- Đối với giáo viên:
2. Kiến nghị, đề xuất
2.1. Với các cấp quản lí giáo dục
Việc “Xây dựng và hướng dẫn sử dụng Atlat lịch sử 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi và tốt nghiệp THPT” chỉ mang lại kết quả cao, bền vững khi các cấp quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm từ khâu biên
soạn Atlat lịch sử, sách giáo khoa, bộ câu hỏi thi học sinh giỏi và câu hỏi trắc nghiệm dựa vào Atlat ôn thi tốt nghiệp, tài liệu tham khảo. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới cần được thiết kế kênh hình đề thông qua đó học sinh xâu
văn, trong đó có môn Lịch sử.
Sở Giáo dục và đào tạo thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, biên soạn câu hỏi thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp thông qua Atlat, tổ chức dạy học khai thác Atlat, rút kinh nghiệm để giáo viên có thêm cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng với các đồng nghiệp và cấp trên trong quá trình ôn thi.
Bộ GD&ĐT nên tập hợp các chuyên gia, giáo viên xây dựng cuốn Atlat lịch sử 12 để giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học và ôn thi học sinh giỏi, tốt nghiệp để giảm tải kiến thức học thuộc cho học sinh.
Cần nhân rộng các sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn.
2.2. Với giáo viên
Khi chưa có cuốn Atlat lịch sử của Bộ GD&ĐT mỗi GV cần tích cực đầu tư thời gian, tâm trí để xây dựng và hướng dẫn sử dụng Atlat lịch sử 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi và tốt nghiệp THPT theo phương pháp tích cực nhằm tạo sân chơi, hứng thú cho hoạt động học tập của HS. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh làm việc, khám phá, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất.
Giáo viên không ngừng học tập, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học nói chung và khai thác kênh hình nói riêng.
70 Các đồng nghiệp trong trường hỗ trợ nhau cùng nhau thảo luận, xây dựng Các đồng nghiệp trong trường hỗ trợ nhau cùng nhau thảo luận, xây dựng các phương pháp khai thác Atlat nhóm đã xây dựng và ra đề thi theo hướng đổi mới.
2.3. Với học sinh
Học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo bài ở nhà. Từ kiến thức và kỹ năng cụ thể trong giờ học trên lớp, học sinh tự rút ra cho mình phương pháp học tập, tự tìm tòi tài liệu, để rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực, phẩm chất, kĩ năng khai thác Atlat lịch sử.
Cần làm quen nhiều với phương pháp học, các dạng bài tập theo định hướng phát triển năng lực trong học tập và ôn thi tốt nghiệp.
Biết cách sắp xếp lại các kiến thức đã học, sử dụng tài liệu và SGK áp dụng giải quyết các câu hỏi trong đề thi cho dễ hiểu bài. Biết vận dụng các kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
học các cấp và bạn bè, đồng nghiệp để chúng tôi làm tốt hơn trong công tác chuyên môn của mình.
Mặc dù chúng tôi đã cố gắng biên soạn cuốn Atlat lịch sử 12 và hướng dẫn sử dụng Atlat vào việc ôn thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp THPT nhưng cuốn Atlat này có thể còn chưa thật hoàn thiện. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để cuốn Atlat lịch sử 12 hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử, đặc biệt trong kỳ thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp THPT.
71
TÀI LIỆU THAM KHẢO