Theo mức độ phát triển kinh tế, có thể chia thành các nhóm nước sau đây:

Một phần của tài liệu Hệ đào tạo từ xa môn Marketing căn bản (Ts. Nguyễn Thượng Thái)- 5 pps (Trang 29 - 31)

- Nhóm các nước kém phát triển - Nhóm các nước đang phát triển

- Nhóm các nước công nghiệp mới (NICs) - Nhóm các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi - Nhóm các nước công nghiệp phát triển

Mỗi nhóm nước này có các đặc điểm riêng. Nhà xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ đặc diểm các nhóm nước dự kiến xuất khẩu đề có căn cứ xây dựng chiến lược xuất khẩụ

11.2.3. Môi trường văn hoá - xã hội

Văn hoá là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi ứng xử, giao tiếp được một tập thể giữ gìn, được hình thành trong những điều kiện nhất định về vật chất, môi trường tự nhiên, lịch sử của cộng đồng và dưới tác động của các nền văn hoá khác.

Hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng như hành vi ứng xử trong giao tiếp đàm phán của các đối tác chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá của dân tộc họ. Nói cách khác, các yếu tố văn

hoá có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần hiểu biết môi trường văn hoá tại quốc gia mà họ đang kinh doanh để làm cho hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với môi trường văn hoá đó.

Sau đây là một số nét cần lưu ý trong giao tiếp với các nền văn hoá khác:

1. Gia đình trong một số quốc gia là một đơn vị xã hội cơ bản, quan trọng. Tuy nhiên, đối với một số nước mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình tương đối độc lập, còn với một số nước khác mối quan hệ này lại chặt chẽ. Đây là một căn cứ quan trọng cho các nhà tiếp thị thiết kế sản phẩm cũng như chương trình quảng cáo xúc tiến bán. Các nhà quảng cáo tại Việt Nam thường lấy hình ảnh niềm vui gia đình do sản phẩm mang lại để quảng cáo cho hàng hoá của họ.

2. Phong tục tập quán xã hội và hành vi có ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng như tới hành vi ứng xử trong giao tiếp đàm phán. Ví dụ người Anh và Hà Lan ưa thích viên thuốc màu trắng, người Pháp thích màu tiá, và cả ba dân tộc này đều không thích màu đỏ. Nhưng màu đỏ lại là màu phổ biến ở Mỹ, Trung Quốc. Người Nhật không nói “không” thẳng thừng như người châu Âụ Ở các nước Mỹ la tinh, khoảng cách an toàn khi giao tiếp thương thảo là rất gần. Nhưng người Mỹ, Châu Âu lại giữ khoảng cách an toàn xa hơn.

3. Giáo dục. Mức độ giáo dục của một quốc gia ảnh hưởng đến vấn đề quảng cáo, nhãn hiệụ Nếu dân chúng ít biết chữ thì quảng cáo bằng biểu tượng có tác dụng hơn bằng lờị

4. Sự khác biệt về ngôn ngữ cũng đặt ra nhiều vấn đề trong quảng cáo và dễ gây rắc rối (như đã trình bày trong chương : “Chiến lược quảng cáo”). Ngôn ngữ không lời không tương đồng cũng gây phiền toái trong giao tiếp.

Ví dụ:

- Đứng chống nạnh (chống tay vào hông) là cử chỉ thách thức tại Indônexia ,Việt Nam. - Cho tay vào túi quần, ngồi rung đùi khi nói chuyện là cử chỉ không gây ấn tượng tốt ở Pháp, Bỉ, Phần Lan, Thuỵ Điển và Việt Nam.

- Khi lắc đầu thì có nghĩa là đồng ý ở Bungari và Sri Lancạ

- Bắt cheo chân để lộ ra đế giày là điều cấm kỵ ở các nước đạo Hồị Gọi một người là giày có nghĩa là sự xỉ nhục.

- Xoa đầu trẻ con là điều xúc phạm ở Thái Lan, Singapore

- Ở các nước phương Đông thì chạm vào người khác là vi phạm riêng tư, nhưng ở các nước Nam Âu và Ả rập là thể hiện sự thân thiện, nhiệt tình.

- Việc đến đúng giờ khi được mời ăn cơm là rất quan trọng ở Đan Mạch và Trung Quốc. Nhưng điều đó lại làm cho chủ nhà ngạc nhiên ở các nước Mỹ la tinh.

- Tại Nauy, Malaixia hay Singapor việc để thức ăn thừa ở đĩa được coi là khiếm nhã. Nhưng ở Ai cập thì nếu không để lại gì trên đĩa lại được coi là khiếm nhã.

- Ở Thuỵ Điển khoả thân và dễ dãi về tình dục được xem là bình thường, nhưng nghiện rượu thì lại không được tán thành.

- Ở các nước Tây Âu nhiều người thích mua bằng tiền mặt hơn là thẻ tín dụng.

5. Quan hệ cấp trên cấp và cấp dướị Đây là yếu tố quan trọng trong đàm phán. Nếu có sự phân biệt rõ rệt giữa cấp trên và cấp dưới (ở Malaixia, Philippin) thì vai trò quyết định trong đàm phán thuộc về “xếp”. Còn ở Đan Mạch, Ixraen thì những người làm việc trực tiếp có vai trò quyết định.

6. Tính cá nhân chủ nghĩa có ảnh hưởng mạnh đến đàm phán. Tại các nước coi trọng tính cá nhân (Mỹ, Úc, Anh), thì trong các buổi đàm phán dễ căng thẳng do đối tác thẳng thắn, làm việc theo lý. Nhưng đối với các dân tộc chú trọng đến tính tập thể (Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo, Việt Nam) thì họ chú trọng đến yếu tố tình cảm hơn. Quan hệ chủ thợ thân thiện hơn.

7. Tính cách cứng rắn hay mềm mỏng. Người Nhật có tính cách mềm mỏng, không muốn làm mất lòng đối tác, giải quyết mâu thuẫn qua đàm phán, thương lượng. Người Châu Âu, ngược lại rất thẳng thắn, bộc trực nhưng không để bụng lâụ

11.2.4. Môi trường chính trị - luật pháp

Đây là môi trường chi phối lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhà xuất khẩu chịu sự chi phối, điều tiết của môi trường chính trị- luật pháp của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, và khung cảnh luật pháp đàm phán quốc tế.

Một phần của tài liệu Hệ đào tạo từ xa môn Marketing căn bản (Ts. Nguyễn Thượng Thái)- 5 pps (Trang 29 - 31)