1954 Hình 31 Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ năm
59 EU Ước tính, Brexit sẽ khiến Anh mất đi một thị trường ổn định Nếu Anh rờ
EU. Ước tính, Brexit sẽ khiến Anh mất đi một thị trường ổn định. Nếu Anh rời khỏi EU, quy mô kinh tế của EU sẽ giảm đáng kể, và thương mại giữa Anh với các
thuận thương mại mới trong giai đoạn chuyển tiếp nhưng các thỏa thuận sẽ chỉ có hiệu lực sau ngày 31/12/2020.….”
Qua thông tin trên, học sinh sẽ khai thác được việc Anh rời khỏi EU sẽ có những tác động mạnh tới thương mại thế giới như sau:
Tiến trình tự do hóa thương mại thế giới sẽ bị đẩy lùi do Anh không còn là một phần của EU và không được hưởng các quy chế thương mại tự do trong nội bộ EU cũng như giữa EU với thế giới.
Rào cản thương mại giữa Anh với các nước châu Âu khác sẽ tăng lên do Anh không còn là thành viên của EU.
Trong khi đó, thương mại giữa Anh với các nước khác trên thế giới cũng sẽ lưu chuyển chậm hơn do Anh không còn tham gia vào các hiệp định thương mại tự do mà EU đã ký kết với các nước và khu vực khác.
Việc nối lại đàm phán, ký kết hiệp định thương mại giữa Anh với EU cũng như với các nước khác sẽ mất rất nhiều thời gian. Điều này đồng nghĩa với việc thương mại thế giới sẽ tăng trưởng chậm chạp nếu Anh rời EU. Đồng bảng Anh mất giá sẽ khiến cho hàng hóa Anh rẻ hơn, xuất khẩu từ Anh sẽ cạnh tranh hơn so với các nước khác. Do vậy hàng hóa xuất khẩu của các nước khác vào Anh sẽ kém cạnh tranh hơn.
❖ Hiện tượng "Brexit" có thể đem đến những bài học gì cho ASEAN? Từ những tác động rút ra từ việc Anh rời khỏi EU thông qua khai thác thông tin hình 17 trong Atlat, học sinh sẽ dễ dàng rút ra những bài học kinh nghiệm đối với các nước ASEAN.
- Thúc đẩy, nuôi dưỡng cảm giác thuộc về cộng đồng cho công chúng.
Chúng ta cần phải có một ý thức về cộng đồng nếu chúng ta muốn cộng đồng hoạt động. Người Anh luôn luôn cảm thấy miễn cưỡng về việc mình là thành viên EU và không tham gia một số chương trình như thị thực chung và đồng tiền chung, điều này đã làm giảm ý thức về cộng đồng.
- ASEAN cần phải tìm được điểm chung giữa chủ quyền quốc gia và liên kết khu vực, thu hẹp khoảng cách giữa mong muốn và thực hiện, đồng thời phải đạt được tiến bộ thực sự thay vì chỉ xây dựng các tiến trình.
60
Bước 4: Học sinh dựa vào đề cương đã khai thác từ hình ảnh và những hiểu biết của bản thân để tiến hành làm bài và hoàn thiện bài thi.
Hình 19. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Nhật Bản giai đoạn 1955- 1973 (%)
(Nguồn: TTXVN)
Câu 7. (VDC) Dựa vào biểu đồ hình 19 Atlat lịch sử 12, em hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn từ năm 1955 - 1973? Lý giải vì sao có sự thay đổi đó?
Với dạng câu hỏi như ở trên thì GV hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để giải đề ôn thi học sinh giỏi như sau:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi và gạch chân từ khóa: nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP / từ năm 1955 – 1973 / vì sao có sự thay đổi đó.
Bước 2: Để giải quyết yêu cầu của câu hỏi thì học sinh cần phải sử dụng biểu đồ thuộc hình 19 trong Atlat lịch sử 12 và xây dựng đề cương.
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát biểu đồ hình 85 trang 18 đọc các kí hiệu trong phần chú giải và khai thác các thông tin từ biểu đồ trong Atlat lịch sử, kết hợp kiến thức đã học và những hiểu biết của bản thân để nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn từ năm 1955 – 1973.
Từ thông tin biểu đồ hình 19 “ Thời kỳ gần 20 năm từ năm 1955 đến năm 1973 là thời kỳ mà nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao. GDP của Nhật
61
lệ 7,8%.
Qua việc quan sát biểu đồ hình 19 về nội dung “Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Nhật Bản 1955 - 1973” kết hợp với nghiên cứu SKG, học sinh lý giải được vì sao có sự thay đổi đó:
- Lý giải giai đoạn 1960 - 1964, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đạt tỷ lệ cao nhất vì những nguyên nhân sau:
+ Nhật Bản đầu tư cho con người, cho giáo dục, coi con người là nguồn lực quan trọng nhất.
+ Vai trò lãnh đạo, quản lý của Nhà nước.
+ Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
+ Nhật Bản biết áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao nắng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Nhật bản chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.
+ Nhật Bản tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ của Mĩ, chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), Việt Nam (1954 - 1975) để làm giàu…
- Giai đoạn từ năm 1970 - 1973, học sinh lý giải được tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản chiếm tỷ lệ thấp nhất vì: Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới 1973, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xem kẽ những giai đoạn suy thoái ngắn.
Bước 4: Học sinh dựa vào đề cương đã khai thác từ biểu đồ và những hiểu biết của bản thân để tiến hành làm bài và hoàn thiện bài thi.