Chiến lược giá

Một phần của tài liệu Hệ đào tạo từ xa môn Marketing căn bản (Ts. Nguyễn Thượng Thái)- 5 pps (Trang 37 - 39)

Giá là công cụ để đạt được các mục tiêu Marketing. Thông thường chiến lược giá hàng hoá xuất khẩu nhắm vào các mục tiêu như “Thâm nhập thị trường”; “Mở rộng thị phần”; “Tối đa

hoá lợi nhuận”.

Các căn cứđể xây dựng chiến lược giá là:

- Mục tiêu và chính sách giá của công tỵ

Chiến lược giá cần phải thống nhất với chiến lược thâm nhập thị trường của công ty nói riêng và các chiến lược Marketing khác nói chung của công tỵ Căn cứ vào các mục tiêu và chính sách, Công ty có thể sử dụng các chiến lược sau đây: “Thâm nhập thị trường”; “ Mở rộng thị

phần”; “Tối đa hoá lợi nhuận”.

- Chi phí

Chi phí cho một đơn vị sản phẩm sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào hàng hoá sản xuất ở đâụ Phương pháp tính giá bằng chi phí cộng lãi (Cost-plus) được dùng đối với sản phẩm xuất khẩu phổ biến hơn so với sản phẩm nội địạ Giá sản phẩm xuất khẩu do vậy có thể cao hơn giá trong nước do các chi phí phát sinh như vận chuyển, thuế. Tuy nhiên, nhiều khi công ty cũng xuất khẩu với giá thấp hơn giá nội địạ Giá thấp được bán trong các trường hợp sau:

Sản phẩm lỗi mốt

Cạnh tranh mạnh

Nâng cao khả năng xâm nhập thị trường nước ngoài

Nhiều khi giá bán hàng hoá ở nước ngoài của công ty cao hơn giá bán nội địa của mặt hàng cùng loạị Các công ty Nhật Bản khi bước vào thị trường thế giới thường bán với giá thấp, thậm chí lỗ để cạnh tranh. Họ lấy lợi nhuận trong nước để bù cho xuất khẩụ Khi sản phẩm của họ đứng vững trên thị trường thì họ mới bán giá cao hơn. Các công ty Trung Quốc cũng thực hiện chiến lược giá tương tự khi xuất khẩu, thậm chí bán phá giá hàng hoá mậu biên qua Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường.

Ngoài ra, khi chưa có kinh nghiệm, công ty có thể bán giá hàng xuất khẩu bằng với giá bán trong nước. Sau đó, công ty có thể điều chỉnh theo phản ứng của thị trường.

- Cầu trên thị trường.

Cầu là yếu tố để xác định mức giá mà thị trường chấp nhận được, hay là giá trần. Công ty cũng phải xác định các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến cầu cuả một sản phẩm.

- Mức độ cạnh tranh trên thị trường.

Tuỳ vào các hình thái cạnh tranh khác nhau trên thị trường mà công ty có thể đưa ra các chiến lược giá khác nhau (xem chương 7: Chiến lược định giá).

Đó là các yếu tố pháp luật như “Luật chống bán phá giá”, “Chính sách xuất nhập khẩu”, quyền can thiệp của chính quyền về giá…

CÂU HI ÔN TP VÀ THO LUN

1) Bản chất của Marketing quốc tế? Sự khác nhau giữa Marketing quốc tế và Marketing nội địả

2) Sự cần thiết của Marketing quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam? 3) Các cơ cấu công ty khác nhau để xâm nhập thị trường thế giới (*)

4) Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động Marketing quốc tế (*)

5) Nghiên cứu thị trường trong Marketing quốc tế có những nội dung gì (*)

6) Các chiến lược xuất khẩu khác nhaủ Hãy tìm các ví dụ về các công ty Việt Nam sử dụng các chiến lược xuất khẩu khác nhaụ

7) Các phương thức xâm nhập thị trường quốc tế khác nhaủ Tìm các ví dụ về các công ty sử dụng các chiến lược xâm nhập thị trường khác nhaủ (*)

8) Phương pháp lựa chọn chiến lược Marketing hỗn hợp?

9) Hãy phân tích các nguyên nhân mà Việt Nam thu hút ngày càng nhiều luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam . Phân tích xem các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thường ưa thích hình thức nào nhất? Vì saỏ

GI Ý TR LI TÓM TT MT S CÂU HI ÔN TP CƠ BN

Một phần của tài liệu Hệ đào tạo từ xa môn Marketing căn bản (Ts. Nguyễn Thượng Thái)- 5 pps (Trang 37 - 39)