Đặc điểm, đặc trưng kinh tế xã hội, môi trường, chất lượng nước vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn ô nhiễm nước vịnh cửa lục với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 28 - 36)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU

2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu và hiện trạng dữ liệu

2.2.1. Đặc điểm, đặc trưng kinh tế xã hội, môi trường, chất lượng nước vùng

xung quanh (nguồn: Sở TNMT Quảng Ninh)

2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu và hiện trạng dữ liệu

2.2.1. Đặc điểm, đặc trưng kinh tế xã hội, môi trường, chất lượng nước vùng Vịnh cửa lục cửa lục

2.2.1.1 . Đặc điểm địa hình/ địa mạo

Địa hình lưu vực vịnh Cửa Lục có dạng hình phễu, hướng tâm về phía đáy vịnh. Tính phân tầng độ cao theo hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam: độ cao 800 - 1000m, 400 - 600m, 300 - 200m và độ cao dưới 200m. Một số dạng sườn chính gồm sườn đổ lở, sườn bóc mòn, sườn bóc mòn - xâm thực và xâm thực - bóc mòn ...Có nhiều kiểu địa hình rất đa dạng như núi thấp, đồi bóc mòn, karst, thung lũng giữa núi, đồng bằng phù sa ven vũng vịnh, bãi triều và lạch triều (Trần Đức Thạnh 1996, Đặng Văn Bát 1996, Nguyễn Cao Huần và nnk 2004).

Hình 4: Sơ đồ độ dốc lưu vực vịnh Cửa Lục ( nguồn: internet) 2.2.1.2 Đặc điểm cảnh quan sinh thái

Trên lưu vực vịnh có các kiểu cảnh quan sau:

+ Cảnh quan núi thấp: xuất hiện chủ yếu ở phía Bắc, trên độ cao 300-1.000 m, bao gồm toàn bộ rừng đầu nguôn các sông suối quan trọng, cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực thành phố Hạ Long và Cẩm Phả. Địa hình phân hóa rất mạnh tạo thành các bậc thềm và khe núi, thung lũng đan xen. Các sườn dốc có độ nghiêng lớn từ 15o – 25o, có nơi gần như dốc đứng.

+ Cảnh quan đồi: là phần chuyển tiếp giữa cảnh quan núi thấp và cảnh quan đồng bằng. Địa hình thoải, độ dốc trung bình nhỏ hơn 15o, độ cao dưới 300m, phổ biến dưới 150m.

+ Cảnh quan đồng bằng: xuất hiện chủ yếu xung quanh vịnh và dọc theo Quốc lộ 18B (tỉnh lộ 326), đặc trưng bởi quá trình bồi tụ vật liệu được mang xuống từ các kiểu dạng cảnh quan núi thấp và đồi.

+ Cảnh quan ngập nước (bãi triều, rừng ngập mặn, lạch triều, …): chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình tương tác, tác động tổng hợp và lâu dài của sông với biển cùng những biến động do xói mòn, rửa trôi trên lưu vực.

2.2.1.3. Đặc điểm khí tượng

Khu vực nghiên cứu thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa mưa kéo dài, mùa khô ngắn. Đặc điểm khí tượng tại khu vực nghiên cứu được trích từ số liệu khí tượng trạm Bãi Cháy các năm 2011 đến 2014 như sau:

a. Chế độ nhiệt

Bảng 2: Nhiệt độ các tháng trong năm tại trạm Bãi Cháy (oC) ( nguồn: Sở TNMT Quảng Ninh) Thời gian 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2011 12,8 16,4 16,4 22,5 26 28,9 28,9 28,1 27,2 24,1 23,3 17,0 2012 14,4 15,5 19,2 24,8 28,4 29,1 28,6 28,3 27,1 25,6 22,7 18,8 2013 15,6 19,1 22,5 23,8 27,6 28,3 27,8 28,2 26,6 25,1 22,1 15,4 2014 16,6 16,3 19,4 24,6 28,1 29,3 28,8 28,0 28,2 26,2 22,6 16,4 → Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (từ năm 2011 đến năm 2014) có xu hướng tăng; cao nhất là vào tháng 6 năm 2014 (29,30C), thấp nhất vào tháng 1 năm 2011 (12,80C).

b.Độ ẩm không khí

Bảng 3: Độ ẩm các tháng trong năm tại trạm Bãi Cháy (%)

(nguồn: Sở TNMT Quảng Ninh)

Thời gian 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2011 75 87 86 86 84 86 85 86 82 81 80 71 2012 89 89 89 85 83 83 85 86 80 80 84 81 2013 82 89 86 87 86 83 88 87 85 73 76 72 2014 76 83 92 88 82 84 85 88 85 77 79 70

→ Độ ẩm trung bình các tháng trong năm tại khu vực nghiên cứu tương đối cao. Độ ẩm cao nhất tập trung vào các tháng 2 đến tháng 8.

thiên nhiên thường hay gặp ở vùng bờ biển Quảng Ninh – khu vực có đường bờ biển dài 250km với tốc độ gió mạnh nhất có thể lên tới 40 - 50m/s (cấp 13 - 16).

Trung bình mỗi năm có từ 1-2 cơn bão đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ và tác động trực tiếp đến vùng bờ biển Quảng Ninh. Bão thường xuất hiện từ tháng 7 - 9, trong đó hoạt động mạnh nhất là tháng 8. Bão kèm theo mưa lớn trên diện rộng, sóng to và nước dâng gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và tính mạng của người dân.

Đặc biệt, năm 2015, mưa lớn kéo dài từ 25/7 đến đầu tháng 8/2015 với cường độ mưa trên 1.000mm đã gây tình trạng ngập úng cục bộ và sạt lở kéo dài. Đây được đánh giá là trận lụt lịch sử trong 50 năm qua tại Quảng Ninh, kéo theo những thiệt hại lớn về người và tài sản, đặc biệt đã gây những tác động không nhỏ đến môi trường.

Hình 5: Sạt lở do mưa lớn tại Bãi Cháy năm 2015 ( nguồn internet) 2.2.1.4 Đặc điểm địa chất thủy văn

a. Đặc điểm địa chất

Nền địa chất cấu tạo nên lưu vực vịnh Cửa Lục bao gồm các thành tạo có tuổi từ Ordovic đến Đệ tứ, trong đó chủ yếu là các đá trầm tích và trầm tích phun trào (Địa chất Việt Nam 1971; Đặng Văn Bát 1996; Trần Đức Thạnh 1998). Tỷ trọng trầm tích hạt thô như cát kết, cuội kết lớn, mức độ phong hoá hạn chế; các trầm tích ở xung quanh vịnh Cửa Lục chủ yếu có tuổi từ Mesozoi, chứa nhiều vật liệu bột, sét hơn. Có hai hệ đứt gẫy

sâu đi qua khu vực nghiên cứu gồm hệ đứt gẫy Trung Lương (đứt gẫy đường 18) và hệ đứt gẫy Đông Triều chạy qua khu Yên Lập, Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả; đóng vai trò khống chế cơ chế phá huỷ khu vực vịnh Cửa Lục (Nguyễn Hữu Cử và nnk, 1998).

b.Đặc điểm thủy văn/ hải văn */ Thủy văn sông ngòi

Trên lưu vực vịnh có nhiều sông suối, trong đó có 03 lưu vực sông chính là: sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới. Đặc điểm chung của các sông này là ngắn, nhỏ, dốc, khả năng giữ nước kém. Các thung lũng sông thường sâu và hẹp, cửa sông ngắn, bị nhiễm mặn tùy theo chế độ thủy triều trong vịnh. Trong đó, sông Trới và sông Man được quy hoạch sử dụng cho mục đích cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp. Sông Diễn Vọng được định hướng sử dụng cho mục đích cấp nước công nghiệp.

Đặc trưng của thủy văn sông là tốc độ dòng chảy và lưu lượng biến đổi theo mùa, phụ thuộc vào sự biến động của các yếu tố khí hậu và thời tiết, trong đó chủ yếu là lượng nước mưa trên lưu vực sông. Vào mùa mưa, nước mưa từ thượng lưu dồn vào các sông và đổ vào vịnh Cửa Lục, thoát ra vịnh Hạ Long. Lưu lượng và tốc độ dòng chảy tăng lên hàng chục lần làn khối nước trong cả hai vịnh nhạt đi. Vào mùa khô, nguồn nước sông chủ yếu do nước ngầm và nước bề mặt cung cấp nên lưu lượng nước nhỏ, chế độ nước trong vịnh chủ yếu phụ thuộc vào thủy triều.

Bảng 4: Đặc trưng hình thái một số sông trên lưu vực vịnh Cửa Lục (nguồn: Sở TNMT Quảng Ninh) Quảng Ninh)

Sông Diện tích lưu vực (km2) Chiều dài sông (km) Độ dốc (%) Hệ số uốn khúc Độ cao thượng nguồn (m) Diễn Vọng 284,63 32,0 17,8 1,75 500 Man 19,23 22,5 21,7 1,45 700 Trới 204,70 31,0 14,8 1,60 450

Ngoài ra, trên lưu vực vịnh còn có một số suối nhỏ như: suối Lại, suối Bình Minh, suối Bắc Bàng Danh, …Các suối này có đặc điểm chung là ngắn, nhỏ, dốc hiện là nguồn tiếp nhận nước thải của một số mỏ than ở phía Đông Bắc lưu vực (mỏ Bắc Bàng Danh, mỏ Đông Bình Minh, mỏ Giáp Khẩu).

lưu vực, đồng thời cũng góp phần đáng kể ngăn chặn vật chất bị rửa trôi vào vịnh như:

+ Hồ Cao Vân có dung tích trên 10 triệu m3, nguồn cung cấp nước chính cho thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả;

+ Hồ Cài (hồ Đồng Ho) cấp nước cho khu du lịch Bãi Cháy – Tuần Châu; + Hồ Lưỡng Kỳ có dung tích 7,5 triệu m3, tưới cho 1000 – 1200 ha.

Một số hồ đập thuỷ lợi như: hồ Khe Chính, hồ Đồng Khuôn, hồ Chân Đèo, hồ Đá Bàn, đập dâng Đá Trắng, đập Khe Dùng (Sơn Dương), đập dâng Vũ Oai, hồ An Biên, hồ Rộc Cả, ... và một số hồ nước vốn là những điểm khai thác than lộ thiên trước đây [18].

*/ Hải văn

Thuỷ triều trong vịnh Cửa Lục có chế độ nhật triều điển hình (một lần nước lớn và một lần nước ròng). Một tháng có 02 kỳ triều cường và 02 kỳ triều kiệt với độ cao mực nước trung bình đạt 3,9 m và tương ứng 1,9 m. Biên độ triều cực đại lên tới 4,7 m, mực nước trung bình đạt 2,06 m. Triều mạnh trong năm rơi vào tháng 1, 6, 7, 12; triều yếu vào các tháng 3, 4, 8, 9. Thời gian triều dâng kỳ triều cường chỉ bằng 77% thời gian triều rút và vào kỳ triều kém chỉ bằng 30 – 50%; có ngày chỉ xuất hiện dòng chảy một chiều trên luồng Cái Lân, hướng từ vịnh Cửa Lục ra vịnh Hạ Long (JICA 1999). Điều này có ảnh hưởng lớn đến sự bồi lắng và sự tồn tại của vịnh Cửa Lục.

Bảng 5: Một số đặc trưng cơ bản về tốc độ dòng chảy tại vịnh Cửa Lục (nguồn: Sở TNMT Quảng Ninh) TNMT Quảng Ninh)

TT Vận tốc dòng chảy (cm) Tầng 2 m Tầng 6 m Tầng 10 m

1 Trung bình 26,3 31,5 45,2 2 Cực đại quan trắc được 93,5 88,0 126,0 3 Cực đại theo tính toán 124,2 139,3 260,9

Dòng chảy ven bờ chủ yếu là tổng hợp của dòng chảy sông và dòng chảy triều, dòng chảy gió ít thịnh hành hơn, giá trị dòng chảy giảm từ mặt đến đáy (Bảng 2-4). Hướng dòng triều chủ yếu theo hướng các lạch triều; tốc độ dòng triều phụ thuộc từng pha triều, chu kỳ triều và lưu lượng nước sông chảy vào vịnh. Nhìn chung tốc độ dòng triều trong pha triều xuống thường cao hơn trong pha triều lên từ 1,5 – 2 lần; vào kỳ triều cường lớn gấp 2,5 – 3 lần kỳ triều kiệt. Theo độ sâu, tốc độ dòng chảy tăng đến gần 02 lần

từ tầng mặt đến tầng đáy tại Cửa Lục (Trung tâm dự báo KTTV Quảng Ninh).

Nhìn chung vịnh Cửa Lục nằm trong vùng biển kín được các đảo che chắn nên hoạt động của sóng ven bờ tương đối yếu, ít có ảnh hưởng làm xói lở bờ vịnh hoặc dịch chuyển vật liệu hạt thô; tuy nhiên do mực nước trong vịnh biến thiên theo chu kỳ nên sóng có tác động nhất định đến bề mặt các bãi triều, nhất là vào các pha triều lên và thời kỳ mưa bão.

2.2.1.5 Đặc điểm kinh tế xã hội

Trong giai đoạn 2010-2015, kinh tế xã hội thành phố Hạ Long đã có sự tăng trưởng nhanh, mạnh theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nâu sang xanh, ưu tiên phát triển dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp; giảm dần khai thác khoáng sản đặc biệt là khai thác than lộ thiên. Cụ thể:

Kinh tế của thành phố phát triển ổn định và tăng trưởng ở mức cao. GRDP bình quân ước đạt 19,4%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng ước đạt 16,4%/năm; giá trị tăng thêm ngành dịch vụ ước đạt 22,1%/năm; giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 7,9%/năm.

- Thu ngân sách theo phân cấp đạt 2.757 tỷ đồng, tăng 1,91 lần so với năm 2010. - Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn 5 năm ước đạt 50.000 tỷ đồng, tăng bình quân 9,7%/năm.

- Tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt từ 70-80%; có 76% trường đạt chuẩn quốc gia. - Trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho 28.500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 80%.

- Tỷ lệ hộ nghèo còn 0,23%.

- Đảng bộ có 76% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh; đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 84%; đã kết nạp 2.056 đảng viên.

- Năm 2013 thành phố đạt đô thị loại I; di dời và tái định cư thành công làng chài trên Vịnh Hạ Long; chuyển chợ đêm Bãi Cháy, chợ cá Cột 5 và giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện đông người; tổ chức thành công Diễn tập khu vực phòng thủ, đảm bảo an ninh quốc phòng, triển khai Nghị quyết T.Ư 4 (khoá XI), Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị; triển khai Đề án 25 bước đầu có kết quả [3].

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hạ Long sẽ phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân (GRDP) giai đoạn 2013–2030 đạt 14,5%/năm, trong đó: giai đoạn 2016-2020 đạt 15,5%; giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 6,9%/năm.

Về cơ cấu kinh tế:

+ Năm 2020, dịch vụ chiếm 58,3%; công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 41,3%; nông nghiệp chiếm khoảng 0,4%;

+ Năm 2030, nông nghiệp chiếm 0,3%; công nghiệp – xây dựng chiếm 36,7%; dịch vụ chiếm 63%;

+ Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2020 tăng bình quân 14%/năm.

Như vậy, định hướng tương lai, thành phố Hạ Long sẽ tập trung phát triển mạnh ngành dịch vụ thương mại, khuyến khích các hoạt động công nghiệp tận dụng tối đa hạ tầng cảng biển của thành phố. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch (công nghiệp phi khai khoáng, chế biến, chế tạo), công nghệ cao, giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp khai khoáng, đưa ngành chế biến chế tạo trở thành động lực cho sự tăng trưởng. Riêng đối với công nghiệp khai khoảng, mục tiêu hướng đến giảm hoạt động khai thác than và chuyển đổi theo hướng phát triển các hoạt động xanh, khai thác than sẽ chuyển dần từ khai thác lộ thiên sang khai thác hầm lò với công nghệ hiện đại và tiến đến năm 2020 sẽ ngừng khai thác lộ thiên theo Quy hoạch phát triển ngành than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b.Về bảo vệ môi trường

Phấn đấu đến năm 2020: tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 27%; cải tạo và hoàn nguyên môi trường đạt 100% các mỏ than đã ngừng khai thác; Thu gom và xử lý 70% lượng nước thải từ các đô thị và 100% nước thải công nghiệp, 100% nước thải y tế; Thu gom và xử lý 90% chất thải rắn từ các khu vực đô thị, 92% chất thải rắn công nghiệp, 72% chất thải rắn nguy hại, 100% chất thải rắn y tế, 100% chất thải rắn xây dựng; Đảm bảo chất lượng nước sạch đạt Quy chuẩn Việt Nam, 100 các hộ gia đình được cung cấp nước sạch.

Như vậy, trong tương lai, Hạ Long với định hướng ưu tiên phát triển dịch vụ, giảm tỷ trọng trong ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng sẽ góp phần giảm số lượng nguồn thải và tải lượng chất ô nhiễm do hoạt động khai thác than ở thượng nguồn lưu vực vịnh Cửa Lục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn ô nhiễm nước vịnh cửa lục với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)