Thành phần các chất PAHs (ng/m3) trong mẫu không khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nồng độ hydrocarbon đa vòng thơm (PAHs) trong không khí tại hà nội theo độ cao bằng phương pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị GC MS (Trang 54 - 56)

3.3. BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH NGUỒN PHÁT THẢI PAHs

Như đã đề cập ở phần tổng quan, có nhiều phương pháp đánh giá nguồn phát thải của PAHs. Trong nghiên cứu này dựa vào 2 phương pháp là tỷ lệ đồng phân của các PAHs có cùng số nhân vòng thơm trong môi trường và phân tích thống kê thành phần chính. Một số nhóm chất có mối tương quan cao đã được đưa ra bao gồm: (Flu, Phe, Ant), (Flt, Pyr), (BaA, Chr) và (BbF, BkF, BaP, DahA). Điểm cơ bản của sự phân nhóm này dựa trên sự tương đồng về số vòng thơm và phân tử khối. Các chất có phân tử khối tương đương nhau sẽ có tính chất hóa lý (như nhiệt độ bay hơi, các hằng số cân bằng pha) gần giống nhau, do đó xu hướng tích lũy và phương thức tồn tại, vận chuyển trong môi trường sẽ có nhiều điểm tương đồng. Hơn nữa, sự phân nhóm này cũng có thể được giải thích bởi nguồn phát thải của chúng. Ví dụ như (Phe, Flu) do hoạt động thiêu đốt than, (Ant, Phe, Flt, Pyr) từ đốt gỗ hay dầu (Flt, Pyr). Tỉ lệ của một số PAHs điển hình thường được dùng đánh giá một cách chi tiết các nguồn phát thải của chúng.

3.3.1. Dựa vào tỷ lệ của các PAH

Các loại hình sản xuất và đốt nhiên liệu khác nhau sẽ phát thải PAHs đặc trưng, các PAHs có số vòng thơm thấp, nhẹ là do đốt khí gas hóa lỏng, xăng và diesel. Kết quả nghiên cứu này cho thấy PAH nhẹ chiếm đa số, do đó các

Nồ ng độ ∑13 P AHs (n g/m 3 ) 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 T06 T09 T12 T15 T18 T21 T24 T27 T30 T33 T36 Flu Phe Ant Flt Pyr BaA Chr BbF BkF BaP DahA IcdP BghiP

phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu diesel là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng nồng độ PAHs trong không khí. PAHs 4 vòng thơm và nặng thường do hoạt động đốt than, xe tải hạng nặng sử dụng dầu diesel. Tỷ lệ các đồng phân của PAHs có thể cho biết nguồn gốc của PAHs, phương pháp này hiện nay đang được áp dụng rộng rãi [70].

Để xác định nguồn gây ô nhiễm, tỷ lệ các đồng phân của PAHs có thể cho biết nguồn gốc của PAHs, như kết quả tính tỷ lệ đồng phân giữa BaA (BaA+Chr) và Flt/(Flt+Pyr). Với hệ số đồng phân của Flt/(Flt+Pyr) phân biệt được nguồn từ đốt sinh khối như rác, rơm rạ nếu tỷ số >0,5, còn <0,5 là do đốt nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Tương tự như vậy, với hệ số BaA/(BaA + Chr) >3,5 là do xe cộ và đốt sinh khối, <0,2 là do đốt nhiên liệu từ dầu mỏ, giá trị nằm trong khoảng từ 0,2 đến 3,5 là do đốt than [71].

Hình 3.8. Tỷ lệ đồng phân BaA/(BaA + Chr) và Flt/(Flt + Pyr) khu vực nghiên cứu với các ngưỡng tương ứng nguồn gốc phát thải.

Kết quả ở hình 3.8 cho thấy khu chung cư Pride - Hà Đông chịu ảnh hưởng nhiều từ đốt nhiên liệu dầu mỏ, đốt than và đốt sinh khối. Tòa chung cư nằm trên trục đường có mật độ dân cư cao là đường Tố Hữu, có tuyến BRT số 1 của Hà Nội đi qua, khu vực thường xuyên trong tình trạng ùn tắc. Vị trí quan trắc nằm trong nội thành Hà Nội nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn của đốt sinh khối. Kết quả này thể hiện rằng các hoạt động đốt rơm rạ ở vùng ngoại ô và các khu vực nông nghiệp trồng lúa xung quanh Hà Nội có thể gây ảnh hưởng lớn

0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 Flt /( Flt +P yr ) BaA/(BaA + Chr) Đốt n h iên liệu d ầu mỏ Đốt sinh khối Đốt nhiên liệu dầu mỏ Đốtthan

tới ô nhiễm không khí trong khu vực nội thành. Trong nội thành hiện nay đã hạn chế sử dụng than tổ ong, tuy nhiên khi phân tích ở tầng cao do sự dịch chuyển của khối không khí đem chất ô nhiễm từ nơi khác đến, nên các nhà máy nhiệt điện sử dụng than làm nhiên liệu chính vẫn có nguy cơ làm gia tăng nồng độ PAHs tại khu vực nghiên cứu.

Mặt khác tỷ lệ BaA/BghiP > 0,6 chứng tỏ nồng độ PAHs ở khu vực Hà Đông, Hà Nội ảnh hưởng rất lớn bởi lượng phương tiện tham gia giao thông.

3.3.2. Phân tích thành phần chính (PCA)

PCA được sử dụng rộng rãi cho nghiên cứu về ô nhiễm PAHs, do có nhiều cấu tử, nhiều vị trí lấy mẫu khác nhau nên việc dùng thống kê nhiều biến để xác định được thành phần nào là ô nhiễm chính, và nhóm các chất phân tích tương ứng với vị trí lấy mẫu từ đó có được suy luận đánh giá xem nguồn gốc các chất PAHs ứng với các nhóm vị trí lấy mẫu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nồng độ hydrocarbon đa vòng thơm (PAHs) trong không khí tại hà nội theo độ cao bằng phương pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị GC MS (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)