu cứu

Điều tra, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) cho các nguồn nước thải công nghiệp cố định tại khu vực vịnh Cửa Lục trên địa bàn thành phố Hạ Long dựa trên các thông tin về hiện trạng xả nước thải, hiện trạng công tác quản lý môi trường trong giám sát nguồn thải tại địa phương.

Xây dựng CSDL không gian, đề xuất giải pháp giám sát nguồn thải bằng công cụ GIS.

Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu bao gồm: hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ và hiện trạng chất lượng nước mặt lục địa.

Hiện trạng chất lượng nước được thể hiện qua kết quả quan trắc chất lượng nước tại khu vực dự án; so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng và mục đích sử dụng nguồn nước để có nhận định ban đầu về chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu.

Đề tài sử dụng số liệu tham khảo từ Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 và Quy hoạch Bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long, trong đó:

- Quy hoạch Bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND thành phố Hạ Long phối hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2014. Tại khu vực nghiên cứu, có 03

điểm quan trắc nước biển ven bờ và 04 điểm quan trắc nước mặt. Cụ thể: + Mạng điểm quan trắc nước biểm ven bờ: 03 vị trí

Nước biển ven bờ tại cầu Cái Lân (khu vực giao thông thủy, vận tải biển)

Nước biển ven bờ tại cầu Bang phía Hạ Long (khu vực giao thông thủy, vận tải biển)

Nước biển ven bờ tại chân cầu Bãi Cháy, phường Yết Kiêu (khu vực giao thông thủy, vận tải biển)

+ Mạng điểm quan trắc nước mặt: 04 vị trí Suối Lại

Hồ Cao Xanh Suối qua cầu K67

Sông Diễn Vọng tại Cầu Bang

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 do Trung tâm Quan trắc Tài nguyen và Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh thực hiện trong quý I và quý II năm 2015; trong đó vó 02 điểm quan trắc nước biển ven bờ tại cầu Bãi Cháy (NB12) và cầu Bang (NB9) thuộc khu vực nghiên cứu.

2.6.3. Các phương pháp cập nhật, theo dõi chất lượng nước và nguồn gây ô nhiễm

Cho phép người dùng theo dõi và phân tích được các thông tin cơ bản về công tác bảo vệ môi trường của chủ nguồn thải cũng như việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất theo Luật bảo vệ môi trường bao gồm: lập báo cáo đánh giá tác động môi trường/ cam kết BVMT, xử lý môi trường, đăng ký cấp phép xả nước thải, ... Ngoài ra, các thông tin thuộc tính của nguồn thải cũng cho ta cái nhìn tổng quan nhất về và lưu lượng thải, tình trạng xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải của từng nhà máy. Đặc biệt, việc ứng dụng GIS trong quản lý và giám sát nguồn ô nhiễm nước thải công nghiệp đã xây dựng được CSDL không gian cho lưu trữ và quản lý nguồn thải một cách hiệu quả, trực quan.

2.6.4. Các công cụ và kỹ thuật đã sử dụng.

Việc xây dựng và hiển thị nguồn ô nhiễm bằng bản đồ không những định vị được đối tượng nghiên cứu mà còn giúp hiển thị các đối tượng này một cách trực quan theo sự phân bố không gian kèm theo các thông tin thuộc tính; giúp người sử dụng nhận biết được quy luật phân bố và mối quan hệ không gian giữa các đối tượng mà nếu sử dụng các phương pháp truyền thống thì rất khó nhận biết.

Trong luận văn này, học viên sử dụng bản đồ nền là bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh tỷ lệ 1/50.000 cho phần mềm ArcGIS phiên bản 10.1, với hệ tọa độ/hệ quy chiếu VN 2000 (kinh tuyến trục 107o45’, múi chiếu 3o).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn ô nhiễm nước vịnh cửa lục với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)